Rượu bia là loại đồ uống được các ‘đấng mày râu’ ưa thích. Tuy nhiên, trên bàn nhậu có nhiều loại thực phẩm được coi là đại kỵ với bia rượu, làm mất giá trị dinh dưỡng vốn có của thực phẩm đó, thậm chí còn gây hại đến cơ thể của bạn.
Khoai tây chiên
Nghe điều này có vẻ rất lạ lùng khi khoai tây chiên là một trong những món ăn đắt hàng nhất tại các quán nhậu. Khoai tây chiên, bao gồm khoai tây que, khoai tây lát và bánh chiên làm từ khoai tây, chứa rất nhiều chất béo và muối có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tiêu thụ với số lượng lớn sẽ dẫn đến huyết áp cao, tiểu đường hoặc béo phì và những yếu tố nguy cơ của nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Khoai tây chiên kết hợp với bia rượu khiến đẩy nhanh quá trình hấp thụ chất béo vào cơ thể, là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh lý như: tim mạch, huyết áp cao,… Ảnh: Hà Thành
Nguy hiểm hơn, khi uống rượu và sử dụng khoai tây chiên sẽ khiến cơ thể sản sinh ra enzym thúc đẩy sự hấp thụ chất béo này nhanh hơn, đe dọa tới sức khỏe của bạn.
Đồ hun khói
Trong các thực phẩm hun khói chứa nhiều sắc tố và chất Nitrosamine, khi kết hợp với rượu sẽ tạo thành một chất độc gây hại cho gan, họng, gây nguy cơ ung thư cao. Ngoài ra, đồ ăn loại này cũng chứa nhiều axit hữu cơ, nên khi bạn uống nhiều bia sẽ khiến cho hàm lượng cồn trong m.áu tăng cao gây ra các bệnh về tiêu hóa, bướu cổ.
Các chất có trong thực phẩm hun khói khi kết hợp với rượu sẽ tạo ra chất độc, có nguy cơ gây ung thư. Đồ họa: Minh Quang
Nước có ga
Lượng cồn sẽ lan tỏa nhanh chóng trong cơ thể, sản sinh ra chất CO2 làm tổn hại đến gan, thận, đường ruột và dạ dày nếu bạn uống kết hợp rượu và các loại nước có ga với nhau. Bên cạnh đó, việc sử dụng chúng chung với nhau sẽ gây nên triệu chứng khó tiêu, dễ say hơn và rất nguy hiểm khi tham gia giao thông.
Sầu riêng
Sầu riêng là loại quả có mùi vị hấp dẫn, đưa miệng. Chính vì vậy nhiều người lựa chọn sầu riêng làm “mồi nhậu” đi kèm với rượu bia. Tuy nhiên điều này là không có lợi cho sức khỏe khi hàm lượng lưu huỳnh cao trong sầu riêng làm cản trở hoạt động phân giải chất độc của enzym trong cơ thể xuống 70%. Bạn cũng không nên sử dụng sầu riêng làm món ăn tráng miệng sau bữa nhậu bởi lượng rượu bia trong cơ thể cần 2-3 giờ mới có thể chuyển hóa.
Sầu riêng khi dùng cùng bia rượu gây cản trở hoạt động phân giải chất độc của enzym trong cơ thể, gây nên chứng nóng trong, khó tiêu. Ảnh: LĐO
Quả hồng
Hồng tính hàn, còn rượu vị cay hơi đắng, tính nóng. Các loại rượu khi vào dạ dày sẽ kích thích bài tiết đường ruột, tanin trong quả hồng đi vào dạ dày sẽ tạo thành một chất sền sệt, dính nhầy, dễ kết hợp với cellulose tạo thành cục m.áu đông, vừa khó tiêu hóa vừa không thải ra ngoài, lâu dần sẽ gây tắc ruột.
Ngoài ra, một số lưu ý khi sử dụng rượu bia nhằm đảm bảo sức khỏe của bạn như: không uống rượu bia khi đang trong thời gian uống thuốc, không uống lẫn cả rượu và bia,… Sử dụng rượu bia ở chừng mực nhất định vừa giúp cho các cuộc vui kéo dài, vừa đảm bảo sức khỏe của bạn.
Bác sĩ ám ảnh với các ca cấp cứu do bia rượu ngày Tết
Theo BS Huỳnh Quốc Sĩ, những ngày Tết có rất nhiều ca nhập viện cấp cứu đều liên quan tới rượu bia, đặc biệt là hôn mê do rượu nếu không phát hiện có thể t.ử v.ong nhanh.
Như một nét văn hóa, ngày Tết là dịp gia đình sum vầy, hạnh phúc mọi người thường sử dụng bia rượu để chúc tụng nhau. Và năm nào cũng vậy, ở mỗi dịp Tết đến xuân về, việc lạm dụng rượu bia lại nhiều hơn và những hậu quả của chúng để lại không phải bao giờ cũng là nhẹ nhàng.
Th.S BS Huỳnh Quốc Sĩ – Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Đột quỵ và tim mạch Cần Thơ cho biết tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ, dịp Tết vừa qua, đã cấp cứu cho không ít trường hợp liên quan đến lạm dụng rượu bia.
Do văn hóa của người Việt vào dịp Tết rượu uống rất nhiều. Khi hấp thu vào cơ thể tuỳ thuộc vào từng loại rượu, nồng độ rượu, lượng thức ăn trong dạ dày, thể trạng người uống gây ra những tác hại khác nhau. Tác hại của rượu tuỳ theo nồng độ rượu trong m.áu mà có những biểu hiện như: mất phối hợp động tác và dễ bị kích thích, nói không rõ, ngất hoặc hôn mê thậm chí dẫn tới t.ử v.ong.
BS Quốc Sĩ kể trong thời gian làm tại khoa Cấp cứu, chứng kiến rất nhiều trường hợp vào viện cấp cứu do tác hại của rượu bia khiến bác sĩ cũng ám ảnh, đau lòng. Ngày Tết có những cuộc vui nhưng cần biết hạn chế, kiềm chế không nên quá chén vì có thể để lại hậu quả về sức khỏe không thể cứu vãn được.
Có những trường hợp hạ đường huyết, ngất xỉu không cứu được. Trong dịp Tết vừa qua, có 1 bệnh nhân trẻ ở Cần Thơ. Anh này đi uống rượu ở nhà bạn về. Do uống quá chén và trên đường về bị té ngã ở đường, do đường vắng không ai phát hiện.
Ảnh minh họa.
Đến khi có người phát hiện ra bệnh nhân được đưa đi cấp cứu. Khi vào viện đã hôn mê sâu do hạ đường huyết và có dấu hiệu của đột quỵ. Qua chụp CT thấy tổn thương não rất nhiều.
Những ngày Tết tại khoa cấp cứu sẽ không hiếm trường hợp như vậy. Ngoài ra, tác hại rượu bia còn gây ra tai nạn giao thông. Rất nhiều ca chấn thương sọ não để lại di chứng nặng nề về sau.
Tại khoa Cấp cứu A9, BV Bạch Mai các bác sĩ cũng thường xuyên cấp cứu các ca nạn nhân của bia rượu sau Tết. Ví dụ như trường hợp bệnh nhân N.V.T 34 t.uổi, Hà Nam vào viện trong tình trạng người vàng như nghệ kèm theo viêm phổi nặng.
Thạc sĩ, bác sĩ Ngô Đức Hùng – Khoa A9, BV Bạch Mai cho rằng người ta chỉ nghĩ đến rượu hại gan nhưng những bệnh nhân uống rượu nhiều bị viêm phổi cũng rất nặng.
Việc điều trị bệnh viêm phổi cho những bệnh nhân nghiện rượu này khá khó khăn và tốn kém. Bởi trên nền một bệnh nhân nghiện rượu đã bị suy kiệt về sức khỏe, sức đề kháng giảm, điều trị vốn đã khó khăn.
Tại khoa Cấp cứu có tới 50% bệnh nhân liên quan tới bia rượu. Thạc sĩ Hùng cho biết nếu những năm 2008 – 2009 con số này chỉ khoảng 20% thì nay tăng lên rất nhiều.
Nguyên nhân là do tỷ lệ người uống rượu bia ngày càng gia tăng, số người nghiện rượu gia tăng, nhiều người chỉ uống rượu mà ăn rất ít nên suy kiệt cơ thể và sức đề kháng suy giảm bệnh nhân dễ mắc các bệnh nhiễm trừng hơn người thường.
Theo đó, bác sĩ Sĩ khuyến cáo ngày Tết một số trường hợp không nên uống rượu như điều khiển phương tiện cơ giới, vận hành máy móc. Đã uống rượu bia thì không nên tham gia vào các hoạt động ngoài trời hoặc ở những nơi nguy hiểm, không an toàn vì dễ bị ngã, va chạm, chấn thương… Hãy hạn chế uống rượu, bia vì không có ngưỡng nào là an toàn. Nếu đã trót uống loại rượu không bảo đảm có dấu hiệu đau đầu, mờ mắt, nôn ói, cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất hoặc bệnh viện có điều kiện xét nghiệm để kiểm tra.