Thận hư, thận yếu có thể khiến sức khỏe của bạn sa sút cả thể chất lẫn tinh thần. Đây là những triệu chứng rất dễ bị bỏ qua, khiến tình trạng bệnh nặng nề hơn.
Thận là cơ quan rất quan trọng của cơ thể con người, thận hư đã trở thành lực cản lớn nhất đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của con người.
Do các triệu chứng ban đầu của hầu hết các bệnh về thận đều không rõ ràng nên mọi người rất dễ bị bỏ qua. Để rút kinh nghiệm, mỗi người cần quan sát kỹ những dấu hiệu thay đổi của cơ thể để có biện pháp bồi bổ thận kịp thời.
Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng “thuốc bổ không bằng thực phẩm bổ”, ăn uống là cách tốt nhất để chăm sóc thận. Trong bữa ăn hàng ngày có một số loại thực phẩm có tác dụng bổ thận tráng dương.
Những biểu hiện chính của chứng thận hư, thận yếu
1. Đau thắt lưng
Những người bị thiếu thận hay thận hư, thận yếu có thể thường xuyên cảm thấy đau lưng, vì thực chất thận của chúng ta nằm ở phía trên vùng thắt lưng, nếu thận không tốt thì thắt lưng rất dễ bị đau nhức.
Ở một số người, đau lưng không phải do thận hư mà là do căng cơ thắt lưng do mệt mỏi, cảm giác đau lưng này rất giống với tình trạng thận hư, do đó để xác định thận yếu cần tổng hợp thêm các triệu chứng khác.
2. Mất ngủ và có nhiều mộng mị
Bệnh nhân thận yếu thường có thể bị mất ngủ, thậm chí có khi ngủ say cũng dễ bị mộng mị. Nên dùng nước ấm ngâm chân trước khi đi ngủ, khoảng 10 phút sẽ thấy người ra mồ hôi nhẹ, lúc này khí huyết lưu thông tốt hơn có lợi cho việc đi vào giấc ngủ nhanh hơn.
Đừng suy nghĩ quá nhiều về mọi thứ trước khi đi ngủ, và để não bộ thư giãn cũng là một cách.
3. Ớn lạnh chân tay
“Ớn lạnh” là chỉ cảm giác sợ lạnh, sợ gió, còn “lạnh chân tay” là chỉ triệu chứng tê buốt chân tay, thậm chí đến khuỷu tay, đầu gối.
“Chân tay lạnh” thường kèm theo các triệu chứng của thận dương hư như đau thắt lưng và đầu gối, mệt mỏi, thiếu sinh lực, lười nói, miệng nhạt nhưng không khát.
4. Cảm thấy khó thở
Thận có chức năng “hãm khí”, do thận thiếu khí nên không hấp thụ được khí sẽ gây khó thở, thở ra nhiều mà hít vào ít gây khó thở tự do, trường hợp nặng có thể xuất hiện các triệu chứng như thở khò khè tăng lên, có thể ra mồ hôi lạnh.
5. Chóng mặt và ù tai
Người bị hoa mắt, ù tai cũng có thể là do thận yếu, do thận không tốt sẽ khiến năng lượng của chúng ta không đủ, từ đó sẽ xuất hiện các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt.
Khuyến cáo bạn rằng nếu các triệu chứng như vậy xảy ra, cần phải hết sức chú ý. Thận yếu nếu để lâu không được điều trị, tinh thần của con người sẽ rất kém, có thể ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống bình thường.
6. Đi tiểu nhiều vào ban đêm
Thông thường, số lần tiểu đêm trên 2 lần, hoặc lượng nước tiểu trên 1/4 cả ngày, trường hợp nặng thì tiểu đêm 1 lần/giờ, lượng nước tiểu gần bằng hoặc vượt quá lượng nước tiểu ban ngày. Tình trạng như vậy được coi là đi tiểu nhiều vào ban đêm.
Đi tiểu bình thường vào ban ngày và đi tiểu nhiều vào ban đêm là đặc điểm của chứng bệnh này, phần lớn là do thận khí suy yếu.
Khi gặp những dấu hiệu tương tự như 6 vấn đề nêu ở trên thì bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để kiểm tra cẩn thận. Để càng lâu, triệu chứng bệnh càng trở nên trầm trọng hơn.
Huyệt quan nguyên: “Kho lưu trữ nguyên khí” gốc của cơ thể – bồi thận, bổ khí, hồi dương
Đối với nam giới, việc ấn huyệt Quan nguyên có thể giúp chữa trị một số triệu chứng của bệnh suy thận, đau thắt lưng, rụng tóc…, còn phụ nữ còn có nhiều tác dụng tốt hơn.
Huyệt Quan nguyên: Bồi thận, bổ khí, hồi dương
Trong cuốn sách Đông y nổi tiếng “Lý Kinh Vĩ” viết: “Mùa đông đã kết thúc, mọi thứ đều nên dữ trữ.” Theo xu hướng tiếp nhận và đóng cửa tự nhiên, huyệt Quan nguyên có thể là lựa chọn hàng đầu để tích trữ năng lượng dương của cơ thể chúng ta và “dự trữ” năng lượng cơ thể cho sự phát triển của cơ thể.
Huyệt Quan nguyên, huyệt Thận du, là nơi giao nhau của 3 kinh mạch gan, lá lách và thận, có công năng tích trữ tinh, khí và làm ấm thận dương.
Quan là nghĩa của sự bế tàng, lưu trữ; Nguyên đề cập đến sức sống, nguyên khí, và có một ý nghĩa cơ bản đối với sự sống của con người. Huyệt này là nơi tích tụ sinh khí của cơ thể con người, là gốc của tạng phủ và kinh mạch của cơ thể nên có tên là Quan nguyên.
Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng, mùa đông tương ứng với thận trong ngũ tạng của cơ thể con người.
Thận chiếm ưu thế trong việc dự trữ, và điều đầu tiên để giữ một sức khỏe tốt sau mùa đông là dự trữ tinh khí và khí huyết, hâm nóng sinh khí.
Theo Giáo sư Liêu Tá Cần (Liao Zuoqin), dùng huyệt Quan nguyên để dưỡng gan, dưỡng huyết, dưỡng tinh can thận còn có thể thúc đẩy sự vận động của tỳ khí, thúc đẩy quá trình hấp thụ thức ăn và chất dinh dưỡng, đồng thời “dự trữ” đầy đủ năng lượng cho cơ thể chúng ta!
Phương pháp xác định vị trí huyệt vị:
Lấy điểm ở đường giữa phía trước của bụng dưới, bắt đầu từ rốn, dùng 4 ngón tay đo một khoảng cách tương đương vị trí phía dưới rốn 3 tấc làm huyệt Quan nguyên.
Thông thường, theo cách đo của Đông y, dùng chiều ngang của 4 ngón tay sẽ tương đương với 3 thốn.
Phương pháp xoa bóp, bấm bằng tay:
Trước khi ấn huyệt Quan nguyên, phải xoa hai lòng bàn tay nóng lên, sau đó áp lòng bàn tay vào đúng vị trí của huyệt Quan nguyên (như hình), rồi thực hiện động tác xoa ấn nhẹ nhàng, mức độ từ nhẹ tăng dần cho đến khi cảm thấy nóng lên.
Có thể xoa bóp, sau khi xoa thì úp lòng bàn tay vào vùng da huyệt và xoa theo chiều kim đồng hồ, xoa bóp huyệt theo chiều kim đồng hồ, xoa bóp cho đến khi vùng da cảm thấy nhẹ nhàng, có thể thực hiện từ 10 – 20 phút mỗi lần, và vài lần một ngày.
Xông hơi/hơ điếu ngải:
Xông hơi bằng điếu ngải phù hợp nhất với những người có thể trạng thiếu dương.
Điếu ngải được đốt cháy và hơ lên vùng huyệt cách da bụng khoảng 3-5cm. Mỗi lần hơ khoảng 15-20 phút, mỗi ngày một lần, 5 ngày một tuần, nghỉ hơ 2 ngày.
Lưu ý: Cấm bấm huyệt Quan nguyên cho phụ nữ có thai.
Ấn nhẹ huyệt Quan nguyên có tác dụng bồi thận, bổ khí, giảm thiểu quá trình lão hóa.
Đối với nam giới, việc ấn huyệt Quan nguyên có thể giúp chữa trị một số triệu chứng của bệnh suy thận, đau thắt lưng, rụng tóc…
Còn với phụ nữ, thường xuyên ấn huyệt Quan nguyên có thể giúp điều trị và giảm thiểu rất nhiều bệnh về phụ khoa.