Người đàn ông 36 t.uổi tự dùng kéo đ.âm x.uyên cổ gây thủng khí quản nhập viện cấp cứu trong tình trạng nói nhảm.
Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật lấy dị vật.
Ngày 24/2, Đại tá Cù Xuân Thanh, Chủ nhiệm khoa phẫu thuật lồng ngực – tim mạch, Bệnh viện Quân Y 175 cho biết, đơn vị vừa phẫu thuật cứu sống người đàn ông 36 t.uổi tự dùng kéo đ.âm vào ngực.
Theo đó, khoảng 16h chiều hôm trước, người này dùng kéo tự đ.âm vào mặt trước khí quản. Bệnh nhân được người thân đưa vào nhập viện trong tình trạng tỉnh, khó thở nhẹ, không ra m.áu.
Bệnh nhân tự dùng kéo đ.âm vào cổ..
Ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ tiến hành chụp CT, X-quang và xác định bệnh nhân bị thủng khí quản 1/3 trên. Ghi nhận bệnh nhân có một vết thương dài 1,5cm ở vị trí cổ do cây kéo đ.âm theo hướng từ trên xuống dưới, không thấy ra m.áu ở vết thương.
Qua các xét nghiệm và hội chẩn, các bác sĩ quyết định phẫu thuật lấy dị vật ra ngoài. Bệnh nhân được phẫu thuật dẫn lưu phổi phải, mở xương ức trên, lấy dị vật thám sát vết thương, xử lý tổn thương mạch m.áu. Ca phẫu thuật thành công sau hơn một giờ, bệnh nhân được chuyển về phòng hồi sức tích cực để tiếp tục theo dõi.
Cây kéo được lấy ra ngoài.
Do ca phẫu thuật diễn ra trong khi tình hình dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp nên ê-kíp mổ cũng phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch để chống n.hiễm t.rùng, chống lây chéo. Dù là bệnh nhân cấp cứu nhưng trước khi mổ bệnh nhân cũng được xét nghiệm COVID-19.
Bác sĩ Thanh khuyến cáo, khi gặp các vết thương bị dị vật nhọn như dao, kéo đ.âm vào, tuyệt đối không được rút ra vì nguy cơ xuất huyết và gây tổn thương nặng nề hơn, có thể băng ép vết thương để cầm m.áu và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để xử trí vết thương.
Cứu bệnh nhân dập nát cẳng chân do tai nạn giao thông
Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa An Phước (Bình Định), bệnh viện vừa tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhân bị chấn thương nặng do tai nạn giao thông.
Chân của bệnh nhân được đ.ánh giá hồi phục tốt sau phẫu thuật (Ảnh: BVCC).
Bệnh nhân H.Q.T. (nam, 42 t.uổi, trú tại Phù Mỹ, Bình Định) vào trong tình trạng choáng, đa chấn thương, nguyên nhân do tai nạn giao thông.
Nghiêm trọng nhất là phần cẳng chân với vết rách phần mềm rộng, màng xương bị tróc và đầu xương gãy lộ ra ngoài, từ cẳng chân đến bàn chân phải bị dập nát, tổn thương mạch m.áu.
Sau cuộc hội chẩn khẩn cấp, 60% bác sĩ cho rằng nên cắt bỏ; 40% đề nghị giữ lại cẳng chân vì bệnh nhân trẻ và là lao động chính trong gia đình.
Ca phẫu thuật giữ lại chân cho bệnh nhân được diễn ra. Sau hơn 2 giờ nỗ lực phẫu thuật của các y bác sĩ, bệnh nhân đã được giữ lại cẳng chân.
Hiện tại, 90% các đầu ngón chân của bệnh nhân hồng hào, các mạch m.áu được nuôi dưỡng tốt.