Gan là cơ quan hoạt động âm thầm trong cơ thể nên nhiều người không hề biết rõ tình trạng sức khỏe của cơ quan này lúc nào thì ổn, lúc nào thì không ổn. Dưới đây chính là 3 dấu hiệu ở bàn chân giúp bạn nhận biết cơ quan gan của mình.
Nhiều người thường bỏ qua tầm quan trọng của việc bảo vệ lá gan mà không hề biết rằng đây là cơ quan chịu trách nhiệm lọc thải độc tố. Nếu để gan chịu nhiều tổn thương thì chắc chắn cơ thể bạn sẽ càng trì trệ, thiếu minh mẫn.
Dưới đây chính là 3 dấu hiệu ở bàn chân giúp bạn nhận biết cơ quan gan của mình đang gặp vấn đề.
1. Xuất hiện những đường hằn trên bàn chân
Gan là cơ quan rất quan trọng của cơ thể, chịu trách nhiệm chuyển hóa và đào thải các chất độc ra ngoài. Khi chức năng gan bị tổn thương thì quá trình tuần hoàn m.áu cũng sẽ bị ảnh hưởng. Ngay lúc này, bạn có thể nhìn thấy những đường hằn lộ rõ trên lòng bàn chân. Đây là lúc gan gửi tín hiệu thông báo nó không hề ổn chút nào và bạn cần đến bệnh viện kiểm tra ngay.
2. Lòng bàn chân khô nứt, sần sùi
Thường thì lòng bàn chân của chúng ta sẽ có màu hồng hào, khỏe mạnh. Nhưng nếu chức năng gan gặp vấn đề thì lòng bàn chân sẽ dễ chuyển sang màu vàng và trở nên sần sùi, khô nứt.
Khi tế bào gan bị tổn thương, lượng bilirubin trong m.áu không thể chuyển hóa bình thường và tồn đọng lại bên trong. Điều này sẽ khiến lòng bàn chân có màu vàng và đây là lúc bạn cần kiểm tra chức năng gan ngay.
3. Lòng bàn chân màu trắng
Ngoài màu vàng thì khi lòng bàn chân có màu trắng, bạn cũng nên tìm hiểu nguyên nhân ngay. Do sức khỏe lá gan bị ảnh hưởng, chức năng trao đổi chất của cơ thể và hệ thống tuần hoàn m.áu sẽ chịu tác động theo. Điều này khiến cho m.áu sinh ra một lượng lớn chất thải và những chất thải này vận chuyển qua m.áu có thể gây tắc nghẽn mạch m.áu, làm lòng bàn chân không giữ được độ sáng bóng như trước mà chuyển thành màu trắng bất thường.
Da nổi mụn: Có phải gan đang gặp vấn đề?
Có nhiều nguyên nhân khiến da nổi mụn, một trong số đó là tình trạng tích tụ chất độc quá nhiều ở gan.
Mụn trên da do nhiều yếu tố tác động lẫn nhau gây nên, có thể kể đến những nguyên nhân chủ yếu như:
Tích tụ độc tố trong cơ thể: Khi gan hoạt động không tốt, không lọc hết các chất độc từ thực phẩm. Lượng chất độc dư thừa sẽ được bài tiết qua phổi và da. Người ta gọi đây là hiện tượng “gan nóng” dẫn tới nổi mụn. Cần có biện pháp mát gan, giải độc gan từ đó cải thiện làn da mụn do nguyên nhân này gây ra.
Do hormone: Khi vào t.uổi dậy thì các hormone s.inh d.ục tăng cao khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Khi bã nhờn tiết ra nhiều có thể gây tắc nghẽn dẫn tới hình thành mụn.
Dùng thuốc: Sử dụng một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như nổi mụn.
Căng thẳng kéo dài: Tình trạng stress làm ảnh hưởng tới sự cân bằng hormone dẫn tới mụn trên da.
Chế độ ăn uống: Sử dụng thực phẩm nhiều đường, nhiều chất béo, sử dụng đồ ăn cay nóng, gây nhiệt…gây ra mụn.
Thiếu ngủ: Tình trạng thiếu ngủ gây mất cân bằng hormone là nguyên nhân khiến mụn xuất hiện. Do đó, một giấc ngủ sâu giúp toàn bộ cơ thể nghỉ ngơi đồng thời có thể giải độc rất cần thiết cho sức khỏe.
Môi trường ô nhiễm, bụi bẩn: Môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, nóng bức khiến da đổ nhiều nhờn hơn gây mụn. Ngoài ra, nếu khí hậu quá khô khiến da bị mất nước, da không được cân bằng cũng là nguyên nhân nổi mụn.