Bạn đọc Viết Văn (ở TP Thủ Đức, TP HCM) hỏi: “Tôi ăn uống rất vệ sinh nhưng thỉnh thoảng bị đi ngoài phân sống. Đây có thể là những biểu hiện bệnh gì, thưa bác sĩ?”.
TS-BS Lê Thị Tuyết Phượng, Trưởng Khoa Nội Tiêu hóa Bệnh viện Nhân Dân 115 TP HCM, trả lời: Đi ngoài phân sống là đi cầu ra những thức ăn ta không thể tiêu hóa. Cụ thể là phân sẽ nát, không thành khuôn. Trong phân có thể nhìn thấy những sợi rau hoặc những mẩu vụn của các loại thực phẩm ta ăn vào.
Đi ngoài phân sống có rất nhiều nguyên nhân, nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng, tránh những nguy cơ xấu cho sức khỏe (Ảnh minh họa từ Internet)
Đi ngoài phân sống có rất nhiều nguyên nhân, từ nguyên nhân đơn thuần như rối loạn tiêu hóa cho đến những nguyên nhân là các bệnh lý thực thể, đôi khi đó là những bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng.
Có thể chia làm 3 nguyên nhân chính, nguyên nhân thứ nhất là tình trạng rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn, nhiễm virus đường ruột, ngộ độc thức ăn. Nguyên nhân thứ hai là loạn khuẩn đường ruột, trong cơ thể chúng ta có 2 nhóm vi khuẩn có hại và có lợi. Khi mất cân bằng giữa 2 nhóm vi khuẩn này sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Cuối cùng là do rối loạn về hấp thu, rối loạn này có liên quan đến men tiêu hóa. Khi chúng ta ăn thức ăn vào, cơ thể sẽ tiết ra những chất enzyme phân giải thức ăn để cơ thể hấp thu được. Trong trường hợp thiếu những men tiêu hóa đó, cơ thể sẽ không phân giải được thức ăn hoặc chỉ phân giải được một phần. Điều này dẫn đến tình trạng thức ăn không hấp thu được rồi bị thải ra ngoài. Những bệnh nhân bị viêm tụy, suy tuyến tụy, ung thư đường tụy cũng có thể bị tình trạng đi ngoài phân sống.
Ngoài nguyên nhân ở đường tiêu hóa, những bệnh lý không liên quan đến đường tiêu hóa như nội tiết, bệnh lý về tuyến giáp, đái tháo đường cũng gây ra tình trạng đi ngoài phân sống.
Như vậy, đi ngoài phân sống có rất nhiều nguyên nhân. Có những nguyên nhân chỉ cần theo dõi và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho hợp lý. Tuy nhiên, có những nguyên nhân cần phải chẩn đoán để điều trị đúng, tránh ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe.
Vì sao đừng ăn tiêu khi đi ăn ngoài đường?
Tiêu là thứ gia vị ngon, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng nên hạn chế bỏ tiêu vào thức ăn khi ra hàng quán bên ngoài ăn uống.
Theo các chuyên gia, có lý do để cần cẩn trọng sử dụng hạt tiêu cho món ăn. Nhưng chính xác hơn đừng đụng vào các hũ đựng tiêu đặt trên bàn ăn, vì nó mất vệ sinh. Nguyên nhân, ngoài quán ăn, nhiều người chạm tay vào bình đựng tiêu, điều có nghĩa truyền rất nhiều vi khuẩn lên nó.
Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi Hãng tin ABC News, bình đựng hạt tiêu chứa đến 11.600 vi khuẩn. Nghiên cứu này được thực hiện tại hàng chục nhà hàng tại New York, Arizona và Ohio. Và phát hiện còn cho thấy bình này còn có chứa vi khuẩn E.coli.
Theo Bệnh viện Vinmec, tác hại của vi khuẩn E. Coli là nguyên nhân gây các bệnh về đường tiêu hóa như: Tiêu chảy hay còn gọi là nhiễm độc thức ăn: Người bệnh có biểu hiện sốt, tiêu chảy, nôn. Biến chứng nặng xảy ra thường là do tiêu chảy nhiều mà không được bù dịch kịp thời dẫn đến trụy mạch, rối loạn tuần hoàn, suy thận…
Nhiễm khuẩn huyết là khi vi khuẩn này xâm nhập vào đường tiêu hóa rồi tiếp tục xâm nhập vào các mạch m.áu trong cơ thể làm tổn thương các tạng lân cận như tim, thận, não khiến người nhiễm E. Coli có thể t.ử v.ong.
Nhiễm khuẩn đường tiểu do vi khuẩn E. coli, đi từ bộ phận cuối cùng của đường tiêu hóa là h.ậu m.ôn sang lỗ tiểu ngoài, đi ngược dòng vào đường niệu. Hoặc là vi khuẩn E. Coli gây nhiễm khuẩn huyết và vi khuẩn từ m.áu bệnh nhân đi khắp cơ thể, đến đường niệu và gây nhiễm khuẩn đường tiểu.
Ông Jonas Sickler, Giám đốc Tổ chức an toàn tiêu dùng của Mỹ giải thích, hầu hết các bình đựng tiêu ít được làm vệ sinh, nếu cảm thấy bẩn, nhân viên chỉ lau qua loa bằng khăn, vốn cũng chẳng sạch tuyệt đối. Ngoài ra, bên trong bình đựng tiêu cũng chẳng bao giờ được làm sạch, vì nhân viên có xu hướng hết tiêu thì châm thêm vào.