Khối u ở ổ bụng của b.é g.ái 1 ngày t.uổi là dị tật “ thai trong thai” rất nguy hiểm và hiếm gặp, có tỷ lệ mắc chỉ 1/500.000 ca sinh.
Ngày 23/2, đại diện Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 2 (TP.HCM) cho biết, các bác sĩ khoa Ung bướu của BV vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 1 ngày t.uổi có khối u ổ bụng to, nguy hiểm và cực hiếm gặp.
Bệnh nhi là b.é g.ái 1 ngày t.uổi, sinh non 36 tuần, cân nặng lúc sinh 3.400gram.
Sau sinh bụng bé trướng căng, suy hô hấp nên được một BV sản ở TP.HCM đặt nội khí quản, rồi chuyển sang BV Nhi Đồng 2. Trước đó theo bác sĩ theo dõi thai kỳ, kết quả siêu âm t.iền sản của bé phát hiện khối u vùng bụng thai nhi với nhiều thành phần chưa rõ bản chất, tăng nhanh về kích thước.
Bác sĩ Mai Tấn Liên Bang, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh cho biết qua thăm khám, CT-scan bụng ghi nhận khối choán chỗ lớn trong ổ bụng thai nhi. Bên trong có cấu trúc mô đặc, dịch, mô mỡ và nhiều cấu trúc dạng xương ống và xương dẹt.
Nhiều mạch m.áu nuôi xuất phát từ động mạch mạc treo tràng và dẫn lưu về tĩnh mạch gan.
Khối u sau khi lấy ra.
Do khối u quá to gây tình trạng suy hô hấp, nên Tiến sĩ bác sĩ Trương Đình Khải Trưởng ekip phẫu thuật ung bướu chỉ định cho bé phẫu thuật cấp cứu.
Trong lúc phẫu thuật, các bác sĩ ghi nhận khối u chiếm gần hết ổ bụng, nằm phía dưới gan, mạch m.áu nuôi xuất phát từ mạch m.áu dạ dày, u có dạng bào thai với cấu trúc túi chứa dịch nằm cạnh khối này tương tự túi ối.
Cùng với nhiều cấu trúc xương trưởng thành như xương vai và xương ống, xương cột sống không hoàn chỉnh lắm, tuy nhiên hình dạng các chi trưởng thành khá rõ.
Ca phẫu thuật thành công sau 90 phút, tình trạng hô hấp của bé được cải thiện rõ rệt. Hậu phẫu, bé được chuyển sang khu hồi sức sơ sinh an toàn và hiện đã xuất viện.
ThS. BS Nguyễn Thanh Trúc, phẫu thuật viên chính trong ca mổ chia sẻ, khối u ổ bụng của bệnh nhi có các thành phần mô trưởng thành rất rõ rệt tương tự một cơ thể thai nhi khác trong bụng bé.
Để điều trị, bệnh nhi được phẫu thuật triệt để cắt trọn khối u không để sót. Sau phẫu thuật, khối u được chẩn đoán là “thai trong thai”.
“Thai trong thai” rất hiếm, với tỉ lệ gặp là 1/500.000 ca.
Theo các bác sĩ, khối “thai trong thai” của bệnh nhi sẽ có nguy cơ hóa ác sau này nếu có sự nhằm lẫn về mô học’. Do đó cần được theo dõi sát như là một u quái.
Thai trong thai thực chất là những cặp song sinh cùng trứng nhưng vì một nguyên nhân nào đó mà trong quá trình phát triển của phôi thai xảy ra tình trạng phôi này trùm lên phôi kia khiến phôi nằm trong phôi.
Do vậy, khi sinh ra em bé đã có sẵn một bào thai nằm trong bụng. Y khoa gọi là hiện tượng song sinh phát triển không hoàn chỉnh, rất hiếm với tỉ lệ gặp là 1/500.000 ca.
Siêu âm là phương tiện đầu tay giúp xác định chẩn đoán trình trạng bệnh. Với những tiến bộ của siêu âm, chất lượng hình ảnh đã được nâng cao và giúp chẩn đoán chính xác trong thời gian sớm.
Với “thai trong thai”, phẫu thuật là lựa chọn tối ưu. Sau mổ, bệnh nhân nên tiếp tục được theo dõi bởi các bác sĩ ngoại nhi.
Ghép tế bào gốc tạo m.áu tự thân cứu b.é g.ái 32 tháng t.uổi bị u nguyên bào thần kinh
B.é g.ái 32 tháng t.uổi bị u nguyên bào thần kinh đã được các bác sĩ ghép tế bào gốc tạo m.áu tự thân. Sau ghép, bệnh nhi ổn định tốt và xuất viện sớm hơn dự kiến kế hoạch ban đầu.
Bệnh nhi ổn định tốt và xuất viện sớm hơn dự kiến kế hoạch ban đầu – Ảnh: BVCC
Ngày 28/1, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho biết vừa qua, được sự phối hợp chuyển giao kỹ thuật và giám sát chuyên môn từ Bệnh viện truyền m.áu huyết học, đơn vị ghép Bệnh Viện Nhi Đồng 2 đã thực hiện ca ghép tế bào gốc tạo m.áu tự thân đầu tiên cho bệnh nhi u nguyên bào thần kinh.
Bệnh nhân là b.é g.ái N. N. M. (32 tháng t.uổi, ngụ tỉnh Đắk Lắk) có cơ địa suy dinh dưỡng chỉ có 11kg. Bé lần đầu nhập viện với dấu hiệu đau bụng 1 tuần, siêu âm phát hiện khối u vùng hạ vị từ tháng 6/2020. Bé chẩn đoán bệnh lý u nguyên bào thần kinh nhóm nguy cơ cao, nếu không được ghép tủy thì tỉ lệ sống 1 năm của bé chỉ có 12%.
Dựa trên phác đồ điều trị hiện hành tại khoa ung bướu huyết học Bệnh Viện Nhi Đồng 2, bé đã được lên kế hoạch điều trị kết hợp phẫu thuật cắt u, hóa trị liệu, ghép tủy, hóa trị duy trì sau ghép.
Bệnh nhi được ghép tế bào gốc tạo m.áu tự thân sau quá trình chuẩn bị chu đáo
Tháng 12/2020, bệnh nhi được chuẩn bị vào giai đoạn ghép tế bào gốc tạo m.áu tự thân. Đến ngày 30/12/2020, sau quá trình chu đáo chuẩn bị, bệnh nhi được ghép tế bào gốc tạo m.áu tự thân có gây mê chủ động tại chỗ với sự hỗ trợ, giám sát chuyên môn của các bác sĩ, điều dưỡng của khoa Ghép tế bào gốc, Bệnh viện Truyền m.áu huyết học.
Sau 1 tuần, bệnh nhi đã tái khám lại tại khoa Điều trị trong ngày – Bệnh viện Nhi Đồng 2 để theo dõi sự phục hồi hoàn toàn của hệ tạo m.áu, các biến chứng muộn. Kết quả kiểm tra các dòng tế bào m.áu hồi phục thuận lợi, chức năng gan thận trong giới hạn bình thường, bé hoạt bát, ăn uống tốt, không cần truyền m.áu hay thuốc điều trị biến chứng liên quan ghép. Kế hoạch dự kiến bệnh nhi sẽ tiếp tục xạ trị sau vài tuần và điều trị thuốc duy trì sau truyền tế bào gốc 3 tháng nhằm hạn chế khả năng tái phát của khối u.
Bệnh nhi trước thời điểm được xuất viện
Theo Bệnh viện Nhi đồng 2, đây là một ca ghép tế bào gốc tạo m.áu tự thân lần đầu tiên được thực hiện ở bệnh viện, trên nền một bệnh nhi u nguyên bào thần kinh có t.uổi nhỏ, cân nặng thấp, thể trạng suy dinh dưỡng tiên lượng. Ca ghép đã thành công, bệnh nhân ổn định tốt và xuất viện sớm hơn dự kiến kế hoạch ban đầu.
Theo bác sĩ, ghép tế bào gốc m.áu tự thân là một phần trong điều trị của một số nhóm bệnh lý ung thư nhi đặc biệt các nhóm u đặc. Trong các nhóm bệnh lý u đặc tại Việt Nam, u nguyên bào thần kinh là khối u ngoài não thường gặp nhất ở t.rẻ e.m.
Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, mỗi năm có khoảng 40 trẻ được chẩn đoán và điều trị nguyên bào thần kinh. Một nghiên cứu 2014-2017 tại Bệnh viện Nhi đồng 2, ghi nhận có 110 trẻ u nguyên bào thần kinh 60% phân nhóm là nguy cơ cao, tỉ lệ sống toàn bộ chung với toàn nhóm là 43%, với nhóm nguy cơ cao là chỉ 12%.