Liên tục ói ra m.áu

Người phụ nữ lớn t.uổi bị vỡ mạch m.áu hành tá tràng, ói ra m.áu nhiều lần suốt một tháng qua, dẫn đến sốc mất m.áu, nguy cơ t.ử v.ong.

Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Tây Ninh, tiếp nhận bệnh nhân hơn hai tuần trước. Bà nhập viện trong tình trạng rất nặng: ói ra m.áu tươi nhiều lần, mỗi lần từ 50 đến 100 ml, da niêm nhợt nhạt, mạch, huyết áp vẫn còn đo được. Các bác sĩ nhận định đây là trường hợp sốc giảm thể tích do mất m.áu từ đường tiêu hóa.

Bà có t.iền căn tăng huyết áp, đái tháo đường type 2. 10 năm trước, bà từng trải qua ca mổ cầm m.áu xuất huyết dạ dày. Từ đó đến nay, bệnh thường xuyên tái phát. Gần một tháng nay, bà ói ra m.áu nhiều lần, điều trị nhiều nơi vẫn tái phát.

Kíp cấp cứu thiết lập đường truyền bù m.áu, hồi sức, nội soi tiêu hóa cho bệnh nhân. Sau khi hồi sức tạm ổn, bệnh nhân được nội soi dạ dày – tá tràng cấp cứu để xác định thương tổn.

Lần đầu nội soi thấy m.áu ra rất nhiều, bác sĩ kẹp cầm m.áu, song tiên lượng nguy cơ tái xuất huyết cao. Quan sát kỹ, bác sĩ phát hiện ở hành tá tràng có một nốt, không phải ổ loét, giống mạch m.áu lộ ra nhưng đang ổn định, đây là điểm mù trong nội soi rất khó can thiệp. Bệnh nhân tiếp tục điều trị hồi sức nội khoa.

Chiều mùng một Tết, bệnh đột ngột diễn tiến nặng, bệnh nhân tái xuất huyết nhiều, huyết áp tụt. Nốt đỏ ở hành tá tràng bệnh nhân bung ra c.hảy m.áu, ê kíp điều trị phải nội soi lần hai đ.ánh giá và can thiệp. Tuy nhiên, mạch m.áu rất lớn nằm lộ ở dưới, m.áu đang chảy rất nhiều theo nhịp mạch, khiến quá trình nội soi can thiệp trở nên khó khăn.

Tình huống lúc này rất nguy cấp, nếu không xử trí kịp thời, bệnh nhân có nguy cơ t.ử v.ong. Các bác sĩ hội chẩn khẩn, đưa ra hai phương án điều trị là phẫu thuật và can thiệp mạch, để thảo luận.

Liên tục ói ra m.áu

Mạch m.áu bị vỡ gây xuất huyết ồ ạt, khó cầm trong tá tràng bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Đối với phương án phẫu thuật, các bác sĩ đ.ánh giá sẽ nhiều rủi ro, bởi bệnh nhân lớn t.uổi, có bệnh nền phức tạp, lại từng phẫu thuật xuất huyết dạ dày trước đây. Do đó phương án này không phải là lựa chọn ưu tiên.

Phương pháp can thiệp mạch là một kỹ thuật cao, được đ.ánh giá tối ưu trên bệnh nhân này. Đây được xem là kỹ thuật tốt nhất hiện nay trong các trường hợp xuất huyết tiêu hóa, khi nội soi tiêu hóa cầm m.áu không hiệu quả. Can thiệp mạch giúp bệnh nhân tránh khỏi một cuộc phẫu thuật, là lần đầu tiên kỹ thuật này được triển khai tại Tây Ninh. Để thực hiện can thiệp mạch thành công, đòi hỏi cơ sở y tế phải có hệ thống chụp mạch m.áu số hóa xóa nền (DSA) và cũng như một ekíp can thiệp mạch nhiều kinh nghiệm.

Gia đình bệnh nhân chọn phương pháp can thiệp nội mạch cầm m.áu qua hệ thống máy DSA. Trong khi can thiệp, các bác sĩ phát hiện một mạch m.áu nuôi tá tràng bị thủng và c.hảy m.áu vào lòng ống tiêu hóa nên bơm gel tắc mạch m.áu đang chảy.

Ca can thiệp thành công. Hiện, tình trạng c.hảy m.áu tiêu hóa đã được kiểm soát, bệnh nhân qua cơn nguy kịch, có thể vận động sinh hoạt bình thường.

Theo các bác sĩ, xuất huyết tiêu hóa do loét tá tràng, trên bệnh nhân đã có phẫu thuật dạ dày trước đây và thường xuyên tái phát là tình trạng rất nguy hiểm. Trong số những người bị xuất huyết tiêu hóa, tỷ lệ t.ử v.ong lên tới 3-14%. Vì vậy cần phải chẩn đoán càng sớm càng tốt, để có biện pháp xử trí, cấp cứu kịp thời.

Sốc mất m.áu nguy kịch do xuất huyết tiêu hóa

Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quang (Hà Giang) vừa tiếp nhận nam bệnh nhân 47 t.uổi trong tình trạng sốc mất m.áu, da xanh, huyết áp tụt, nguy cơ t.ử v.ong cao.

Liên tục ói ra m.áu

Trước tình trạng nguy kịch của bệnh nhân, các bác sĩ đã hội chẩn và tiến hành nội soi tiêu hóa cấp cứu tại giường bệnh.

Kết quả phát hiện bên trong có rất nhiều m.áu đỏ lẫn m.áu cục lên đến gần 1.000ml, hành tá tràng có ổ loét lớn kích thước 1,5cm m.áu đang phun thành tia gây c.hảy m.áu ồ ạt.

Hơn nữa, bệnh nhân mắc xơ gan, khiến cho tình trạng trầm trọng hơn, không thể tự cầm. Các bác sĩ thống nhất vừa truyền bù m.áu vừa kết hợp sử dụng thủ thuật kẹp clip và tiêm cầm m.áu can thiệp cấp cứu.

Thời gian nội soi và can thiệp trong vòng 30 phút, tình trạng bệnh nhân cải thiện dần, huyết áp ổn định và được chuyển về Khoa Hồi sức tích cực.

Qua 10 ngày điều trị, bệnh nhân đã phục hồi sức khỏe và được ra viện.

Qua trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo: Người dân khi có dấu hiệu nôn, đi ngoài ra m.áu đỏ tươi cần đến bệnh viện ngay để được khám, cấp cứu và điều trị kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *