Uống cà phê khi bụng đói có thể khiến bạn buồn ngủ hơn, tăng cân, có cảm giác bồn chồn…
Một nhóm các nhà nghiên cứu của Đại học Nevada-Reno (Mỹ) đã phát hiện ra bã cà phê có thể sử dụng làm dầu diesel sinh học. Trong tương lai gần, khói xe của bạn sẽ có mùi giống như một tách cappuccino mới pha.
Nhưng lựa chọn uống cà phê ngay khi ngủ dậy không phải là cách tốt nhất để bắt đầu ngày mới. Trên thực tế, các bác sĩ tin rằng thời điểm tốt nhất để thưởng thức đồ uống trên là từ 9h30 đến 11h30.
Dưới đây là những tác động của cà phê khi bạn uống lúc chưa ăn gì vào buổi sáng:
Khiến bạn thấy buồn ngủ
Cà phê là thức uống giúp nhiều người trong chúng ta tỉnh táo hơn. Nhưng uống ngay khi ra khỏi giường có thể gây tác dụng ngược lại. Caffeine làm tăng gấp đôi nồng độ hormone căng thẳng và dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ, gây mệt mỏi.
Nếu bạn bắt đầu ngày mới với một tách cappuccino có đường, bạn có thể cảm thấy buồn ngủ sau một thời gian ngắn. Điều này xảy ra do cơ thể chúng ta sản xuất insulin khiến lượng đường trong m.áu giảm xuống, dẫn đến thiếu năng lượng và lo lắng.
Làm mất các khoáng chất cần thiết
Uống cà phê thường xuyên vào sáng sớm có thể khiến bạn mất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết. Thói quen này có khả năng phá hoại khả năng hấp thụ sắt, magie và vitamin B, những chất quan trọng đối với hệ thần kinh. Quá nhiều caffeine cũng có thể làm mất canxi, khiến xương trở nên yếu và dễ gãy.
Gây khó chịu cho dạ dày
Cà phê kích hoạt hệ thống thần kinh của chúng ta, do đó ảnh hưởng đến ruột kết và gây tiêu chảy. Nhiều người thích thêm sữa hoặc kem vào cà phê buổi sáng. Tuy nhiên, hầu hết mọi người gặp khó khăn trong việc tiêu hóa đường lactose nên sở thích này dễ gây khó chịu cho dạ dày.
Dẫn đến tăng cân
Ảnh minh họa: NBC News
Có thể giúp bạn đốt cháy chất béo nhưng cà phê đen cũng làm đảo lộn giấc ngủ của bạn. Khi ngủ không đủ giấc, bạn có xu hướng cảm thấy đói và thèm đồ ăn ngọt hơn. Nhiều loại đồ uống từ cà phê chứa nhiều đường và calorie cũng khiến bạn tăng cân.
Trầm trọng thêm sự lo lắng
Khi bạn thức dậy vào buổi sáng, mức độ hormone căng thẳng của bạn thường ở mức cao nhất. Là một chất kích thích, caffeine khiến bạn có cảm giác bồn chồn, thậm chí gây ra các cơn lo âu cho một số người.
Làm khô da
Vì cà phê khiến bạn phải đi vệ sinh thường xuyên hơn, cơ thể bạn dễ bị mất nước. Khi đó, các chất độc sẽ khó thoát ra khỏi cơ thể qua da. Điều này sẽ làm khô da và khiến da dễ bị tổn thương với các vấn đề khác nhau, chẳng hạn như nếp nhăn sớm.
Bà bầu có được uống cà phê không?
Nếu là một người nghiện cà phê, bạn sẽ tự hỏi liệu bà bầu uống cà phê có an toàn không? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ bầu giải đáp thắc mắc trên.
Hầu hết bác sĩ khám thai sẽ khuyên bà bầu nên kiêng cà phê hoặc giảm lượng cà phê tiêu thụ hàng ngày xuống ít nhất có thể. Ảnh đồ họa: P.Công
Cà phê là một trong những thức uống chứa caffeine phổ biến được ưa chuộng. Trong khi đó, thưởng thức cà phê là một biện pháp giúp tăng cường sự tỉnh táo cho cơ thể khiến bạn tập trung và làm việc hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, caffeine lại đào thải nước và canxi ra khỏi cơ thể, dù 2 chất này vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của phụ nữ mang thai. Các nghiên cứu từng được công bố đều chỉ ra caffeine có trong cà phê có thể truyền qua nhau thai tới thai nhi.
Vì thế, hầu hết bác sĩ khám thai sẽ khuyên bà bầu nên kiêng cà phê hoặc giảm lượng cà phê tiêu thụ hàng ngày xuống ít nhất có thể.
Ảnh hưởng của cà phê đến bà bầu
Theo The Guardian, với những bà bầu gặp tình trạng cơ thể thiếu sắt thì sử dụng cà phê thường xuyên có thể khiến tình trạng này trầm trọng thêm.
Bên cạnh đó, nếu lượng caffeine nạp vào cơ thể quá lớn, bà bầu có thể dễ bị đau đầu kèm theo các triệu chứng: Khó chịu, tim đ.ập nhanh, cảm giác bồn chồn, lo lắng…
Ngoài ra, các chị em còn có thể bị mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt.
Ảnh hưởng của cà phê đến thai nhi
Trên thực tế, nếu bà bầu nạp nhiều caffeine có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Chúng có thể khiến tăng nhịp tim ở thai nhi, đồng thời cản trở tuần hoàn m.áu đến thai. Nhiều nghiên cứu nói rằng, caffeine còn làm ảnh hưởng đến sự phát triển gan của thai nhi.
Khi lượng caffeine nạp vào cơ thể quá ngưỡng an toàn có thể làm tăng nguy cơ dị tật thai, thai yếu, suy dinh dưỡng, thậm chí dẫn tới tình trạng sinh sẩy thai và sinh non.