Sa sâm là rễ của loài Nam sa sâm (Adenophora veticillata Fisch.), thuộc họ hoàng liên (Campanunaceae); hoặc Bắc sa sâm (Glehnia littoralis Fr. Schmidt. Ex Miq.), thuộc họ hoa tán (Apiaceae).
Ảnh minh họa
Ở Việt Nam, sa sâm chủ yếu từ cây (Launaca pinnatifida Cass.), thuộc họ cúc (Asteraceae), được dùng thay Bắc sa sâm và Nam sa sâm; tác dụng chữa ho, trừ đờm, chữa sốt.
Sa sâm có các dẫn xuất saponin, coumarin và các hợp chất đường, sinh tố B 2 … Tác dụng giãn mạch, làm tăng trương lực cơ tim, trừ đàm và kháng trực khuẩn. Theo Đông y, sa sâm vị ngọt hơi đắng, tính lương; vào phế, vị. Tác dụng dưỡng âm, thanh phế, ích vị sinh tân, hóa đàm chỉ khái. Trị phế táo âm hư, vị âm hư. Ngày dùng 9-25g; có thể nấu, hầm hoặc sắc. Sau đây là một số cách dùng sa sâm làm thuốc.
Nhuận phế chỉ khát: trị chứng phế nhiệt, ho khan, ho lâu ngày, khản tiếng.
Bài 1 – Thang thanh kim ích khí: sa sâm 20g, hoàng kỳ 4g, sinh địa 20g, tri mẫu 12g, huyền sâm 12g, ngưu bàng tử 12g, xuyên bối mẫu 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Trị chứng hư nhược khí ngắn, phổi yếu, mất tiếng.
Bài 2 – Thang sa sâm mạch đông: sa sâm 12g, mạch môn 12g, ngọc trúc 12g, thiên hoa phấn 12g, tang diệp 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Trị chứng phế vị táo nhiệt, ho khan ít đờm, họng khô, miệng khát. Nếu trong người nóng quá thì gia thêm địa cốt bì 12g.
Sinh tân chỉ khát: trị bệnh nhiệt về cuối kỳ còn sốt lai rai, họng khô, miệng khát. Dùng Thang ích vị: sa sâm 16g, sinh địa 20g, ngọc trúc 12g, mạch đông 12g. Sắc uống.
Món ăn thuốc có sa sâm:
Nước đường sa sâm: sa sâm 25g, đường phèn 15g, nước lượng thích hợp, đun nhỏ lửa 15 phút. Món này rất tốt cho người bị ho sốt (phế nhiệt khái thấu).
Canh thịt gà sa sâm: sa sâm 15-60g, trứng gà 3 quả. Nấu dạng canh trứng. Dùng tốt cho người bị đau nhức răng.
Sa sâm hầm thịt nạc: sa sâm 12g, thịt nạc 100g. Cả hai hầm nhừ, thêm gia vị (hạn chế tiêu ớt). Món này tốt cho sản phụ ít sữa.
Kiêng kỵ: không dùng sa sâm khi ho do cảm cúm (cảm mạo phong hàn). Sa sâm phản lê lô.
3 loại đồ ăn sáng không gây béo mà vẫn đủ năng lượng
Bữa sáng luôn được cho là bữa ăn quan trong nhất trong ngày. Tuy nhiên, không nên vì thế mà nạp quá nhiều chất béo vào buổi sáng. Dưới đây sẽ là gợi ý 3 món ăn sáng đủ chất mà không gây béo cho phái nữ.
Trứng
Trứng rất giàu protein, vitamin và khoáng chất thiết yếu như selen, vitamin B2,… Do có chứa hàm lượng protein cao nhưng không chứa các chất béo nên trứng rất thích hợp với những người giảm cân. Các chất có trong trứng sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn và đói bụng.
Theo một nghiên cứu trên 152 người trưởng thành ăn sáng với trứng. Có tới 65% người có khả năng giảm cân cao hơn so với những người không ăn bữa sáng. Ngoài ra có tới 34% số người giảm được số đo vòng 2 sau 8 tuần nghiên cứu.
Chuối và trứng là hai loại thực phẩm có thể ăn sáng mà không sợ béo. Đồ hoạ: T.A.
Chuối
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra chuối vốn là loại quả rất tốt cho sức khoẻ. Chứa ít calo, giàu chất xơ, chuối làm giảm cảm giác thèm ăn ở những người giảm cân.
Trung bình một quả chuối có chứa khoảng 100kcal, 4 – 5g chất xơ. Như vậy 1 quả chuối đã có thể đáp ứng 15% lượng chất xơ mà cơ thể cần. Bạn có thể sử dụng chuối kết hợp với sữa chua ăn sáng để làm giảm các giác nhàm án.
Yến mạch
Yến mạch luôn được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng đối với những người muốn giảm cân. Trong yến mạch có chứa nhiều chất xơ, beta-glucan giúp tăng cảm giác no. Ngoài ra yến mạch cũng giúp hệ miễn dịch và tim mạch khoẻ hơn.
Ăn yến mạch vào buổi sáng bạn có thể sử dụng với sữa, sữa chua hoặc nấu cháo yến mạch để thay đổi và dễ ăn hơn.