Sai lầm khi sử dụng máy tính gây hại sức khỏe

Ngày nay, máy tính đã trở thành một công cụ làm việc không thể thiếu đối với nhiều người. Tuy nhiên, một số thói quen khi sử dụng thiết bị này có thể gián tiếp gây ra những tác hại mà bạn không lường trước được.

Sai lầm khi sử dụng máy tính gây hại sức khỏe

Ngồi lâu trước máy tính sẽ ảnh hưởng lớn đến dây chằng cột sống khi phải đặt một trọng lực lớn trên cơ vai và lưng

Những thói quen gây hại

Đặt máy tính lên đùi. Máy tính khi sử dụng trong một thời gian sẽ bắt đầu phát nhiệt và nóng lên. Lúc này, việc đặt máy tính lên đùi có thể làm tăng nguy cơ vô sinh ở phụ nữ.

Sờ tay lên mặt khi đang sử dụng máy tính. Máy tính trong quá trình hoạt động sẽ sinh nhiệt là môi trường thích hợp cho các loại vi khuẩn phát triển. Bàn tay chính là nơi vi khuẩn từ máy tính lan sang nhiều nhất. Do đó, nếu bạn có thói quen hay sờ tay lên mặt thì vi khuẩn trên tay sẽ nhanh chóng tấn công vào da.

Dùng máy tính ở điều kiện thiếu sáng. Việc thức đêm làm việc và không bật đèn cũng có thể gây ảnh hưởng đôi mắt. Do luồng ánh sáng xanh từ màn hình máy tính chiếu thẳng vào ban đêm dễ làm tổn hại tới mắt và làn da.

Vừa ăn vừa dùng máy tính. Bàn phím máy tính chứa nhiều vi khuẩn gây hại. Việc vừa ăn vừa gõ máy tính khiến lượng vi khuẩn này xâm nhập vào thức ăn và đi vào cơ thể. Bên cạnh đó, vụn thức ăn có thể vương lại trên bàn phím tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển.

Vừa nằm vừa dùng máy tính. Việc sử dụng máy tính khi nằm có thể gây ảnh hưởng đến xương khớp, vùng cổ, tay và mắt. Bạn nên ngồi trên bàn làm việc và sử dụng máy tính để tránh mắc phải những tổn hại không đáng có cho sức khỏe của mình.

Không vệ sinh máy tính định kỳ. Trên bàn phím máy tính có thể chứa vô số vi khuẩn gây hại và loại vi khuẩn phổ biến nhất là E. coli hoặc tụ cầu khuẩn. Vì vậy, bạn nên thường xuyên vệ sinh máy tính để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh nguy cơ mắc bệnh.

Tác hại khi ngồi lâu trước máy tính

Ảnh hưởng thị lực. Việc sử dụng máy tính trong hàng giờ đồng hồ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mắt, gây mỏi mắt, khô mắt, giảm thị lực, cận thị… Vì vậy, cứ 20 phút bạn nên rời mắt khỏi màn hình máy tính, nhìn ra xa khoảng 6m ít nhất trong vòng 20 giây. Thi thoảng bạn có thể nhắm mắt lại trong vài phút hoặc tập các bài tập cho mắt để mắt được nghỉ ngơi và sau đó có thể bắt đầu làm việc hiệu quả hơn.

Da nhanh lão hóa. Những người thường xuyên sử dụng máy tính và các thiết bị điện tử có dấu hiệu lão hóa da nhanh hơn hẳn những người khác kể cả khi họ đã bổ sung các thực phẩm lành mạnh. Nguyên nhân là do các sóng điện từ có khả năng tấn công vào bạch huyết khiến việc loại bỏ chất thải từ các mô và tế bào trong cơ thể bị ảnh hưởng, tác động xấu đến các cấu trúc collagen dưới da.

Đau mỏi vai và lưng. Người bình thường nếu ngồi xuống quá 3 phút sẽ mỏi hoặc không thể ngồi thẳng như lúc đầu. Ngồi nhiều sẽ tạo ra sự hao mòn trong khớp xương, ảnh hưởng lớn đến dây chằng cột sống khi phải đặt một trọng lực lớn trên cơ vai và lưng. Ngoài ra, khi ở đằng trước là máy tính thì tự nhiên bạn sẽ phải vươn cổ về phía trước trong khi tập trung, gây căng thẳng trên cổ và vai.

Ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Ngồi lâu trước máy tính là một dạng vận động tốn ít năng lượng nhất. Khi bạn ngồi xuống, tư thế ngồi khiến khoang phổi không được mở rộng để thở, làm hạn chế lượng oxy cần thiết vào cơ thể. Tình trạng này kéo dài dẫn đến khả năng hấp thu oxy của phổi bị giảm.

Ảnh hưởng đến tim mạch. Ngồi nhiều không chỉ ảnh hưởng đến phổi mà còn tới hệ thống tim mạch. Theo một nghiên cứu năm 2010 cho biết sự gia tăng khoảng 125% về bệnh tim mạch do dành thời gian ngồi quá lâu, kéo theo nguy cơ tăng đến 46% t.ử v.ong do các nguyên nhân khác.

Tăng đường huyết. Việc ngồi xuống đốt cháy calo ít hơn 21% mỗi phút thay vì đứng lên. Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu gần đây của trường đại học ở Florida (Mỹ), cho dù bạn ở cân nặng phù hợp, nhưng lượng đường huyết có thể tăng nếu bạn ngồi lâu.

Gây vô sinh. Việc ngồi lâu không vận động sẽ khiến lượng m.áu cung cấp cho các cơ quan không đủ, lượng dưỡng khí trong m.áu ít đi, cộng thêm những bức xạ từ sóng điện từ ảnh hưởng đến cơ thể, khiến quá trình tuần hoàn khí huyết gặp trở ngại, ảnh hưởng nhiều nhất là vùng chậu và vùng chi dưới.

Mắc bệnh trĩ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những đối tượng thường xuyên ngồi làm việc quá lâu sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ lên tới 72,9%, trong khi đó con số này ở những người thường xuyên vận động là 43%.

Tăng nguy cơ mắc ung thư. Ngồi quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng, vú và tử cung. Đây là hậu quả của việc cơ thể sản xuất dư thừa insulin, khuyến khích sự tăng trưởng của tế bào. Thêm nữa, thay vì ngồi một chỗ, khi bạn hoạt động, nồng độ chất chống oxy hóa trong cơ thể sẽ tăng lên, khiến các gốc tự do gây ung thư được loại bỏ.

Nhận biết những đối tượng có nguy cơ cao mắc cận thị

Học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng và người thường xuyên tiếp xúc với máy tính, thiết bị điện tử là những đối tượng có nguy cơ cao mắc cận thị.

Sai lầm khi sử dụng máy tính gây hại sức khỏe

Việc tìm hiểu những đối tượng có nguy cơ cao mắc cận thị giúp chúng ta có biện pháp phòng tránh và cải thiện thị lực dễ dàng hơn, bảo vệ đôi mắt khỏe đẹp. Dưới đây là một số đối tượng dễ bị cận thị bạn cần biết để khắc phục kịp thời.

Có rất nhiều nguyên nhân gây tật cận thị. Trong đó di truyền cũng là một yếu tố. Tuy nhiên đối tượng có nguy cơ cao mắc cận thị là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng ở độ t.uổi dưới 25. Dưới đây là một số đối tượng cụ thể.

Sai lầm khi sử dụng máy tính gây hại sức khỏe

Nhận biết đối tượng có nguy cơ cao mắc cận thị – Ảnh: Internet

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc cận thị

Bên cạnh học, sinh viên, nhân viên văn phòng thì những người có bố mẹ mắc các tật khúc xạ cũng là đối tượng có nguy cơ cao mắc cận thị. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết cận thị chi tiết cho từng đối tượng cụ thể.

1.1. Đối tượng có bố hoặc mẹ bị tật khúc xạ

Thông thường tật cận thị xảy ra do hai nguyên nhân chính. Đó là nhãn cầu quá dài so với khả năng hội tụ của giác mạc và thủy tinh thể. Hoặc do giác mạc, thủy tinh thể quá cong so với chiều dài của nhãn cầu. Một số trường hợp cận thị là kết quả của sự kết hợp giữa hai nguyên nhân này.

Bên cạnh nguyên nhân cấu tạo mắt bị biến dạng dẫn đến cận thị, các chuyên gia cho biết một số đối tượng có nguy cơ cao mắc cận thị hơn bình thường.

Đó là t.rẻ e.m được sinh ra trong gia đình có t.iền sử bị cận thị hoặc tật khúc xạ. Đối tượng bệnh nhân này thường được gọi là cận thị do di truyền.

Các chuyên gia cho biết, những gia đình có bố mẹ bị cận từ 6 độ trở lên thì khả năng di truyền cho con cái là 100%. Ngược lại, nếu bố mẹ bị cận dưới 3 độ thì khả năng trẻ nhỏ bị di truyền cận thị là rất thấp.

Do đó, để xác định con, em mình có bị cận thị do di truyền hay không, tốt hơn hết bộ mẹ bị cận nên đưa bé đi khám mắt sớm nhất có thể.

Sai lầm khi sử dụng máy tính gây hại sức khỏe

Bố mẹ bị cận thị có thể di truyền sang con – Ảnh: Internet

1.2. T.rẻ e.m từ 6 đến 18 t.uổi

T.rẻ e.m đang trong độ t.uổi học đường là một trong những đối tượng có nguy cơ cao mắc cận thị. Đây là đối tượng mắc cận thị chiếm tỷ lệ cao nhất. Và hầu hết tập trung ở các thành phố lớn bởi tỷ lệ trẻ bị cận thị chiếm 30 – 35%.

Cận thị học đường gây ảnh hưởng lớn đến thị lực của trẻ. Tật khúc xạ này khiến trẻ chỉ nhìn rõ các mục tiêu ở cự ly gần. Không nhìn rõ mục tiêu ở cực ly xa khiến học lực giảm sút và ảnh hưởng đến sức khỏe của đôi mắt.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cận thị ở t.rẻ e.m như: Trẻ bị thiếu ngủ hoặc ngủ ít khiến đôi mắt căng thẳng, phải điều tiết hết công suất khi làm việc. Đặc biệt là với những đối tượng từ 7 – 14 t.uổi.

Trẻ sinh ra có trọng lượng cơ thể quá nhẹ, hoặc sinh thiếu tháng cũng là đối tượng có nguy cơ cao mắc cận thị khi bắt đầu đi học.

Trẻ dễ mắc cận thị học đường, vậy Cận thị học đường là gì? Tìm hiểu chung về tật cận thị học đường.

1.3. Người có các thói quen xấu trong sinh hoạt

Các nghiên cứu cho thấy người có thói quen xấu trong sinh hoạt như: Ăn uống không đủ chất dinh dưỡng. Học tập và làm việc trong điều kiện không đủ ánh sáng… có nguy cơ cao mắc cận thị. Nghiên cứu này đã được chứng minh bằng kết quả thực tế.

T.rẻ e.m bị suy dinh dưỡng, thiếu vitamin và các khoáng chất cần thiết thường có thị lực kém. Đồng thời dễ chịu ảnh hưởng từ các tác nhân bên ngoài dẫn đến cận thị. Người sinh hoạt trong điều kiện không đủ ánh sáng cũng khiến thị lực đôi mắt bị suy giảm nhanh chóng.

Ngoài các chế độ dinh dưỡng thì thói quen sinh hoạt cũng tác động mạnh đến thị lực. Thói quen sinh hoạt không lành mạnh như xem ti vi quá gần, nhiều hơn 2 giờ mỗi ngày.

Thường xuyên đọc sách, báo với cự ly gần. Ngồi học sai tư thế hoặc chơi điện thoại quá nhiều đều có nguy cơ cao mắc cận thị. Để hạn chế cận thị mỗi người cần có chế độ dinh dưỡng khoa học và sinh hoạt lành mạnh hơn.

Sai lầm khi sử dụng máy tính gây hại sức khỏe

Người có thói quen xấu trong sinh hoạt dễ bị cận thị – Ảnh: Internet

1.4. Nhân viên văn phòng và những người thường xuyên tiếp xúc với thiết bị điện tử

Theo thống kê của các chuyên gia, nhân viên văn phòng là đối tượng chiếm đến 25% số người mắc tật khúc xạ. Điều này cho thấy nhân viên văn phòng là đối tượng có nguy cơ cao mắc cận thị.

Việc thường xuyên tiếp xúc với máy tính, điện thoại di động ít nhất 8 tiếng mỗi ngày khiến thị lực bị suy giảm nhanh chóng. Nguyên nhân là do đôi mắt phải hoạt động với cường độ mạnh, gây áp lực và dẫn đến cận thị.

Kết quả nghiên cứu cho thấy có tới 64-90% người dùng thiết bị công nghệ mắc phải tật khúc xạ này. Triệu chứng thường thấy là nhức, mỏi, khô mắt, nhìn mờ các vật thể ở xa hoặc điều kiện ánh sáng kém.

Tình trạng cận thị ở dân văn phòng sẽ ổn định sau 30 t.uổi và không tiếp tục tăng độ. Tuy nhiên với các trường hợp bị cận thị nặng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Trên đây là những đối tượng có nguy cơ cao mắc cận thị bạn cần biết. Khám mắt định kỳ là biện pháp tốt nhất giúp bạn kiểm soát thị lực của mình. Đặc biệt là với t.rẻ e.m đang trong độ t.uổi đi học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *