Bản năng tò mò của nhà khoa học đã giúp họ tìm thấy những thông tin hiếm hoi để truy lùng, bắt virus SARS-CoV-2 phải hiện nguyên hình bộ gen.
Săn tìm, bẻ khóa bộ gen SARS-CoV-2
Những ngày cuối năm, khi người dân TPHCM chuẩn bị đón tết Tân Sưu thì xuất hiện chùm ca lây nhiễm ở sân bay Tân Sơn Nhất. Để củng cố thêm các chiến thuật dập tắt chuỗi lây nhiễm COVID-19, nhóm nghiên cứu ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM ngày đêm bam tru phòng thí nghiệm với hy vọng bắt cho được virus hiện nguyên hình.
Cuối cùng, nhóm đã công bố ba bộ gen SARS-CoV-2 thu nhận được từ chuỗi lây nhiễm ơ sân bay Tân Sơn Nhất đều thuộc chủng A.23.1 – biến chủng chưa từng được phát hiện tại Việt Nam. Chủng này được phát hiện lần đầu tiên ở Rwanda, châu Phi vào tháng 10/2020.
Tiến sĩ Lê Văn Tấn – Trưởng nhóm nghiên cứu các bệnh n.hiễm t.rùng mới nổi, Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU)
Kết quả này đã góp phần làm sáng tỏ hơn bức tranh dịch tễ của đợt dịch COVID-19 đang bùng phát mạnh ở Việt Nam từ cuối tháng 1/2021 đến nay. Nhờ đó, TPHCM tập trung vào khoanh vùng dập dịch và mở rộng giám sát trong cộng đồng dựa trên cơ sở ổ dịch tại TPHCM chứ không liên quan đến ổ dịch ở tinh Hải Dương, Quảng Ninh.
Người khởi đầu cho viêc giải ma trình tự gen virus SARS-CoV-2 này là tiến sĩ Lê Văn Tấn – 39 t.uổi, Trưởng nhóm nghiên cứu các bệnh n.hiễm t.rùng mới nổi, Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU). Tranh thủ giờ giải lao, tiến sĩ Lê Văn Tấn chia sẻ, quê anh ơ Quảng Trị; sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ sinh học cua Trường đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM, anh gia nhập OUCRU vào năm 2004. Trụ sở OUCRU đặt tại Khoa Xét nghiệm của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM.
Trước đó, vào tháng 6/2020, ngành y Việt Nam tự hào khi tạp chí Clinical Infectious Diseases của Hội Truyền nhiễm Hoa Kỳ đăng tải công trình nghiên cứu của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM – công trinh đã đóng góp những bằng chứng khoa học quan trọng cho thế giới trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19.
Sở Y tế TPHCM nhận định, đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên trên thế giới cho thấy khả năng lây truyền SARS-CoV-2 ở người không có triệu chứng. Kết quả nghiên cứu này góp phần làm thay đổi quan điểm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lúc bấy giờ về khả năng lây nhiễm ở những người nhiễm SARS-CoV-2 không có triệu chứng, đồng thời cho thấy khuyến cáo đeo khẩu trang để phòng ngừa lây lan cho mọi người là phù hợp.
Công trình nghiên cứu này đã được Chính phủ Anh sử dụng hai lần để làm tài liệu nguồn về COVID-19, được Diễn đàn Kinh tế thế giới chọn là môt trong ba sự kiện khoa học của tuần thư hai, tháng 6/2020.
Việt Nam còn được bạn bè quôc tê ca ngợi khi giải mã gen virus và khống chế được chùm ca bệnh nổi tiếng tại Việt Nam ở quán bar Buddha (quận 2, TPHCM) liên quan đến bệnh nhân 91, la phi công người Anh. Cuối cùng, kết quả được công bố trên tạp chí Emerging Infectious Diseases của CDC Hoa Kỳ, vốn có chỉ số ảnh hưởng hàng đầu thế giới về mặt y học. Nhóm đã giải mã được 11 bộ gen của SARS-CoV-2 từ các bệnh nhân, từ đó xác định được hai chuỗi lây truyền xuất phát từ các ca bệnh không có triệu chứng.
Bên trong phòng xét nghiệm của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM
Cũng theo nhận định của Sở Y tế TPHCM, nghiên cứu này cung cố thêm bằng chứng về viêc lây nhiễm ở những người nhiễm SARS-CoV-2 nhưng không có triệu chứng, cũng như nguy cơ siêu lây nhiễm ở môi trường thông khí kém (ở quầy bar). Bài báo này đã môt lần được sử dụng làm tài liệu nguồn về COVID-19 của Chính phủ Anh.
Lao vào bệnh viện với chiếc quần lửng
Để có được thành công này, nhóm nghiên cứu đã trải qua những ngày tháng “nằm gai nếm mật”, phải chạy đua, chuẩn bị các “vũ khí tối tân” ngay từ khi Việt Nam xuất hiện những ca bệnh đầu tiên.
Luc bây giơ, WHO chưa ban hành quy chuẩn chẩn đoán virus nCoV (sau này mang tên SARS-CoV-2). Nhưng để tìm cách xây dựng quy trình xét nghiệm phát hiện, chẩn đoán sớm cho người dân, tiến sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu – Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM đa cùng với các bác sĩ, nhà khoa học bàn bạc phương án.
Vài tuần sau đó, vào ngày 31/1/2020, một Việt kiều 73 t.uổi ho khan trên sau ngày, thở mệt, đang tạm trú tại một khách sạn ở quận 3, TPHCM được đưa vào Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM. Kết quả chup X-quang phổi cho thấy, phổi bị tổn thương phế nang mô kẽ lan tỏa cả hai bên phế trường. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM quyết định cho chạy xét nghiệm bằng quy trình được xây dựng từ OUCRU.
Tiến sĩ Lê Văn Tấn nhớ lại: “Tôi còn nhớ, đó là vào ngày mùng Tam tết Canh Tý 2020. Khi đang uống cà phê với ba mẹ vợ, hay tin phải xét nghiệm tìm SARS-CoV-2 gấp, tôi lao thẳng đến phòng xét nghiệm với chiếc quần lửng thể thao. Miệt mài đến 15g, chúng tôi hoàn thành quy trình, xác định người đàn ông Việt kiều bị nhiễm COVID-19″.
Tiến sĩ Lê Văn Tấn cho biết, bản năng của nhà khoa học la tò mò, nên khi giải trình tự gen SARS-CoV-2 mà còn mập mờ, chưa sáng tỏ, nó sẽ kích thích để nhà khoa học đi tìm câu trả lời. Tuy nhiên, anh cho rằng, có lẽ nhóm cũng găp may mắn và nhờ những cộng sự mát tay nên việc giải trình tự gen trong những thời điểm then chốt chống dịch tại TPHCM vừa qua đều thành công.
Tiến sĩ Lê Văn Tấn bộc bạch: “Những kết quả nghiên cứu về SARS-CoV-2 trong thời gian qua là công sức của cả nhóm với sự tin tưởng, hỗ trợ của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM. Thành viên của nhóm không ngại hy sinh việc riêng, sẵn sàng xung trận chống dịch, kể cả ngày nghỉ và lễ, tết”.
Thạc sĩ Nghiêm Mỹ Ngọc – Phó trưởng khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM – không quên được cảm xúc vui buồn lẫn lộn khi cùng tiến sĩ Tấn và hai thành viên khac phát hiện ra ca COVID-19 đầu tiên tại bệnh viện: “Nếu nói vui thì không hẳn đúng vì phát hiện ca bệnh thì sao vui được. Nhưng đó là cảm xúc vừa mừng vừa lo. Mừng vì quy trình xét nghiệm COVID-19 của nhóm nghiên cứu đã có kết quả. Lo là nếu phát hiện ra ca bệnh, không biết sắp tới, thành phố mình sẽ phải chống đỡ ra sao đây. Lúc ấy, trên thế giới có nhiều người c.hết vì COVID-19 rồi”.
Thạc sĩ Nghiêm Mỹ Ngọc – Phó trưởng khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM
Chỉ tay vào hành lang dài ở Khoa Xét nghiệm, được ngăn cách bên ngoài bằng canh cửa kính có dan thông báo “Nguy hiểm sinh học. Khu vực xét nghiệm, hạn chế ra vào”, thạc sĩ Nghiêm Mỹ Ngọc nói, đó là nơi mà chị và đồng nghiệp đã cống hiến hết sức lực trong những ngày tết Tân Sửu 2021.
Từ nhưng thanh công bước đầu này, Khoa Xét nghiệm cua Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM là bệnh viện đầu tiên tại TPHCM được Bộ Y tế chấp thuận cho thực hiện xét nghiệm khẳng định COVID-19, bên cạnh Viện Pasteur.
Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford tại Việt Nam được thành lập vào năm 1991, tập trung nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm quan trọng có tầm ảnh hưởng lớn đến Việt Nam, các nước trong khu vực cũng như thế giới. Có thể kể đến các bệnh n.hiễm t.rùng mới nổi, từ sốt rét, thương hàn, sốt xuất huyết, viêm não, lao, bệnh n.hiễm t.rùng hệ thần kinh trung ương, uốn ván, HIV… Từ năm 2003, đơn vi tiêp tuc nghiên cứu về SARS, cúm H5N1, cúm H1N1, bênh tay chân miệng và hiên nay la virus SARS-CoV-2.
B.é t.rai 18 tháng t.uổi đột nhiên bị uốn ván
B.é t.rai 18 tháng t.uổi, ngụ quận Bình Thạnh, sốt 5 ngày, cứng hàm, ăn uống khó, thỉnh thoảng ưỡn cong người và tím môi khi gồng.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Nguyễn Đình Qui, Bệnh viện Nhi đồng 2, ngày 13/12, cho biết bé không há được miệng do cứng hàm, chân duỗi thẳng và tay nắm chặt khi kích thích. Bác sĩ không ghi nhận vết thương ngoài da, không có thương tích liên quan vật rỉ sét.
Các chuyên gia bệnh truyền nhiễm hội chẩn, xác định bé mắc bệnh lý uốn ván. Bé được chuyển sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM điều trị.
Mẹ kể bé được chích ngừa hai mũi vaccine sau sinh ở bệnh viện sản gồm lao và viêm gan B, sau đó không chích thêm vaccine khác. Hiện không rõ tại sao bé bị uốn ván.
Theo bác sĩ Qui, uốn ván là bệnh lý nguy hiểm, tỷ lệ biến chứng và t.ử v.ong cao nhưng đã có vaccine phòng ngừa trong chương trình tiêm chủng quốc gia từ rất lâu. Tuy nhiên thỉnh thoảng bệnh viện vẫn tiếp nhận những bệnh nhi uốn ván.
Đây là bệnh cấp tính do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Bệnh biểu hiện những cơn co cứng cơ kèm theo đau, đầu tiên là các cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy và sau đó là cơ thân.
Vi khuẩn uốn ván tồn tại trong ruột của súc vật, cư trú một cách bình thường không gây bệnh. Trong điều kiện không thuận lợi, vi khuẩn tồn tại dưới dạng nha bào. Thông thường nha bào uốn ván xâm nhập vào cơ thể người qua các vết thương sâu bị nhiễm đất bẩn, bụi đường, phân người, phân súc vật hoặc các vật sắt nhọn rỉ sét qua các vết rách trên da.
Cơ thể không miễn dịch tự nhiên với vi khuẩn uốn ván. Người mẹ được tiêm phòng uốn ván trong lúc mang thai có thể truyền kháng thể qua nhau thai sang con nhưng kháng thể chỉ tồn tại không quá hai tháng trong m.áu con. Việc truyền kháng thể từ sữa mẹ rất ít.
Việc điều trị uốn ván khá phức tạp, đôi khi phải mở khí quản, thở bằng máy nếu trẻ suy hô hấp nặng và đa phần để lại di chứng thần kinh, tỷ lệ t.ử v.ong cao khi có biến chứng.
Theo bác sĩ Qui, quan trọng nhất là dự phòng, gây miễn dịch cơ bản bằng ba liều vaccin DPT (bạch hầu – ho gà – uốn ván) nằm trong chương trình tiêm chủng quốc gia lúc hai, ba, bốn tháng t.uổi.