Tăng sức đề kháng giúp phòng dịch hiệu quả mà không cần phải sử dụng bất cứ một loại thuốc đặc trị nào.
Ăn đủ dinh dưỡng tăng sức đề kháng.
Bí quyết tăng sức đề kháng
Cơ thể rất dễ mệt và uể oải, thiếu sức sống khi bạn lười vận động, không những thế, nếu không vận động nhiều, sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể cũng kém đi trông thấy. Trên thực tế, chỉ với những bài tập thể dục nhẹ nhàng, đơn giản như đi bộ, chạy bộ cũng khiến các tế bào bạch cầu hoạt động tốt. Từ đó cơ thể có khả năng miễn dịch cao hơn với bệnh tật.
Nếu trong tình hình dịch bệnh, bạn không thể ra khỏi nhà để tập luyện thường xuyên, hãy chọn những bài tập tại nhà như aerobic, yoga, xà đơn, xà kép, hít đất,… Dành 30 phút mỗi ngày để vận động đem đến cho bạn một tinh thần thoải mái và một cơ thể khỏe mạnh tràn đầy năng lượng mỗi ngày. Kiên trì rèn luyện thể chất là phương pháp tăng sức đề kháng trong mùa dịch hiệu quả mà đơn giản nhất.
Ngoài luyện tập thể dục thể thao, một chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý, đủ chất cũng sẽ giúp bạn tăng sức đề kháng trong mùa dịch hiệu quả. Một sự thật đơn giản là khi bạn bị thừa cân, hệ miễn dịch và toàn bộ sức khỏe của bạn sẽ giảm đi trông thấy, do đó chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với cơ thể người. Bạn nên có một chế độ ăn nhiều rau củ và trái cây để bổ sung các vitamin cần thiết, đặc biệt là vitamin C.
Ngoài ra cũng đừng quên các thực phẩm chống oxy hóa tốt như tỏi, nấm, các loại ngũ cốc,… chúng có tác dụng kháng sinh và tăng sức đề kháng tốt. Có 15 loại thực phẩm chủ yếu đóng vai trò quan trọng trong việc tăng sức đề dáng trong mùa dịch bệnh gồm: ớt chuông đỏ, hoa quả họ cam chanh, bông cải xanh, gừng, tỏi, cải bó xôi, hạnh nhân, yogurt, đu đủ, trà xanh, kiwi, nghệ, hạt hướng dương, thịt gia cầm, cá… Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng bằng các loại thức ăn tốt cho sức khỏe không những giúp cơ thể đề kháng tốt với dịch bệnh mà còn tạo ra nguồn năng lượng dồi dào để duy trì mọi hoạt động.
Giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với sức đề kháng, các tế bào được bảo vệ khỏi bị suy yếu và tổn hại khi chúng ta ngủ. Nếu thiếu ngủ, cơ thể sẽ để rơi vào tình trạng mệt mỏi và khả năng mắc bệnh cao hơn so với ngủ đủ giấc. Sau thời gian lao động căng thẳng, một giấc ngủ đúng giờ, sâu và đủ sẽ đem đến một cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy sức sống, tăng sức đề kháng trong mùa dịch. Những người khó ngủ nên nghe nhạc nhẹ, nhạc không lời thư giãn, ngồi thiền khoảng 30 phút, sử dụng một số tinh dầu cho hương thơm dễ chịu như cam, bưởi, oải hương, không sử dụng điện thoại trước khi ngủ 30 phút vì ánh sáng xanh từ điện thoại, ipad sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn.
Nếu cơ thể bị căng thẳng, stress… các hormone adrenaline và cortisol được tiết ra khiến hệ miễn dịch suy giảm. Không những thế, nếu stress kéo dài bạn cũng rất dễ gặp phải các vấn đề về huyết áp và tim mạch. Việc hạn chế căng thẳng sẽ giúp tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch hiệu quả. Bạn có thể tập yoga thư giãn, tập thể dục, nghe nhạc, làm việc nhà,… nhẹ nhàng để giảm căng thẳng và nâng cao chất lượng cuộc sống. Bạn nên duy trì một cuộc sống hạnh phúc, tình bạn, tình yêu tốt đẹp, gạt bỏ những buồn phiền và tránh để người khác khiến cảm xúc của bạn thay đổi theo hướng tiêu cực. Khi cơ thể sống hạnh phúc, tình trạng căng thẳng sẽ giảm đi, bạn ngủ ngon hơn, từ đó hệ miễn dịch sẽ tốt lên một cách tự nhiên nhất.
Uống rượu, bia với một mức độ nhất định rất tốt cho cơ thể, nhưng việc lạm dụng quá mức sẽ khiến rượu, bia đi ngược tác dụng. Khi nồng độ cồn trong cơ thể cao và được duy trì thường xuyên, các tế bào bạch cầu sẽ bị ức chế chức năng miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể giảm đi. Kết quả là những người nghiện rượu, hút t.huốc l.á, uống bia nhiều sẽ có nguy cơ mắc các bệnh dịch cao hơn người hạn chế uống.
Nước lọc – “thần dược” của cơ thể
Nước lọc “thần dược” của cơ thể.
Uống đủ lượng nước cần thiết có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, từ đó sẽ cải thiện sức khỏe tổng thể.
Nước là loại thức uống mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Uống đủ lượng nước cần thiết có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và cải thiện sức khỏe tổng thể. Trong mùa dịch, chúng ta càng cần phải uống đủ nước (0,4 lít nước/ngày x trọng lượng cơ thể), uống từng ngụm nhỏ để nước thấm vào cơ thể, tăng cường hệ thống miễn dịch.
Cải thiện chức năng cơ thể: Uống nước thường xuyên có thể giúp cải thiện khả năng miễn dịch, vì nước giúp mang oxy đến các tế bào của cơ thể, từ đó sẽ thúc đẩy hoạt động của toàn bộ hệ thống ở công suất tối đa.
Loại bỏ độc tố: Một lợi ích được biết đến rộng rãi của nước là chúng có thể giúp loại bỏ các độc tố khỏi cơ thể. Tính chất này của nước giúp ngăn chặn các độc tố tích tụ và giảm tác động tiêu cực đến hệ thống miễn dịch.
Thúc đẩy giấc ngủ: Lượng nước thích hợp sẽ thúc đẩy chức năng não, do hydrat hóa thường xuyên thúc đẩy sản xuất melatonin, sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn, từ đó giúp duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy, thiếu ngủ có thể sẽ có tác động xấu đến hệ thống miễn dịch.
Ngoài việc cải thiện hệ thống miễn dịch, tiêu thụ nước thường xuyên còn mang lại nhiều lợi ích khác như: Hỗ trợ giảm cân, cải thiện nhu động ruột, cải thiện tiêu hóa, giúp giảm đau,…
Người mắc bệnh tim mạch: Uống một cốc nước trước khi đi ngủ. Nếu trái tim của bạn không khỏe mạnh, bạn nên nuôi dưỡng thói quen uống một cốc nước trước lúc ngủ. Làm như vậy có thể phòng ngừa những tổn thương vào sáng sớm như các bệnh: Nhồi m.áu cơ tim, đau thắt ngực.
Nhồi m.áu cơ tim là do độ nhớt trong m.áu quá cao gây ra. Khi ngủ, do ra mồ hôi hoặc cơ thể bị mất nước dẫn đến giảm lượng nước trong m.áu, độ nhớt trong m.áu sẽ vì thế mà tăng cao. Vì thế mới nói, uống một ly nước trước lúc ngủ có thể cứu tính mạng bạn.
Tàn nhang, thâm nám: Uống một cốc nước đun sôi để nguội vào buổi sáng sớm. Có người uống nước muối, có người uống nước pha với mật ong, có người lại cho rằng uống nước chanh mới làm cho trẻ hóa làn da, vậy uống nước gì mới là tốt nhất? Cơ thể sau một đêm diễn ra hoạt động trao đổi chất, các chất thải cần được đào thải nhanh ra ngoài, không có loại đồ ngọt hay chất dinh dưỡng nào có tác dụng bằng nước đun sôi để nguội. Nếu như nước có chứa chất đường hoặc chất dinh dưỡng khác, khi thâm nhập vào trong cơ thể lại cần thời gian để chuyển hóa. Vì vậy, uống một cốc nước vào buổi sáng có tác dụng bài tiết chất thải trong cơ thể.
Cảm cúm: Cần uống nhiều nước hơn lúc thường. Lúc bạn bị cảm cúm kèm theo triệu chứng sốt, đổ mồ hôi, khó thở, cơ thể cần bổ sung đầy đủ nước để đẩy nhanh sự bài tiết chất thải ra ngoài. Uống nhiều nước không chỉ thúc đẩy sự ra mồ hôi và tiểu tiện mà còn giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, khiến cho virus gây bệnh nhanh chóng bị bài tiết ra ngoài.
Táo bón: Uống từng ngụm lớn. Có hai nguyên nhân gây ra táo bón: Chất thải tích tụ trong cơ thể mà không có nước; hai là cơ quan đường ruột không thể đào thải ra nổi. Nếu là nguyên nhân thứ nhất thì hàng ngày nên uống nhiều nước.
Nếu là nguyên nhân thứ hai thì ngoài việc điều trị thông thường, có thể áp dụng phương thức: uống từng ngụm nước lớn. Việc uống nước này phải được thực hiện nhanh, như vậy nước sẽ nhanh chóng trôi vào kết tràng, kích thích ruột nhu động, thúc đẩy đại tiện. Lưu ý, những người táo bón không nên uống từng ngụm nhỏ, như thế nước di chuyển chậm, dễ bị dạ dày hấp thu gây ra tiểu tiện.
Buồn nôn: Uống nước muối. Nếu khi có cảm giác buồn nôn mà rất khó nôn ra, bạn có thể uống nước muối loãng. Uống vài ngụm nước muối sẽ kích thích cơ thể tống các chất bẩn ra ngoài. Sau khi nôn xong, dùng nước muối súc miệng để tiêu viêm. Ngoài ra, nếu nôn liên tục thì nước muối loãng sẽ là nguồn bổ sung nước hữu hiệu cho cơ thể, giúp cơ thể giảm được sự mệt mỏi.
Béo phì: Sau bữa ăn nửa tiếng uống một ít nước. Nếu muốn giảm cân nặng nhưng lại không uống đủ nước thì chất béo trong cơ thể không thể chuyển hóa được, càng làm cho cân nặng tăng thêm. Chức năng tiêu hóa, chức năng bài tiết đều cần có nước, những chất độc trong cơ thể cũng cần phải có nước mới có thể đào thải ra ngoài được. Uống nước có thể tránh rối loạn chức năng dạ dày đường ruột. Vì thế, sau bữa ăn nửa tiếng, bạn nên uống một ít nước, làm như vậy vừa có thể tăng cường chức năng tiêu hóa, lại có thể giúp bạn giữ dáng vóc.
Buồn bực: Uống nước liên tục: Loại chất ảnh hưởng tới trạng thái tinh thần của con người là hormone. Nói một cách đơn giản, hormone chia thành hai loại: Một loại tạo ra niềm vui, một loại sinh ra nỗi buồn. Hormone do não bộ sinh tiết ra, gọi là “hormone vui vẻ”; hormone do tuyến thượng thận sinh ra, gọi là “hormone đau khổ”. Khi chúng ta đau khổ, hormone ở tuyến thượng thận sẽ tăng tiết, nhưng nó cũng giống như chất độc khác có thể đào thải ra ngoài cơ thể, nên uống nhiều nước sẽ giúp bài tiết những chất này.
Bác bỏ tin đồn người cao huyết áp cần kiêng ăn trứng
Trứng là thực phẩm bổ dưỡng và có lợi cho sức khoẻ. Tuy nhiên nhiều người truyền tai nhau rằng người bị tăng huyết áp cần kiêng ăn trứng, điều này là không chính xác.
Trứng là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng đặc biệt cao. Trong trứng có đủ chất đạm, chất béo, vitamin, chất khoáng, các men và hoocmon. Tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong trứng tương quan với nhau rất thích hợp, cân đối.
Đặc biệt trong trứng có nguồn chất béo rất quý đó là Lecithin. Lecithin thường có rất ít ở các thực phẩm khác, nó tham gia vào thành phần các tế bào và dịch thể của tổ chức, đặc biệt là tổ chức não. Nhiều nghiên cứu cho thấy Lecithin có tác dụng điều hòa lượng cholesterol, ngăn ngừa tích lũy cholesterol, thúc đẩy quá trình phân tách và bài xuất nó ra khỏi cơ thể.
Sở dĩ có tin đồn trứng kỵ với bệnh cao huyết áp là bởi trong trứng chứa lượng cholesterol đáng kể (600mg cholesterol/100g trứng gà). Những người có hàm lượng cholesterol cao thường xuyên phải đối phó với tình trạng tăng huyết áp.
Tuy nhiên trong trứng cũng có tương quan thuận lợi giữa Lecithin và cholesterol, do vậy Lecithin sẽ phát huy vai trò điều hòa cholesterol ngăn ngừa quá trình xơ vữa động mạch và đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể.
Hàm lượng dinh dưỡng có trong trứng không làm tăng huyết áp mà còn giúp điều hoà huyết áp, cải thiện sức khoẻ. Ảnh: LĐO
Trao đổi với Báo Lao động, PGS.TS Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết: Tin đồn ăn trứng dẫn đến tăng huyết áp là không có căn cứ khoa học. Bởi trứng là thức ăn quen thuộc và giàu dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng lại ở tỷ lệ cân đối, giúp cải thiện sức khỏe rất tốt.
Với người lớn 1 tuần có thể ăn 3-4 lần trứng. Với người bị tăng huyết áp hoặc cholesterol cao trong m.áu vẫn có thể ăn trứng vì qua những kết quả nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng Hoa Kỳ đã khẳng định là ăn trứng không làm tăng huyết áp và cholesterol m.áu mà trứng có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người.
Tuy nhiên với những người có huyết áp cao và mỡ cao trong m.áu chỉ nên ăn 2-3 lần trứng trong 1 tuần.