Đối với nam giới, việc ấn huyệt Quan nguyên có thể giúp chữa trị một số triệu chứng của bệnh suy thận, đau thắt lưng, rụng tóc…, còn phụ nữ còn có nhiều tác dụng tốt hơn.
Huyệt Quan nguyên: Bồi thận, bổ khí, hồi dương
Trong cuốn sách Đông y nổi tiếng “Lý Kinh Vĩ” viết: “Mùa đông đã kết thúc, mọi thứ đều nên dữ trữ.” Theo xu hướng tiếp nhận và đóng cửa tự nhiên, huyệt Quan nguyên có thể là lựa chọn hàng đầu để tích trữ năng lượng dương của cơ thể chúng ta và “dự trữ” năng lượng cơ thể cho sự phát triển của cơ thể.
Huyệt Quan nguyên, huyệt Thận du, là nơi giao nhau của 3 kinh mạch gan, lá lách và thận, có công năng tích trữ tinh, khí và làm ấm thận dương.
Quan là nghĩa của sự bế tàng, lưu trữ; Nguyên đề cập đến sức sống, nguyên khí, và có một ý nghĩa cơ bản đối với sự sống của con người. Huyệt này là nơi tích tụ sinh khí của cơ thể con người, là gốc của tạng phủ và kinh mạch của cơ thể nên có tên là Quan nguyên.
Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng, mùa đông tương ứng với thận trong ngũ tạng của cơ thể con người.
Thận chiếm ưu thế trong việc dự trữ, và điều đầu tiên để giữ một sức khỏe tốt sau mùa đông là dự trữ tinh khí và khí huyết, hâm nóng sinh khí.
Theo Giáo sư Liêu Tá Cần (Liao Zuoqin), dùng huyệt Quan nguyên để dưỡng gan, dưỡng huyết, dưỡng tinh can thận còn có thể thúc đẩy sự vận động của tỳ khí, thúc đẩy quá trình hấp thụ thức ăn và chất dinh dưỡng, đồng thời “dự trữ” đầy đủ năng lượng cho cơ thể chúng ta!
Phương pháp xác định vị trí huyệt vị:
Lấy điểm ở đường giữa phía trước của bụng dưới, bắt đầu từ rốn, dùng 4 ngón tay đo một khoảng cách tương đương vị trí phía dưới rốn 3 tấc làm huyệt Quan nguyên.
Thông thường, theo cách đo của Đông y, dùng chiều ngang của 4 ngón tay sẽ tương đương với 3 thốn.
Phương pháp xoa bóp, bấm bằng tay:
Trước khi ấn huyệt Quan nguyên, phải xoa hai lòng bàn tay nóng lên, sau đó áp lòng bàn tay vào đúng vị trí của huyệt Quan nguyên (như hình), rồi thực hiện động tác xoa ấn nhẹ nhàng, mức độ từ nhẹ tăng dần cho đến khi cảm thấy nóng lên.
Có thể xoa bóp, sau khi xoa thì úp lòng bàn tay vào vùng da huyệt và xoa theo chiều kim đồng hồ, xoa bóp huyệt theo chiều kim đồng hồ, xoa bóp cho đến khi vùng da cảm thấy nhẹ nhàng, có thể thực hiện từ 10 – 20 phút mỗi lần, và vài lần một ngày.
Xông hơi/hơ điếu ngải:
Xông hơi bằng điếu ngải phù hợp nhất với những người có thể trạng thiếu dương.
Điếu ngải được đốt cháy và hơ lên vùng huyệt cách da bụng khoảng 3-5cm. Mỗi lần hơ khoảng 15-20 phút, mỗi ngày một lần, 5 ngày một tuần, nghỉ hơ 2 ngày.
Lưu ý: Cấm bấm huyệt Quan nguyên cho phụ nữ có thai.
Ấn nhẹ huyệt Quan nguyên có tác dụng bồi thận, bổ khí, giảm thiểu quá trình lão hóa.
Đối với nam giới, việc ấn huyệt Quan nguyên có thể giúp chữa trị một số triệu chứng của bệnh suy thận, đau thắt lưng, rụng tóc…
Còn với phụ nữ, thường xuyên ấn huyệt Quan nguyên có thể giúp điều trị và giảm thiểu rất nhiều bệnh về phụ khoa.
7 tư thế phải tránh vì rất có hại cho bạn
Để nâng cao nhận thức về việc một số tư thế hằng ngày có thể khiến chúng ta đau đớn, Bright Side đã lưu ý những điều sau.
Nhiều người thích nằm sấp nhưng tư thế này có thể dẫn đến các biến chứng về sức khỏe – SHUTTERSTOCK
Hãy nhớ rằng nếu bạn bị bất kỳ loại đau nào, bạn nên đi khám.
1. Tư thế xấu khi làm việc trên máy tính xách tay
Khi dành nhiều thời gian ngồi với tư thế cong lưng hoặc tư thế vai hướng ra ngoài và khom lưng, chúng ta có thể bị đau thắt lưng và đau xung quanh khu vực trung tâm của lưng.
Ngoài ra, chúng ta thường cảm thấy rất khó chịu ở cổ hoặc phần trên của vai, vì cổ phải đối phó với tình trạng căng kéo dài khi nhìn thẳng vào màn hình trong nhiều giờ.
Giữ vai được thư giãn và khuỷu tay đặt trên cơ thể. Để lưng tựa hoàn toàn vào lưng ghế. Ngoài ra, hãy tạo một góc 90 – 100 độ giữa hông và đầu gối.
Không nên co chân cao ngang hông hoặc để chân trên không.
Có thể đặt phần trên của màn hình máy tính xách tay trong tầm nhìn ngang, sao cho cổ không phải cố gắng nhiều, theo Bright Side.
2. Cong lưng khi gắng sức
Một trong những yếu tố quan trọng nhất cần xem xét là không cong lưng hoặc thắt lưng khi gắng sức.
Dang rộng hai chân và uốn cong đầu gối, như động tác squat. Siết cơ bụng khi giữ vật, giữ vật này càng gần cơ thể càng tốt, đồng thời sử dụng cơ của hông và đầu gối. Luôn thẳng lưng, làm động tác ngồi xổm không bị vặn cột sống về phía trước.
3. Ngủ nằm sấp
Nhiều người thích nằm sấp nhưng tư thế này có thể dẫn đến các biến chứng về sức khỏe, vì buộc cổ và hàm ở vị trí không tự nhiên. Từ đó, có thể dẫn đến tổn thương cơ, đau cổ hoặc thậm chí là tật vẹo cổ.
Để bỏ thói quen xấu này, có thể nằm sấp cho đến khi chuẩn bị chìm vào giấc ngủ. Sau đó, thay đổi tư thế nằm nghiêng.
Để không trở lại tư thế cũ, có thể kê một chiếc gối bên cạnh và ôm gối.
4. Mang ba lô một bên vai
Mang ba lô một bên vai có thể gây co cứng và đau cổ – SHUTTERSTOCK
Khi mang ba lô ở một bên vai, cơ thể có xu hướng cân bằng trọng lượng đó với phía bên kia thân mình. Đó là lý do tại sao cách mang ba lô này có thể gây co cứng và đau cổ, đặc biệt là nếu ba lô nặng hoặc nếu không thỉnh thoảng chuyển bên sang vai kia, theo Bright Side.
Chỉ mang những gì rất cần và chuyển ba lô từ vai này sang vai khác để không làm mất cân bằng tác động của trọng lượng lên cơ thể.
Nên để những thứ nặng nhất ở dưới cùng và những thứ nhẹ nhất ở trên cùng để không ảnh hưởng đến cổ khi chuyển động.
5. Vừa đi vừa nhìn xuống điện thoại
Vừa đi vừa cuối đầu nhìn vào điện thoại, cổ và lưng sẽ bị ảnh hưởng. Để đạt được tư thế thích hợp, cột sống cần phải ở một vị trí tối ưu. Nếu không, có thể dẫn đến mất cả thăng bằng và cử động khớp sai cách. Tất nhiên, đầu tiên là chấn thương hoặc đau cơ nếu thường xuyên làm việc này.
Thực hiện một số loại bài tập thể dục tăng cường cơ lưng, xương chậu và bụng. Ngoài ra, duy trì cân nặng hợp lý là chìa khóa để tránh các vấn đề về lưng. Cố gắng tránh đi giày cao gót quá cao và không thoải mái và đảm bảo những thứ bạn thường nhìn hoặc sử dụng có độ cao thích hợp.
6. Ngồi để nguyên ví trong túi quần sau
Khi ngồi không đúng tư thế, dây thần kinh tọa có thể chịu hậu quả trước tiên.
Thói quen này ngoài việc gây khó chịu, còn có thể dẫn đến cơn đau dữ dội ở dây thần kinh tọa, nơi kết nối tủy sống với đùi ngoài. Nếu không được khắc phục kịp thời, tình trạng này có thể trở thành vĩnh viễn.
Đảm bảo ngồi đúng tư thế, lấy ví ra khỏi túi và đặt chân trên mặt đất. Không để chân dưới mông.
7. Bắt chéo chân trong một khoảng thời gian dài
Bắt chéo chân trong thời gian dài có thể dẫn đến giãn tĩnh mạch, cũng có thể khiến dễ bị đông m.áu hơn. Từ đó, có thể làm tổn thương nghiêm trọng mô hoặc gây hại cho dây thần kinh tọa và các nhánh của nó, và các biến chứng khác.
Giữ hai chân song song mọi lúc. Bàn chân luôn dặt trên sàn nhà, lưng phải luôn thẳng, theo Bright Side.