Trong lúc các bệnh viện quá tải, một bác sĩ tại thành phố Manaus, Brazil, đã quyết định tự điều trị cho mẹ của mình ngay tại nhà.
Hình: Getty Images
Theo truyền thông địa phương, bác sĩ Marcos Fonseca Barbosa cố gắng đưa mẹ của anh vào khoa điều trị tích cực tại một bệnh viện công ở thành phố Manaus. Tuy nhiên, bệnh viện này đã rơi vào tình trạng quá tải khi số ca mắc COVID-19 tăng vọt.
Theo anh Barbosa, mẹ anh bị sốt, khó thở và cần được đặt nội khí quản. Dù thế, các nhân viên y tế cho biết hai mẹ con bác sĩ Barbosa vẫn phải chờ đợi hơn 4 giờ vì bệnh viện quá tải. Lo lắng rằng người mẹ 56 t.uổi của mình có thể qua đời trong khi chờ đợi tại bệnh viện, bác sĩ Barbosa đã quyết định đưa bà trở về nhà. Sau đó, anh đã liên hệ với tất cả bạn bè và những bệnh nhân anh từng điều trị tại nhà để được trợ giúp.
Nhờ đó, bác sĩ này có được một bình oxy và thiết bị thở không xâm lấn, tương tự như những thiết bị hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân thể nặng tại các bệnh viện. Anh đã giúp mẹ duy trì sự sống bằng mặt nạ oxy cũng như ống thông mũi và hầu họng. Trong 4 ngày liên tiếp, anh đã ở bên mẹ suốt 24 giờ mỗi ngày. Những nỗ lực này đã được đền đáp khi bác sĩ này có thể cứu sống mẹ mình.
Trong bối cảnh là ổ dịch COVID-19 lớn thứ ba thế giới với hơn 8,2 triệu ca mắc bệnh, Brazil đang ghi nhận tình trạng nhiều bệnh viện công rơi vào tình trạng quá tải do số bệnh nhân nhập viện tăng cao. Nhiều người mắc COVID-19 có thể qua đời nếu không được chạy chữa kịp thời.
Sản phụ dị ứng thuốc tê, bác sĩ vẫn tiêm gây liệt nửa người?
Sản phụ khai từng dị ứng thuốc tê 2 lần và khám t.iền phẫu nên được quyết định cho gây mê nhưng khi vào mổ, bác sĩ lại tự ý đổi thành gây tê.
Sau khi sinh bị liệt nửa người, chị T. gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống và chăm sóc con. Ảnh: HL
Ngày 20-1, chị NTTT (29 t.uổi, ngụ quận Phú Nhuận, TP.HCM) đã có những chia sẻ về việc bị liệt nửa người sau khi gây tê mổ lấy thai tại BV Phụ sản Mê Kông (TP.HCM) nhưng BV có dấu hiệu lơ là, bỏ rơi người bệnh.
Cụ thể, vào ngày 2-11-2020, chị T. nhập viện có yêu cầu mổ lấy thai do thai lớn, tiểu đường thai kỳ, t.iền sử dị ứng thuốc tê, xương chậu hẹp.
Chị T. được khám t.iền phẫu và trình bày có t.iền sử 2 lần bị dị ứng thuốc tê khi mổ chân và răng nên đã yêu cầu gây mê.
Tình trạng liệt nửa người trái của chị T. được BV Nhân dân Gia Định 115 chẩn đoán. Ảnh: BNCC
Sau khi ê kíp tiến hành hội chẩn t.iền phẫu, chị được ê kip thống nhất thông báo sẽ gây mê để mổ lấy thai. Tuy nhiên, khi vào mổ, bác sĩ gây mê đã tự đổi phương án gây mê thành gây tê.
Sau tiêm tê vào tủy sống, chị co giật, nôn ói, chóng mặt và không biết gì nữa. Khi tỉnh dậy, chị rất hoảng loạn vì bị liệt hoàn toàn nửa người bên trái, không cử động được.
Sau khi bị liệt, chị được đưa qua BV Nhân dân Gia Định 2 ngày và đưa về lại BV Phụ sản Mê Kông để chăm sóc hậu phẫu.
Trước khi xuất viện, chị được BV cam kết mời bác sĩ tập vật lý trị liệu cho chị nhưng lịch tập thường bị ngắt quãng do bác sĩ không đến.
Đến ngày 29-12, chị xin tóm tắt bệnh án của bệnh viện và các xét nghiệm cận lâm sàng về bệnh tình của chị để lưu giữ nhưng đến ngày 19-1 vẫn chưa có kết quả.
Trao đổi về vụ việc, BS Lê Minh Nguyệt, Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp BV Phụ sản Mê Kông thừa nhận đây là sự cố y khoa nặng nề. Bác sĩ Lê Quốc H., Trưởng khoa Gây mê hồi sức của BV quyết định việc gây tê cho bệnh nhân trong khi khám t.iền mê chỉ định gây mê là sai.
BS Lê Minh Nguyệt chia sẻ về vụ việc sản phụ liệt nửa người sau khi sinh tại BV Phụ Sản Mê Kông. Ảnh: HL
Sau khi sự việc xảy ra, BV đã báo cáo cho Sở Y tế đồng thời họp hội đồng chuyên môn của BV rút kinh nghiệm về quy trình và cố gắng hỗ trợ bệnh nhân điều trị bệnh. BS H. cũng đã nhận trách nhiệm và tự xin thôi việc.
BS Nguyệt nói thêm sau khi sự việc xảy ra, BV đã làm các xét nghiệm và tìm nguyên nhân gây liệt nửa người cho bệnh nhân nhưng chưa tìm được nguyên nhân thực thể, chưa có bằng chứng tác dụng phụ của thuốc gây tê gây yếu nửa người.
Chia sẻ cụ thể về vụ việc, BS Nguyệt cho biết vào ngày 2-11, sản phụ nhập viện với thai 39 tuần rưỡi, có vết mổ lấy thai cũ, có chỉ định mổ lấy thai.
Sản phụ được cho khám t.iền mê, ghi nhận t.iền căn từng có dị ứng thuốc tê. Tuy nhiên, khi vào phòng mổ, BS H. là trưởng khoa gây mê hồi sức nhận định sản phụ từng có một lần bị liệt nửa người thoáng qua khi thai ở tuần thứ 30 nên phân vân giữa gây tê và gây mê, cái nào sẽ tốt hơn.
Do đó, BS H. đã test dị ứng thuốc tê cho bệnh nhân trước và không thấy phản ứng nên chọn gây tê cho sản phụ. “BS muốn chọn biện pháp tốt cho người bệnh nhưng không đúng quy trình khám t.iền mê trước đây, phán đoán không đúng…”, BS Nguyệt chia sẻ.
Sau khi mổ, người bệnh bị ói, các bác sĩ nghĩ đến việc có phản ứng thuốc nên hội chẩn với BV Nhân dân Gia Định để chuyển người bệnh qua điều trị vào ngày 3 và ngày 4-11. Sau khi tình hình ổn định, BV cũng đón bệnh nhân về theo dõi hậu phẫu cho tới khi xuất viện vào ngày 28-12.
Trong thời gian nằm viện, BV cũng nhiều lần mời bác sĩ của BV khác như Tâm thần, BV Nhân dân 115, Trung tâm Chấn thương chỉnh hình qua hội chẩn, hỗ trợ tâm lý người bệnh.
Chị T. đang được hỗ trợ tập vật lý trị liệu. Ảnh: BNCC
Sau đó, BV có buổi trao đổi với gia đình sẽ hỗ trợ tập vật lý trị liệu và hỗ trợ chi phí cho bệnh nhân và được đồng ý. BS Nguyệt cho biết gần đây, bệnh nhân xin giấy tờ bệnh án và phàn nàn BV chậm trả giấy tờ.
Về việc này BS Nguyệt thừa nhận BV có chậm trễ và trình bày thời gian này các nhận viên BV khá bận rộn phục vụ đợt kiểm tra chất lượng BV của Sở Y tế nên đáp ứng yêu cầu của bệnh nhân không được chu đáo.
Ngoài ra, trong quá trình tập vật lý trị liệu cho bệnh nhân tại nhà, bác sĩ tập cho bệnh nhân có 2, 3 ngày bận đi thi cao học nên tập có ngắt quãng khiến bệnh nhân không hài lòng.
BS Nguyệt chia sẻ BV sẽ rút kinh nghiệm trong việc trao đổi, phối hợp hỗ trợ cho bệnh nhân và BV sẽ tiếp tục hỗ trợ bệnh nhân tập vật lý trị liệu và chăm sóc bệnh nhân chu đáo hơn trong thời gian tới.