Các bác sĩ xác định thai phụ bị u buồng trứng xoắn khi thai 10 tuần t.uổi nên chỉ định nội soi. Sau hơn 1 tiếng thực hiện, ca phẫu thuật thành công, thai nhi đã được bảo tồn.
Các bác sĩ thực hiện phẫu thuật (nguồn: BVCC)
Tối 25/2, BSCKII. Kiều Thanh Vân, Trưởng khoa Phụ Sản (BV Đa khoa Sơn Tây, Hà Nội) cho biết, BV vừa cấp cứu thành công cho thai phụ Đ.T.X.Q. (38 t.uổi, trú tại thị xã Sơn Tây) bị u buồng trứng xoắn khi mang thai 10 tuần.
Trước đó, sản phụ nhập viện trong tình trạng đau dữ dội kèm nôn nhiều. Qua thăm khám, bác sĩ xác định sản phụ mang thai 10 tuần, tim thai dương tính, kèm theo u buồng trứng trái kích thước 50 x 60mm có dấu hiệu xoáy nước, kèm dịch ổ bụng. Sau khi hội chẩn, bệnh nhân được chẩn đoán U buồng trứng xoắn trên sản phụ có thai 10 tuần nên chỉ định mổ cấp cứu.
Theo bác sĩ Vân, việc phẫu thuật cho thai phụ ở thời điểm này rất nguy hiểm bởi có thể làm sảy thai, mất m.áu, nhiễm khuẩn. Tuy nhiên nếu không phẫu thuật thì tình trạng xoắn kéo dài có thể dẫn tới hoại tử buồng trứng, bệnh nhân có thể bị sốc, vỡ u buồng trứng, sảy thai đe dọa tính mạng cả mẹ và thai nhi. Vì thế, BV quyết định mổ nội soi.
Qua camera quan sát ổ bụng thấy khối u buồng trứng trái kích thước 50 x 60mm xoắn 1 vòng, tím đen. Kíp mổ đã tháo xoắn và bóc u qua nội soi, kết hợp dùng thuốc giữ thai tích cực cho bệnh nhân.
Ca phẫu thuật kéo dài khoảng 1 giờ thành công tốt đẹp. Thai phụ đã được mổ nội soi bóc khối u buồng trứng xoắn. Hiện tại sức khỏe đã ổn định, tiếp tục được điều trị giữ thai tích cực tại khoa Phụ sản.
Bác sĩ Vân cho biết, u buồng trứng xoắn là biến chứng thường gặp nhất của khối U buồng trứng. Tất cả các loại U buồng trứng đều có thể bị xoắn, nhưng thường gặp ở loại U nang có cuống dài, không bị dính với tạng xung quanh (nang nước) hoặc có trọng lượng vừa phải dễ xoắn hơn (nang bì).
U buồng trứng ở thai phụ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng cho cả mẹ và thai nhi. Do đó, khi mang thai, chị em cần thực hiện khám theo định kỳ để được phát hiện và xử lý những bất thường có thể xảy ra.
Cứu thai phụ bị tai nạn lao động nghiêm trọng
Ngày 31-1, bác sĩ Đặng Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Hùng Vương, xã Chí Đám, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, cho biết, đơn vị vừa cấp cứu một trường hợp phụ nữ đang mang thai sáu tháng t.uổi, bị tai nạn lao động nghiêm trọng, lóc toàn bộ da đầu.
Nạn nhân được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương.
Nạn nhân là chị Lê Thị H., sinh năm 1991, có hộ khẩu ở xã Thái Hòa, huyện Ba Vì, Hà Nội. Được biết, khoảng 8 giờ cùng ngày, khi chị H đang làm việc tại băng tải truyền cát tại tỉnh Tuyên Quang thì không may tóc bị cuốn vào băng tải, khiến lóc toàn bộ phần da đầu.
Nhận được tin báo, Trung tâm cấp cứu 115 của Bệnh viện đa khoa Hùng Vương đã đến hiện trường cấp cứu bệnh nhân và chuyển về bệnh viện. Bệnh nhân đến viện trong tình trạng đau đớn, vùng da đầu bị lóc toàn bộ, lộ x.ương s.ọ, mất nhiều m.áu. Các bác sĩ đã chống sốc, giảm đau tối đa, cầm m.áu, truyền m.áu, kiểm tra tim thai và sức khỏe của thai nhi…
Bác sĩ Đặng Thanh Hải cho biết thêm, hiện tình trạng của bệnh nhân rất nguy hiểm, do bệnh nhân hiện đang mang thai và bị chấn thương rất nghiêm trọng. Phần da đầu bị lóc của bệnh nhân tuy được người nhà bảo quản nhưng không đúng cách, da đầu được bỏ trực tiếp vào đá lạnh và mang theo đến bệnh viện. Hiện các bác sĩ đã vệ sinh lại phần da đầu và bảo quản đúng cách và chuyển bệnh nhân xuống Bệnh viện Việt Đức để tiếp tục cấp cứu.
Các bác sĩ đặc biệt khuyến cáo người dân, khi không may bị tai nạn có đứt rời chi thể, cần bảo quản đúng cách và nhanh chóng đưa nạn nhân cùng chi thể đứt rời đến bệnh viện. Người dân tuyệt đối không để trực tiếp chi thể đứt rời vào đá lạnh.
Phần da hoặc chi thể đứt rời cầm nắm nhẹ nhàng, rửa bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý, bọc kín bằng gạc hoặc vải sạch (không bọc quá dày), sau đó cho vào túi nilong mỏng, buộc kín miệng túi để nước không thấm.
Tiếp đó, đặt túi vào thùng đá lạnh – mục đích không để tiếp xúc trực tiếp đến đá lạnh gây bỏng lạnh và c.hết tế bào mô, mạch m.áu. Thời gian vàng là từ khi đứt rời khỏi cơ thể đến khi được ghép nối là dưới sáu tiếng. Việc bảo quản đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cấy ghép và phục hồi sau này.