Một nghiên cứu mới đây phát hiện virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 có thể tồn tại vài ngày trên quần áo. Trong đó, virus tồn tại lâu nhất trên quần áo làm từ vải polyester.
Một nghiên cứu ở Anh cho rằng virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại trên vải polyester đến 3 ngày, vải cotton 2 ngày và polycotton là 6 giờ – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Nghiên cứu do các chuyên gia tại Đại học De Montfort (Anh) thực hiện. Nhóm nhiên cứu muốn kiểm tra khả năng tồn tại của virus SARS-CoV-2 trên 3 loại vải khác nhau thường được dùng trong các phòng khám, bệnh viện, theo Daily Mail.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu không dùng SARS-CoV-2 mà dùng HCoV-OC43, một virus Corona khác có đặc tính rất giống SARS-CoV-2. Các giọt dung dịch chứa virus được nhỏ vào 3 loại vải khác nhau.
Kết quả nghiên cứu cho thấy virus có thể tồn tại ở mức độ lây nhiễm trên vải polyester đến 3 ngày, trên vải cotton 2 ngày và polycotton là 6 giờ.
Ở nhiệt độ bao nhiêu, virus gây bệnh Covid-19 sẽ c.hết | Bác sĩ Chợ Rẫy giải đáp
Nhóm nghiên cứu cho biết những phát hiện này là rất đang quan tâm. Nếu virus dính trên quần áo của các nhân viên y tế thì thông qua quần áo, họ có thể mang mầm bệnh từ bệnh viện về nhà.
“Khi dịch bệnh lần đầu tiên bùng phát, chúng ta hiểu biết rất ít về khả năng tồn tại của virus Corona trên vải. Phát hiện của chúng tôi cho thấy nguy cơ lây lan virus của 3 loại vải được dùng phổ biến trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe”, tiến sĩ vi sinh vật Katie Laird, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết.
Do đó, bà khuyến cáo Chính phủ Anh nên duy trì việc giặt đồng phục của các y, bác sĩ ngay tại bệnh viện bằng máy giặt công nghiệp.
Ngoài ra, Cơ quan dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) từng khuyến cáo nếu muốn loại bỏ virus trên quần áo, người dân cần phải giặt ở nhiệt độ 60 độ C. Tuy nhiên, trong nghiên cứu, nhóm của tiến sĩ Laird đã thử nghiệm trên vải cotton, loại vải quần áo phổ biến nhất của các nhân viên y tế.
Khi giặt quần áo với bột giặt và nước, nhóm nghiên cứu phát hiện không thể loại bỏ hoàn toàn virus gây bệnh trên quần áo. Chỉ khi giặt với bột giặt và nước ở nhiệt độ từ 67 độ C trở lên thì virus mới bị t.iêu d.iệt hoàn toàn, theo Daily Mail.
Giữ ấm cho trẻ khi ra ngoài trời lạnh thế nào?
Thời tiết miền Bắc đang trong những ngày rét đậm, nếu cho trẻ ra ngoài vào thời điểm này, cha mẹ phải giữ ấm đúng cách và vệ sinh tốt cho trẻ.
Theo chia sẻ của bác sĩ Phí Xuân Thi, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, có một số quan niệm là trời lạnh hay tiếp xúc với không khí lạnh có thể làm cho trẻ ốm – bệnh. Đó có thể là trở ngại cho các bậc cha mẹ khi quyết định cho con vui chơi ngoài trời. Tuy nhiên, nếu giữ ấm đúng cách và vệ sinh tốt cho trẻ, thì không nhiết thiết phải hạn chế các vận động ngoài trời của trẻ.
Nhiệt độ cơ thể sẽ mất rất nhanh nếu phần cơ thể của chúng ta tiếp xúc trực tiếp với không khí. Nhiều bậc cha mẹ không biết mặc thế nào cho con đủ ấm, đôi khi mặc nhiều quá làm trẻ quá nóng, hoặc mặc chưa đúng cách khiến trẻ khó vận động hoặc chơi các trò chơi ngoài trời.
Nguyên tắc của việc mặc giữ ấm là chúng ta nên mặc thành nhiều lớp. Nhiều lớp mỏng tốt hơn một lớp dày. Vì mặc nhiều lớp sẽ tạo ra nhiều lớp giữ nhiệt và hạn c.hết mất nhiệt ra ngoài môi trường. Luôn mặc cho trẻ nhiều hơn một lớp quần áo so với người lớn trong cùng một điều kiện.
Cách chọn mặc quần áo theo lớp
Lớp trong (lớp nền): Là lớp có thể nói quan trọng trọng nhất. Tạo lớp giữ nhiệt đầu tiên cho cơ thể, giữ một lớp không khí cạnh da và tạo ra nhiệt độ – độ ấm; hút ẩm – nước thừa ( như chảy nước dãi, nước đổ, mồ hôi…) gây khó chịu, lạnh ra khỏi da. Chúng ta nên chọn những cỡ quần áo vừa khít với cơ thể con, mềm mại, và nên chọn các sản phẩm có chất liệu là len hoặc polypropylene (không nên chọn loại bông – cotton). Chọn được một lớp nền tốt, có thể trẻ sẽ cần ít quần áo hơn.
Lớp giữa: là lớp cách nhiệt để giữ ấm. Chúng ta có thể có rất nhiều lựa chọn quần áo cho lớp nào. Có thể chọn các loại sản phẩm từ len tự nhiên, hoặc len tổng hợp.
Lớp ngoài: Giữ an toàn cho trẻ và giúp các lớp bên trong tránh khỏi gió, nước, giữ khô ráo là rất quan trọng với lớp ngoài. Chúng ta nên chọn các loại nhẹ, bền, mềm mại để giúp trẻ có thể dễ dàng di chuyển.
Mũ, găng tay- chân, giày- dép
Đầu, tai, tay, chân là những bộ phân cơ thể thường xuyên tiếp xúc trực tiếp ra ngoài không khí. Trẻ sẽ bị mất nhiệt rất nhanh nếu chúng ta không được mặc đúng cách.
Nên cho trẻ sử dụng một cái mũ len có thể che được tai cho trẻ (vì tai sẽ bị lạnh đi rất nhanh).
Chọn cho trẻ một đôi gang tay phù hợp với thời tiết. Nếu trời mưa, ẩm ướt, chúng ta có thể chọn đôi gang chống thấm nước. Gang tay dạng mitten có thể sẽ ấm hơn gang tay dạng glove vì các ngón tay có thể làm ấm lẫn nhau. Tuy nhiên, có thể làm trẻ thấy khó chịu hơn khi chơi.
Chọn một vài đôi tất mùa đông phù hợp với trẻ. Cần thêm cho trẻ một vài loại giầy – dép chống ngấm nước để luôn giữ cho tất được khô ráo.
Một số lưu ý khác khi mặc ấm cho trẻ
Tùy theo tình trạng thời tiết, nhiệt độ mà chúng ta mặc bao nhiêu lớp áo cho trẻ. Nếu mặc tất cả các lớp vào, có thể dẫn đến trẻ đổ mồ hôi ( khiến trẻ lạnh hơn) và mất nước làm trẻ khó chịu.
Thường xuyên kiểm tra lưng, hay mồ hôi ở trẻ.
Nếu trẻ vận động nhiều, hay chơi trò chơi ngoài trời. Chúng ta có thể cởi bỏ 1 – 2 lớp ra để khiến trẻ không quá nóng khi vận động. Có thể mặc lại sau khi dừng lại.
Chúng ta có sử dụng balo – túi để đựng mũ, gang tay – chân cho trẻ. Chỉ dùng khi có nhu cầu.
Trời lạnh, khô, độ ẩm thấp khiến cơ thể phải sinh nhiều nhiệt hơn, mất nước nhiều hơn, sẽ làm trẻ lạnh hơn. Bổ sung nước ấm thường xuyên cho trẻ và có thể cho trẻ ăn những bữa ăn nhẹ bổ sung năng lượng.
Có thể sử dụng một vài loại túi ấm cho trẻ.
Đối với trẻ nhũ nhi, cần đặc biệt chú ý tới quần áo, khăn che bít đường thở của trẻ.
Không nên mặc quần áo quá chật hoặc quá rộng. Nó sẽ ảnh hưởng tới quá trình vận động và giữ nhiệt ở t.rẻ e.m.