Cà chua, cà rốt hay ớt chuông nấu chín sẽ có tác dụng tốt hơn so với ăn sống.
Cà chua
Theo một nghiên cứu, tiêu thụ cà chua sống chỉ mang lại cho bạn khoảng 4% lycopen (một chất chống oxy hóa rất mạnh chứa trong cà chua). Nguyên nhân là do cà chua sống có lớp thành tế bào khá dày và điều này ngăn cản cơ thể hấp thu lycopen. Chỉ khi được nấu chín, lycopen sẽ trở nên dễ sử dụng hơn và cơ thể sẽ hấp thu nó tốt hơn.
Cà rốt
Ăn cà rốt rất tốt cho đôi mắt do chúng chứa nhiều beta-caroten. Trong cơ thể, beta-caroten sẽ được biến đổi thành vitamin A và rất cần thiết để bảo vệ đôi mắt luôn sáng khỏe. Theo nhiều nghiên cứu, cà rốt khi được nấu chín sẽ có hàm lượng beta-caroten cao hơn và cơ thể sẽ có thể hấp thụ nó tốt hơn.
Bên cạnh đó, việc nấu chín cà rốt có thể giúp giải phóng carotenoids – chất chống oxy hóa, tăng chức năng miễn dịch tổng thể.
Ớt chuông
Khi ớt chuông được nấu chín, chúng sẽ tiết ra nhiều lycopene và acid ferulic – những chất chống oxy hóa hơn. Bên cạnh đó, so với ăn sống ớt chuông, bạn sẽ hấp thu được nhiều vitamin A từ món ớt xào. Vì thế, nếu muốn tận dụng triệt để các vitamin có trong ớt chuông, bạn có thể xào sơ qua chúng trước khi ăn ở nhiệt độ vừa phải, đừng nấu chín mềm là được.
Rau chân vịt
Rua chân vịt chứa nhiều folat – một vitamin nhóm B rất cần thiết cho sự phát triển của tế bào và hệ sinh sản. Tuy nhiên, ăn nhiều cải chân vịt sống có thể làm gián đoạn quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp, điều này ảnh hưởng tiêu cực đến sự trao đổi chất trong cơ thể. Vì vậy để tốt cho sức khỏe, bạn hãy dùng chúng để nấu canh, xào…
Măng tây
Măng tây là thực phẩm giàu những vitamin có khả năng đẩy lùi ung thư như vitamin A, C và E. Tuy nhiên do vách tế bào khá dày nên cơ thể rất khó hấp thu được những dưỡng chất này. Việc nấu chín măng tây sẽ giúp phá vỡ các tế bào sợi của nó, điều này sẽ khiến các vitamin được hấp thu dễ dàng hơn.
Bí ngô
Bí ngô được chế biến sẽ trở thành một món ăn giàu dinh dưỡng hơn so với ăn sống. Bên cạnh đó, bí ngô cũng rất giàu chất chống oxy hóa beta-caroten, và do vậy chúng sẽ dễ hấp thu hơn khi được nấu chín.
Măng
Măng có chứa chất khi kết hợp với vị chua trong dạ dày sẽ tạo ra một loại axit có khả năng gây ngộ độc. Tuy nhiên độc chất trong măng sẽ biến mất khi được nấu sôi. Để loại bỏ những độc tố có trong măng, bạn cần chế biến thật kỹ.
Súp lơ
Nấu chín súp lơ sẽ giúp giải phóng indole, một hợp chất hữu cơ có thể chống lại các tế bào t.iền ung thư. Đây là một trong những loại rau bạn nên hạn chế ăn sống vì nhiều vi khuẩn, sâu bọ ẩn náu mà không tài nào rửa sạch hoàn toàn được.
Sử dụng dầu gấc như thế nào thì đúng cách?
Dầu gấc là loại thực phẩm có chiết xuất từ quả gấc (còn gọi là mộc miết), một loại quả sạch, an toàn có chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng và có chiết xuất từ tự nhiên.
Vậy, dầu gấc có tác dụng gì và sử dụng như thế nào thì đúng cách và an toàn? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Những trường hợp nên sử dụng dầu gấc
Thành phần chính của dầu gấc là Beta Caroten hay còn gọi là t.iền Vitamin A. Beta Caroten thiên nhiên có tác dụng chống lão hoá, đồng thời bổ sung Vitamin A. Vì thế, dầu gấc rất có ích đối với những đối tượng như người cần bổ sung Vitamin A , người bị rụng tóc nhiều và gặp phải các vấn đề về mắt như khô mắt, mờ mắt,..
Trong dầu gấc còn chứa một lượng lớn Vitamin E rất tốt cho việc làm đẹp da. Ngoài ra, người có hệ miễn dịch yếu thường gặp các vấn đề về da như thâm, nám, mụn trứng cá cũng có thể sử dụng dầu gấc massage nhẹ nhàng lên vùng bị thâm để dầu gấc có thể thấm vào da. Hoặc có thể sử dụng dầu gấc dùng để trị mụn.
Ảnh minh họa. Đồ họa: Thúy Vi
Những đối tượng cần hạn chế sử dụng dầu gấc
Mặc dù dầu gấc có nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ nhưng những đối tượng sau đây cần lưu ý khi sử dụng dầu gấc người bị thừa Vitamin A, phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh trường hợp gây dị ứng, người bị vàng da do thừa Beta Caroten.
Nên sử dụng dầu gấc như thế nào?
Thành phần chính của dầu gấc là Beta Caroten, được hấp thu chủ yếu ở ruột non, cơ thể có thể hấp thụ Beta Caroten tốt nhất khi có sự hỗ trợ của dầu mỡ và chất béo. Do vậy, chúng ta có thể uống dầu gấc khi cơ thể dung nạp nhiều dầu mỡ nhất.
Chúng ta cũng có thể uống dầu gấc trong khi ăn hoặc ngay sau bữa ăn. Mặc dù vậy, để giảm việc chướng bụng cho người sử dụng thì nên uống dầu gấc sau khi ăn từ 30 phút đến 1 giờ. Lúc này, các dưỡng chất trong dầu gấc sẽ được hấp thu tự nhiên cùng với thức ăn.
Lưu ý trong ăn uống
Thành phần Beta Caroten trong dầu gấc sẽ chuyển hóa thành Vitamin A nên khi sử dụng dầu gấc chúng ta nên hạn chế các loại thực phẩm có chứa Vitamin A khác như bí đỏ, cà rốt, đu đủ,… để tránh trường hợp ngộ độc và thừa Vitamin A.
Để tránh việc làm giảm đi lượng dinh dưỡng trong dầu gấc chúng ta không nên dùng trong việc chiên hay xào vì như vậy sẽ làm giảm đi lượng dinh dưỡng có trong dầu gấc.
Nhìn chung, dầu gấc có công dụng rất tốt cho cơ thể đặc biệt đối với những người cần bổ sung Vitamin A. Tuy nhiên, chúng ta cần sử dụng dầu gấc với liều lượng phù hợp để có được một sức khoẻ tốt.