Khi bị đau cẳng, bàn chân hai bên kèm theo tím tái, đi lại khó, người đàn ông tưởng mắc bệnh xương khớp nên không đi khám.
Các bác sĩ tại phòng khám Thần kinh – Cơ xương khớp – Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí ( Quảng Ninh) vừa tiếp nhận bệnh nhân H.Q.L. (72 t.uổi, trú tại Quảng Yên), tới thăm khám vì sưng đau bàn chân 2 bên từng đợt.
Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện ông L. bị huyết khối động mạch đùi nông phải. Bệnh nhân được điều trị chuyên khoa và đã hết đau cẳng, bàn chân 2 bên. Hai chân cũng đỡ tím lạnh, đi lại khá hơn.
Trước đó, khoảng một tháng ông L. xuất hiện cảm giác đau tức cẳng, bàn chân 2 bên. Nhất là khi vận động, đứng, đi lại, cảm giác đau càng nhiều, kèm theo lạnh bàn chân, tím các ngón tăng dần.
Hình ảnh thực tế người bị tắc mạch chi có biểu hiện giống bệnh lý xương khớp. Ảnh: BVCC.
Ông L. nghĩ rằng tình trạng này là xuất phát từ đau khớp thông thường nên không đi khám, điều trị. Tuy nhiên, gần đây, cảm giác đau, tím tái ngón chân, 2 chân ngày càng nhiều nên người nhà đã đưa ông L. đi khám.
Theo bác sĩ, các trường hợp như trên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới hoạt tử chân, nhiễm khuẩn huyết. Thậm chí, bệnh diễn biến nặng có thể sẽ phải cắt bỏ chân của bệnh nhân. Bệnh lý này cũng rất dễ nhầm lẫn với tình trạng đau khớp thông thường nên người dân dễ bỏ qua, lỡ thời điểm điều trị.
Qua đây, các bác sĩ cũng khuyến cáo một số bệnh lý nguy hiểm dễ nhầm lẫn với đau khớp như huyết khối động – tĩnh mạch chi, viêm tấy mô tế bào, Crohn, Lupus, Lyme, bệnh lý tuyến giáp nội tiết…
Do vậy, người dân cần lưu ý các biểu hiện đau khớp kèm theo những triệu chứng bất thường như cứng khớp, sưng nề, tấy đỏ vùng khớp đau, ban đỏ vùng da mặt cổ, tím da – lạnh vị trí đau, có vết côn trùng cắn, cơ thể mệt mỏi, gầy sút cân, sốt hoặc các triệu chứng rối loạn cơ thể khác như tiêu hóa, da, hô hấp…
Nếu có các triệu chứng trên, bác sĩ khuyến cáo người dân cần đến khám tại các cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
Công thức nước dứa giúp chữa đau xương khớp hiệu quả
Viêm khớp là căn bệnh mang lại những cơn đau đớn khó chịu cho người bệnh. Nhất là những khi thời tiết trái gió trở trời, bệnh càng đau nhiều hơn.
Trong cơ thể, vùng sụn đóng vai trò là bôi trơn bao bọc lấy các đầu xương của khớp. Nếu như trong quá trình vận động mà vì một nguyên nhân nào đó như chấn thương hoặc làm việc quá sức và nhiều khi còn do chính quá trình thoái hóa tự nhiên làm bào mòn đi các khớp sụn đó, làm sụn vỡ và mòn đi. Gây nên đau nhức và sưng tấy, đây là các biểu hiện của bệnh viêm khớp.
Đối với người bị viêm khớp thường có triệu chứng đó là đau khớp và hoạt động vận động trở nên kém đi. Và cần có biện pháp điều trị thích hợp trước khi bệnh có thể gây ra biến chứng như vôi hóa cột sống, giảm khả năng hoạt động, và nặng hơn có thể gây ra liệt.
Căn bệnh này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt do đau và cứng các khớp. T.uổi càng cao thì căn bệnh viêm khớp càng biến chứng nặng hơn.
Trong dân gian lưu truyền phương thuốc trị viêm khớp cực hiệu quả và dễ làm từ quả dứa.
CÔNG THỨC
– Dứa tươi: 1 quả.
– Cà rốt: 7 củ.
– Cần tây: 4 nhánh.
– Chanh: 1 quả.
CÁCH LÀM
– Dứa gọt vỏ, lấy cả phần lõi trong cùng của quả dứa. Cà rốt đem gọt vỏ, rửa sạch, cần tây rửa sạch dưới vòi nước.
– Cho tất cả dứa, cà rốt, cần tây và chanh vào máy ép lấy nước. Riêng chanh cho cả quả vì phần vỏ chanh có thành phần rất tốt, không nên bỏ đi.
CÁCH DÙNG
– Ngay khi xuất hiện cơn đau do xương khớp, hãy uống ngay một ly nước hỗn hợp này, chỉ sau ít phút, cơn đau sẽ biến mất.
– Kiên trì thực hiện cách này 2 lần/tuần, cơn đau nhức xương khớp sẽ không còn xuất hiện nữa.
Việc sử dụng đồ uống làm từ dứa mỗi tuần giúp đem lại công dụng rất hiệu quả trong việc giảm đau xương khớp cho những người bệnh không muốn uống thuốc giảm đau.
Tuy nhiên, mỗi tuần chỉ nên dùng 2 lần, vì đây là những thực phẩm dùng để chữa bệnh chứ không phải chỉ để cung cấp dinh dưỡng. Việc lạm dụng nước dứa có thể gây co thắt huyết quản, làm tăng huyết áp, dẫn đến đau đầu, choáng váng.