2 tuần trở lại đây, thỉnh thoảng vùng da gò má trái của tôi lại đau. Cơn đau tuy ngắn nhưng chói và buốt. Khi hết đau, vùng đó ê ẩm, khó chịu. Điều này khiến tôi lo lắng, liệu có phải tôi đau dây thần kinh số 5?
hoabinh@yahoo.com
Ảnh minh họa
Qua thư bạn kể thì không thể khẳng định được bạn có thực sự bị đau dây thần kinh số 5 (dây V) hay không. Nếu bị đau dây V, bệnh nhân sẽ thấy đau dữ dội như điện giật hay dao đ.âm, đau chói, thậm chí đau không chịu được… ở một bên mặt và chỉ một phần của da mặt (không lan sang phía bên kia).
Các cơn đau xuất hiện tự phát, hay do kích thích như khi sờ nhẹ vào một điểm nào đó trên da mặt hay cằm, khi nhai hoặc gặp gió lạnh… Cũng có khi có dạng đau không điển hình: đau ê ẩm nặng nề, thỉnh thoảng lại có cơn đau chói.
Nguyên nhân gây đau dây V khá nhiều. Đó có thể là do có khối u lành ở trong não hoặc thấy có bệnh mảng xơ rải rác; do một mạch m.áu nhỏ đè vào vùng đi vào rễ của dây thần kinh số V tại thân não. Nguyên nhân nghe thì thấy nguy hiểm, nhưng thực tế, đau dây V là một bệnh có thể điều trị được.
Vì vậy, nếu tình trạng đau không thuyên giảm, bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn cụ thể.
Tập thể dục 2,5 tiếng/tuần giúp giảm đau nửa đầu
Đó là kết luận của các nhà nghiên cứu tại Đại học Washington (Mỹ) sau khi đ.ánh giá thời lượng tập thể dục mỗi tuần của 4.500 bệnh nhân mắc chứng đau nửa đầu với các mức độ nghiêm trọng khác nhau.
Chạy bộ thường xuyên giúp giảm tần suất cơn đau nửa đầu. Ảnh: Focused
Đau nửa đầu là chứng bệnh phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 20% phụ nữ và khoảng 7% nam giới. Theo các chuyên gia, đây là dạng đau đầu nghiêm trọng và thường kéo dài. Nguyên nhân chính xác của chứng đau nửa đầu vẫn chưa được rõ, song chúng được cho là kết quả của hoạt động bất thường trong não, tạm thời ảnh hưởng đến các tín hiệu thần kinh, hóa chất và mạch m.áu trong não. Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ (NHS) đã liệt kê 3 “tác nhân” kích hoạt chứng đau nửa đầu thường thấy là trầm cảm, lo âu và các vấn đề về giấc ngủ.
Trong nghiên cứu, Tiến sĩ Mason Dyess và cộng sự ghi nhận khoảng 3/4 số người tham gia trải qua chứng đau nửa đầu “mãn tính”, nghĩa là chịu đựng từ 15 cơn đau trở lên mỗi tháng, những người còn lại bị đau “từng đợt” – không quá 14 cơn/tháng.
Những người tham gia cũng hoàn thành bảng câu hỏi về đặc điểm chứng đau nửa đầu, giấc ngủ, trầm cảm, căng thẳng, lo âu và thời lượng tập thể dục hàng tuần mức độ từ trung bình đến nặng (gồm chạy bộ, đi bộ nhanh, chơi một môn thể thao, đi xe đạp và thậm chí là làm việc nhà nhiều).
Các chuyên gia phát hiện nhóm tập thể dục với thời lượng cao nhất – hơn 2,5 tiếng/tuần – ít chịu ảnh hưởng bởi 3 tác nhân kích hoạt cơn đau nửa đầu. Cụ thể, chỉ 25% số người trong nhóm tập thể dục nhiều nhất báo cáo gia tăng triệu chứng trầm cảm, so với 47% số người trong nhóm không tập thể dục.
Tỷ lệ lo âu ở nhóm tập thể dục nhiều cũng thấp hơn nhóm không tập thể dục, tương ứng 28% và 39%. Ngoài ra, có tới 77% số người ở nhóm không tập thể dục cho biết họ gặp các vấn đề về giấc ngủ, so với 61% ở nhóm tập thể dục nhiều.
Các chuyên gia báo cáo: “Phân tích của chúng tôi cho thấy mức độ tập thể dục dưới mức khuyến nghị của WHO (2,5 tiếng/tuần) có tương quan với sự gia tăng tỷ lệ trầm cảm, lo âu và các vấn đề về giấc ngủ”. Theo Tiến sĩ Dyess, mặc dù có một số loại thuốc điều trị chứng đau nửa đầu, bao gồm t.huốc n.gủ, nhưng tập thể dục là phương pháp an toàn và rẻ nhất. Bởi tập thể dục giải phóng chất giảm đau tự nhiên gọi là endorphin, giúp mọi người ngủ ngon hơn và giảm căng thẳng.