Hơn 30 năm khoác trên mình tấm áo blouse trắng, Thầy thuốc Nhân dân, PGS.TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã “chèo lái” đưa bệnh viện trở thành một trong những cơ sở đầu ngành của cả nước về sản phụ khoa.
Bác sĩ Nguyễn Duy Ánh thăm khám bệnh cho bệnh nhân.
Một tia hy vọng cũng không được buông tay
Tôi gặp PSS.TS Nguyễn Duy Ánh lần đầu tiên cách đây 18 năm, khi tôi sinh con trai đầu lòng tại BV Phụ sản Hà Nội. Vì chưa tới ngày dự kiến sinh, chưa hề có dấu hiệu chuyển dạ nhưng qua siêu âm, ối cạn, không an toàn cho đ.ứa t.rẻ, tôi được chỉ định nhập viện để theo dõi sinh sớm.
Vật vã suốt 2 ngày hai đêm trong bệnh viện với đủ loại thuốc kính thích sinh sớm tôi vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Tôi thực sự mệt mỏi và lo lắng vô cùng. Gia đình tôi quyết định sinh mổ, và lựa chọn BS Ánh trực tiếp mổ cho mình. Trước khi vào phòng phẫu thuật tôi được gặp vị bác sĩ sẽ trực tiếp mổ đẻ cho mình.
“Gia đình em yêu cầu mổ gấp, nhưng anh tin em hoàn toàn có thể sinh thường. Nếu cố được, sinh tự nhiên sẽ tốt hơn cho em”- BS Ánh động viên tôi. “Nhưng em sợ không mổ lấy thai sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con mình!”- lòng tôi lo lắng không yên. “Yên tâm, chúng tôi luôn bên em, hãy tin vào chúng tôi”.
Nhờ sự động viên, khích lệ này, cuối cùng tôi đã thành công đẻ chỉ huy bằng phương pháp Forceps. Luôn lựa chọn những điều tốt nhất cho người bệnh, luôn nỗ lực hết mình đem lại niềm hạnh phúc cho người bệnh đó là ấn tượng đầu tiên về anh, người chiến sỹ áo trắng.
Chia sẻ về hành trình trở thành cánh chim đầu đàn ngành sản khoa Việt Nam, BS Ánh cho biết: Khi còn bé, gia đình anh rất đông anh em (7 người). Trước đây, việc sinh sản cũng như chăm sóc phụ nữ không tốt như bây giờ. Mẹ anh là nông dân. Anh từng chứng kiến mẹ thực sự vất vả trong việc sinh đẻ, rồi lại nuôi con. Chứng kiến sự vất vả của mẹ, anh đã tự hứa với lòng mình lớn lên sẽ trở thành bác sĩ sản khoa, giúp giảm bớt những đau đớn cho phụ nữ trong quá trình vượt cạn.
“Chúng tôi luôn tâm niệm một em bé ra đời là một thiên thần ra đời, một nguồn sinh khí không thể diễn tả thành lời mà chỉ những người hành nghề mới thấu hiểu. Điều đó truyền sức mạnh ghê gớm cho người thầy thuốc. Ngành sản cũng như các ngành khác trong y học, nhưng cũng có cái khác.
Đó là tính cấp cứu rất cao, đòi hỏi từng khắc, từng giây từng phút chứ không phải hàng giờ, tính mạng cần cứu không chỉ là một mà là hai, thậm chí nhiều hơn. Trong ngành sản không chỉ có nhọc nhằn, lo toan mà còn có niềm vui, tự hào. Niềm vui nhìn thấy lập tức là những đ.ứa t.rẻ, chính điều này đã tiếp sức cho chúng tôi”- BS Ánh tự hào chia sẻ.
Nhưng để có được những niềm hạnh phúc này là không dễ dàng, đặc biệt là với những ca bệnh khó. PGS.TS Nguyễn Duy Ánh đã kể lại quá trình giành giật sự sống cho một trong những bệnh nhân anh từng cứu chữa. Đó là phụ nữ người Úc, cô ấy cùng chồng dự tính về Việt N.am s.inh, nhưng khi xuống sân bay, người vợ có dấu hiệu sinh non. Khi đưa vào phòng cấp cứu của BV Phụ sản Hà Nội, người vợ có dấu hiệu ngừng tim. Các bác sĩ của kíp trực tập trung ép tim để cứu sản phụ nhưng không có dấu hiệu phục hồi.
“Nghe tin, tôi vội chạy ngay xuống, vừa theo dõi tôi vừa hỏi tình hình bệnh của sản phụ. Được biết, sản phụ khi mang bầu ốm nghén nên sức khỏe không tốt, cộng thêm khoảng thời gian chuẩn bị đóng gói đồ đạc để về nước nên mệt mỏi, cùng với đó là chuyến bay nhiều giờ nên càng làm sản phụ mệt mỏi dẫn đến đe dọa sinh non. Thêm vào đó là tình trạng mất m.áu nên dẫn đến sản phụ bị thiếu kali và cuối cùng là ngừng tim”- BS Ánh kể.
Sau khi nắm tình hình, anh đã chỉ định tiêm 1 mũi kali, và chỉ sau vài chục giây, tim sản phụ đ.ập trở lại, ca mổ thành công, cứu được cả mẹ và con. “Sau sự việc đó, tôi luôn dặn dò nhân viên y tế của mình, đặc biệt là các học trò, lực lượng bác sĩ trẻ, không được buông tay, dù chỉ còn một tia hy vọng cũng phải cố gắng cứu sống bệnh nhân”- BS Ánh nói.
Cứu chữa người từ khi nằm trong bụng mẹ
Không chỉ giúp các bà mẹ giảm nhẹ đau đớn trong khi sinh, không chỉ đem lại niềm hạnh phúc vô bờ cho nhiều gia đình bằng những phương pháp đặc biệt chữa vô sinh cho các cặp vợ chồng hiếm muộn, với sự tâm huyết sẵn sàng tiếp nhận những kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới trong lĩnh vực sản khoa ở Việt Nam, thời gian vừa qua, Bệnh viện phụ sản Hà Nội đã làm nên một kỳ tích mới đó là: Sử dụng kỹ thuật “y học bào thai”.
Chia sẻ với chúng tôi, PGS Ánh cho biết, kỹ thuật “y học bào thai” – một kỹ thuật rất cao trong sản phụ khoa, đòi hỏi cả về trình độ chuyên môn của thầy thuốc lẫn thiết bị hiện đại. Với kỹ thuật này, các bác sĩ có thể can thiệp để xử trí kịp thời các bệnh cho bào thai từ 26 tuần t.uổi, rồi tiếp tục theo dõi để xử trí những tổn thương cho thai nhi khi chào đời. Mục đích của phương pháp này nhằm chữa các bệnh suy thai, các dị tật, tràn dịch màng tim, phổi; chèn ép ở thận, thoát vị… mà nếu không được phẫu thuật, trẻ sinh ra thường khó có cơ hội sống.
“Nếu không được can thiệp, thai nhi trong bụng sẽ dần mất tim thai. Nhiều trường hợp bị thai lưu, mẹ đau đớn, thậm chí bị rối loạn tâm lý dẫn tới vô sinh sau này. Từ trăn trở đó, chúng tôi ấp ủ có thể can thiệp sớm trong bào thai, để cứu hàng nghìn ca vô vọng”- BS Ánh chia sẻ.
Nước ta có tỷ lệ sinh cao, mỗi năm có tới hàng nghìn ca gặp các biến chứng, đồng nghĩa hàng nghìn em bé không thể chào đời. Nếu trước đây, bệnh nhân chỉ biết chờ vào may rủi, đ.ánh cược tính mạng của thai nhi, hiện nay, chúng ta có thể cứu được tới 90% em bé từ trong bụng mẹ. Tôi luôn quan niệm bào thai chính là một bệnh nhân và phải được chữa bệnh, cứu từ trong bụng mẹ. Tôi mong muốn được sự quan tâm của các cấp, ngành để nhiều nơi đều có thể triển khai kỹ thuật này. Điều này rất ý nghĩa vì cứu được mạng người, đem lại hạnh phúc rất lớn cho các gia đình.
Việc triển khai thành công kỹ thuật can thiệp bào thai đã mở ra một trang mới trong sản khoa. Bởi, “các bác sĩ không ngồi thụ động chờ đợi diễn biến bào thai trong tử cung trước đây rồi chờ sản phụ sinh con mới can thiệp cho thai nhi mà giờ đây, chúng ta chủ động coi thai nhi là bệnh nhân. Các bác sĩ phải chữa bệnh cho bệnh nhân đó khi có bệnh”- BS Ánh nói.
Nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ bác sĩ BV Phụ sản Hà Nội với sự dẫn dắt của thuyền trưởng Nguyễn Duy Ánh, những năm gần đây, BV Phụ sản Hà Nội đã lớn mạnh, có uy tín, ảnh hưởng thực sự với ngành sản phụ khoa Việt Nam và thế giới, là địa chỉ tin cậy về khám chữa bệnh sản phụ khoa của nhân dân.
Từ quy mô 100 giường, đến nay bệnh viện đã trở thành bệnh viện chuyên khoa hạng I với 750 giường bệnh và là 1 trong 4 đơn vị tuyến cuối về chuyên ngành Sản Phụ khoa của cả nước với 3 cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn TP Hà Nội, chăm sóc sức khỏe người dân các tỉnh phía Bắc, năm 2020 BV Phụ sản Hà Nội đón danh hiệu Anh hùng Lao động.
Giám đốc BV Phụ sản Hà Nội Nguyễn Duy Ánh đã được Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Ông còn được trao tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân năm 2017 và Huân chương Lao động hạng 3. Năm 2018, ông được vinh danh là công dân ưu tú Thủ đô.
90% trẻ sinh ra sẽ không còn dị tật hoặc t.ử v.ong nếu được phát hiện sớm
Đ.ánh giá kết quả 25 ca truyền ối tại Bệnh viện (BV) Phụ sản Hà Nội, PGS. TS Nguyễn Duy Ánh cho hay, có 20 ca thành công, chiếm tỷ lệ 80%.
Tỷ lệ thành công chủ yếu ở bệnh lý nhẹ, trẻ chưa bị tổn thương ở phổi, thận. 93% số ca được can thiệp phát triển bình thường.
Theo PGS. TS Nguyễn Duy Ánh-Giám đốc BV Phụ sản Hà Nội, với cương vị là BV hàng đầu về phụ sản ở Hà Nội, đặc biệt từ năm 2018, BV là cơ sở y tế về sản khoa tuyến cuối, trực tiếp chỉ đạo công tác sản phụ khoa với năm tỉnh phía bắc, vì thế hội nghị là cơ hội để gắn kết các đơn vị sản khoa và cung cấp nhiều thông tin chuyên môn mới cho các đơn vị.
Thời gian qua, BV luôn cập nhật những kiến thức mới về sản phụ khoa trên thế giới, triển khai trước tại BV rồi giúp đỡ tuyến cơ sở tùy theo điều kiện, khả năng của từng tuyến.
“Với vai trò chỉ đạo tuyến, BV luôn có những kế hoạch chuyển giao một cách tối ưu về kỹ thuật cho các cơ sở sản khoa khác để các tuyến dưới có thể thực hiện được. Đặc biệt, sự chuyển giao này luôn đặt ra vấn đề gắn kết, phối hợp, tương trợ nhau để mang lại sự an toàn cho sản phụ và thai nhi chào đời”- PGS. TS Nguyễn Duy Ánh nhấn mạnh.
Đặc biệt, những năm gần đây, chuyên ngành sản phụ khoa rất chú trọng đến y học bào thai, coi các bào thai chính là các bệnh nhân. Trong đó, can thiệp bào thai là kỹ thuật hiện đại nhất trong lĩnh vực y học bào thai hiện nay, có thể can thiệp được ở hầu hết các cơ quan của bào thai, thậm chí cả não, tim, màng phổi…
Cũng theo PGS.TS Nguyễn Duy Ánh, kỹ thuật can thiệp bào thai được hiểu đơn giản là chữa bệnh cho thai nhi từ trong bụng mẹ nhằm khắc phục những bệnh lý, bất thường của bào thai. Vì thế, kỹ thuật này còn có ý nghĩa rất nhân văn.
Trước đây, nếu không thực hiện kỹ thuật này, những thai nhi bị dị tật hoặc bất thường trong bụng mẹ, bác sĩ có biết cũng đành phải phó mặc cho số phận. “Hiện tại, với kỹ thuật khoa học hiện đại, nếu phát hiện sớm các dị tật và bất thường của thai nhi thông qua khám sàng lọc, chúng ta có thể cứu chữa được thai nhi với tỷ lệ thành công tới 90%, trẻ sinh ra sẽ không còn bị dị tật hoặc tử vong”- Giám đốc BV Phụ sản Hà Nội cho hay.
Thực tế cho thấy, với các sản phụ thiểu ối (nước ối ít hơn bình thường theo t.uổi thai) khi mang thai là tình trạng bệnh lý gặp khá nhiều. Ảnh hưởng của thiểu ối khiến thai nhi chậm phát triển, ngôi thai bất thường hoặc bị biến dạng mặt, chân tay…, thậm chí dẫn tới thai c.hết lưu.
Trong kỹ thuật can thiệp bào thai, PGS.TS Nguyễn Duy Ánh cho biết, truyền dịch ối cứu các bào thai cũng là một kỹ thuật mới được bệnh viện triển khai, giúp các thai phụ kéo dài thời gian mang thai, giúp thai nhi ra đời đủ tháng, tránh sinh non và tránh được những dị tật không mong muốn.
Dự kiến, sau khi khẳng định thành công đề tài nghiên cứu khoa học này, kỹ thuật sẽ được chuyển giao cho các bệnh viện tuyến dưới. “Từ cuối năm 2019 đến nay, BV Phụ sản Hà Nội đã can thiệp kỹ thuật truyền dịch ối hơn 50 ca thai phụ thiểu ối. Đã có 25 bé chào đời khỏe mạnh nhờ kỹ thuật này và số còn lại đang được tiếp tục theo dõi, chờ ngày sinh”- PGS.TS Nguyễn Duy Ánh thông tin.