Tình trạng chán ăn, mệt mỏi gây ra nhiều hậu quả và biến chứng nguy hiểm. Để khắc phục điều này cần tới sự tư vấn của bác sĩ và xây dựng chế độ dinh dưỡng, lối sống khoa học.
Nguyên nhân gây mệt mỏi và chán ăn
Do thói quen sinh hoạt
Sự phát triển của xã hội đã kéo theo nhiều lối sống tiêu cực. Việc ăn uống không điều độ, thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể. Trong một số trường hợp, làm việc quá sức, hoạt động thể thao không lành mạnh, thường xuyên sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, t.huốc l.á,… khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Do bệnh lý cơ thể
Chán ăn mệt mỏi có thể coi là biểu hiện hoặc biến chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm như:
Tiểu đường
Ảnh minh họa
Biểu hiện cơ bản của bệnh là cơ thể thường xuyên có cảm giác khát nước, đi tiểu nhiều. Việc kiểm soát đường trong cơ thể gặp nhiều khó khăn, từ đó dẫn đến tình trạng mỏi mệt.
Thiếu m.áu
Bệnh có nhiều loại và nhiều mức độ biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, tình trạng thiếu m.áu sẽ gây cản trở nghiêm trọng đến quá trình vận chuyển chất oxy và dinh dưỡng đi nuôi cơ thể, gây nên các dấu hiệu chán ăn, mệt mỏi.
Các bệnh về gan mật
Ảnh minh họa
Khi gan mật tổn thương khiến việc nạp, hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó còn gây suy giảm quá trình đào thải các chất có hại cho cơ thể, là nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng trên.
Rối loạn, viêm nhiễm hô hấp
Bên cạnh các bệnh lý phổ biến như: rối loạn t.iền đình, gan thận hoạt động quá tải,… chán ăn mệt mỏi còn có thể là nguyên nhân của tình trạng rối loạn hay viêm nhiễm đường hô hấp. Dấu hiệu trên thường đi kèm với tình trạng sốt cao, ho, viêm họng,… Trong nhóm bệnh này, các dấu hiệu chán ăn mệt mỏi thường bị người bệnh chủ quan, bỏ sót. Do đó, khi phát hiện bệnh đã dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, khó điều trị.
Cách khắc phục triệu chứng mệt mỏi, chán ăn
Sắp xếp lại công việc: Tình trạng quá tải công việc bao giờ cũng mang lại mệt mỏi, ôm đồm nhiều công việc cũng sẽ khiến bạn chán ăn. Do đó, bạn hãy lên lại lịch những việc cần ưu tiên làm trước và tạm gác lại những công việc không quan trọng lại để tránh căng thẳng.
Thư giãn: Tắm dưới vòi phun hay ngâm mình trong làn nước mát, vài động tác thở bằng bụng, massage… đều là những phương pháp giảm căng thẳng và chống mệt mỏi hữu hiệu.
Lên lịch giải trí hợp lý: Cần phân bố lại lịch giải trí cuối tuần để đừng diễn ra quá dồn dập, khiến bạn không còn năng lượng cho những ngày đầu tuần. Thay vào đó, bạn hãy lên kế hoạch giải trí có chừng mực để cơ thể được nghỉ ngơi và hệ tiêu hóa cũng có thời gian thư giãn.
Cân đối lại bữa ăn
Chia ra từng bữa nhỏ: Thói quen ăn hết một khẩu phần lớn trong một lần có thể khiến bạn cảm thấy ngán và khó tiêu hóa, dễ bị buồn nôn. Nếu chia ra từng khẩu phần nhỏ, bạn sẽ không thấy lượng thức ăn quá nhiều và vẫn có thể cung cấp đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ: Các thực phẩm chiên rán với nhiều dầu sẽ khiến bạn cảm thấy ngấy và cảm giác chán ăn sang cả những món khác.
Thêm gia vị cho món ăn: Có thể thêm một ít quế vào thức uống hoặc trong bất kỳ đĩa thức ăn nào yêu thích. Quế và các loại gia vị khác sẽ làm tăng sự thèm ăn của bạn và giúp ích cho quá trình tiêu hóa, khiến bạn ăn nhiều hơn.
Ăn uống cùng mọi người: Hãy tranh thủ đi ăn uống cùng gia đình, bạn bè. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy bạn có thể sẽ ăn nhiều hơn khi trò chuyện và thưởng thức một bữa ăn vui vẻ cùng mọi người.
Ung thư dạ dày xuất phát từ những tổn thương tiềm tàng này
Tế bào lớp niêm mạc dạ dày được phủ bởi một lớp nhầy chắc chắn để không bị tổn thương do thức ăn hoặc các chất có pH hoặc quá kiềm hoặc quá axit. Có một số yếu tố nguy cơ có thể làm tan chất nhầy này.
Dạ dày là đoạn phình to nhất của ống tiêu hóa. Dạ dày nối thông phía trên với thực quản, phía dưới với ruột non qua hành tá tràng và tá tràng. Nghĩa là thức ăn từ miệng qua thực quản rồi xuống dạ dày.
Theo bác sĩ Bệnh viện K Trung ương, tại dạ dày, thức ăn được tiêu hóa cả bằng cơ học và bằng các chất men do dạ dày tiết ra như: axit HCl (axit Clohydric), pepsin (men tiêu đạm)… Dạ dày nhào trộn thức ăn như một cái “máy xay sinh tố”, thức ăn chuyển dạng thành dưỡng chất, khi đó thức ăn mới chuyển xuống hành tá tràng, tá tràng rồi mới xuống ruột non. Như vậy, dạ dày vừa là nơi lưu trữ và là nơi tiêu hóa thức ăn.
Dạ dày ngăn cách với thực quản phía trên bởi cơ tâm vị và phía dưới với hành tá tràng bởi cơ môn vị. Cả về hình thể cũng như chức năng dạ dày được chia làm 3 phần: 1/3 trên, 1/3 giữa và 1/3 dưới. Dạ dày nằm hoàn toàn trong ổ bụng.
Thành dạ dày được cấu tạo bởi 5 lớp: lớp niêm mạc, lớp dưới niêm mạc, lớp cơ (gồm lớp cơ vòng và lớp cơ dọc lớp dưới thanh mạc và lớp thanh mạc. Ung thư dạ dày có thể xuất phát từ bất kỳ lớp nào của thành dạ dày. Tùy thuộc ung thư xuất phát từ lớp nào mà ung thư có các biểu hiện lâm sàng khác nhau, tiến triển khác nhau, yếu tố nguy cơ khác nhau và có các phương thức điều trị cũng như tiên lượng sống khác nhau.
Trong đó, ung thư dạ dày xuất phát từ lớp niêm mạc dạ dày chiếm trên 95 %. Niêm mạc dạ dày là lớp phủ toàn bộ mặt trong của dạ dày. Các tế bào của lớp này có chức năng chế tiết các chất nhầy, các chất men tiêu hóa như: HCl, pepsin… và được gọi chung là tế bào biểu mô tuyến. Khi ung thư xuất phát từ đây được gọi là ung thư biểu mô tuyến dạ dày hay ung thư dạ dày.
Tế bào lớp niêm mạc dạ dày được phủ bởi một lớp nhầy chắc chắn để không bị tổn thương do thức ăn hoặc các chất có pH hoặc quá kiềm hoặc quá axit do ta ăn vào gây nên.
Có một số yếu tố nguy cơ có thể làm tan chất nhầy này, làm mất khả năng bảo vệ lớp tế bào niêm mạc. Lớp nhầy này bị tổn thương dẫn đến lớp tế bào niêm mạc bị tổn thương. Đây là sự khởi đầu của nhiều loại bệnh lý của dạ dày nói chung trong đó có ung thư dạ dày.
Những triệu chứng của ung thư dạ dày là gì?
Ở giai đoạn sớm, bệnh thường không có triệu chứng. Ở giai đoạn muộn hơn, các triệu chứng có thể gồm:
– Sút cân
– Đau trướng bụng, đặc biệt vùng trên rốn
– Mệt mỏi, chán ăn hoặc cảm giác ậm ạch khó tiêu
– Buồn nôn, nôn
– Đi ngoài phân đen
– Sờ thấy u ở bụng
Tất cả các triệu chứng trên có thể do các nguyên nhân khác ngoài ung thư dạ dày. Nhưng khi bạn có các triệu chứng trên, hãy đi khám sớm để được điều trị kịp thời.