Vinh danh 16 thành tựu y khoa Việt Nam năm 2020

Giải thành tựu y khoa Việt Nam 2020 vinh danh những sản phẩm phục vụ cộng đồng, sản phẩm kỹ thuật cao cứu sống bệnh nhân nguy kịch, tri ân tuyến đầu chống dịch…

Vinh danh 16 thành tựu y khoa Việt Nam năm 2020

Vinh danh, trao Giải thành tựu y khoa Việt Nam năm 2020 tại VOH – ẢNH: DUY TÍNH

Chiều 26.2, Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM (VOH) phối hợp với Sở Y tế TP.HCM vinh danh và trao Giải thành tựu y khoa Việt Nam năm 2020 cho 16 sẩm phẩm có giá trị khoa học, giá trị cống hiến vì sức khỏe cộng đồng, trong đó có 2 thành tựu y khoa phòng chống Covid-19.

PGS. TS Tăng Chí Thượng, Phó giám đốc Sở Y tế, Chủ tịch Hội đồng môn xét tặng Giải thành tựu y khoa Việt Nam năm 2020, cho biết Hội đồng nhận được hơn 70 sản phẩm của 37 bệnh viện, trung tâm, viện, trường đại học trên địa bàn TP.HCM, Hà Nội, Huế đăng ký tham gia bình chọn. Hội đồng đã chọn ra 22 sản phẩm tiêu nhất cả về kỹ thuật chuyên sâu đến các sản phẩm y tế cộng đồng để giới thiệu rộng rãi cho người dân bình chọn. Cuối cùng có 16 sản phẩm được bình chọn.

Tin tổng hợp dịch Covid-19 ngày 26.2: Bước tiến mới của vắc xin ‘made in Việt Nam’

Theo PGS.TS Tăng Chí Thượng, Giải thành tựu y khoa Việt Nam 2020 cũng nhằm vinh danh và ghi nhận những cống hiến thầm lặng của đội ngũ y bác sĩ – những chiến sĩ áo trắng trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 khi họ đã nỗ lực hết mình, không kể ngày đêm, không kể ngày nghỉ, ngày tết để thực hiện nhiệm vụ chống dịch như chống giặc, giữ cuộc sống bình yên cho người dân TP.HCM.

Được biết, Giải thành tựu y khoa Việt Nam năm 2020 do VOH và Sở Y tế TP.HCM phối hợp thực hiện.

16 sản phẩm được vinh danh và trao giải được chia thành 2 nhóm cộng đồng và kỹ thuật cao, gồm:

9 sản phẩm vì cộng đồng : Mô hình trung tâm đột quỵ ( Bệnh viện Nhân dân 115), Ngân hàng sữa mẹ (Bệnh viện Từ Dũ), Phần mềm cảnh báo truyền dịch nội trú (Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn), Đề án hỗ trợ người khuyết tật cộng đồng (Bệnh viện phục hồi chức năng – điều trị bệnh nghề nghiệp), Mô hình mẫu về Bệnh viện dã chiến chống dịch đầu tiên của cả nước (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới), Báo động đỏ trong sản khoa cấp cứu mẹ và bé (Bệnh viện Hùng Vương), Công trình đưa trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng (Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch), Những chiến sĩ thầm lặng trong cuộc chiến chống Covid-19 (Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM), Khám chữa bệnh tại nhà cho người cao t.uổi ở Q.Gò Vấp (Trung tâm y tế Q.Gò Vấp).

7 sản phẩm thuộc kỹ thuật cao : Ứng dụng ECMO trong điều trị viêm cơ tim tối cấp ở t.rẻ e.m ( Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhi đồng 1), Phẫu thuật tim nội soi và ít sâm lấn (Bệnh viện Đại học y dược), Phẫu thuật tách cặp song sinh dính nhau (Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM), Ứng dụng ECMO cứu sống người bệnh sốc tim và suy hô hấp cấp nặng không đáp ứng điều trị nội khoa (Bệnh viện Chợ Rẫy), Áp dụng kỹ thuật mới về chẩn đoán và điều trị can thiệp các bệnh lý hệ bạch huyết tại Việt Nam (Bệnh viện Đại học y Hà Nội), Phẫu thuật cấy ốc tai điện tử (Bệnh viện Tai mũi họng), Biến dạng khuôn mặt nghiêm trọng kèm rối loạn chức năng đa cơ quan ở người bệnh mắc hội chứng Melkersson Rosenthal 15 năm không được chẩn đoán (Bệnh viện thẩm mỹ JW).

Đi ngoài phân sống là biểu hiện gì?

Bạn đọc Viết Văn (ở TP Thủ Đức, TP HCM) hỏi: “Tôi ăn uống rất vệ sinh nhưng thỉnh thoảng bị đi ngoài phân sống. Đây có thể là những biểu hiện bệnh gì, thưa bác sĩ?”.

TS-BS Lê Thị Tuyết Phượng, Trưởng Khoa Nội Tiêu hóa Bệnh viện Nhân Dân 115 TP HCM, trả lời: Đi ngoài phân sống là đi cầu ra những thức ăn ta không thể tiêu hóa. Cụ thể là phân sẽ nát, không thành khuôn. Trong phân có thể nhìn thấy những sợi rau hoặc những mẩu vụn của các loại thực phẩm ta ăn vào.

Vinh danh 16 thành tựu y khoa Việt Nam năm 2020

Đi ngoài phân sống có rất nhiều nguyên nhân, nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng, tránh những nguy cơ xấu cho sức khỏe (Ảnh minh họa từ Internet)

Đi ngoài phân sống có rất nhiều nguyên nhân, từ nguyên nhân đơn thuần như rối loạn tiêu hóa cho đến những nguyên nhân là các bệnh lý thực thể, đôi khi đó là những bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng.

Có thể chia làm 3 nguyên nhân chính, nguyên nhân thứ nhất là tình trạng rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn, nhiễm virus đường ruột, ngộ độc thức ăn. Nguyên nhân thứ hai là loạn khuẩn đường ruột, trong cơ thể chúng ta có 2 nhóm vi khuẩn có hại và có lợi. Khi mất cân bằng giữa 2 nhóm vi khuẩn này sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Cuối cùng là do rối loạn về hấp thu, rối loạn này có liên quan đến men tiêu hóa. Khi chúng ta ăn thức ăn vào, cơ thể sẽ tiết ra những chất enzyme phân giải thức ăn để cơ thể hấp thu được. Trong trường hợp thiếu những men tiêu hóa đó, cơ thể sẽ không phân giải được thức ăn hoặc chỉ phân giải được một phần. Điều này dẫn đến tình trạng thức ăn không hấp thu được rồi bị thải ra ngoài. Những bệnh nhân bị viêm tụy, suy tuyến tụy, ung thư đường tụy cũng có thể bị tình trạng đi ngoài phân sống.

Ngoài nguyên nhân ở đường tiêu hóa, những bệnh lý không liên quan đến đường tiêu hóa như nội tiết, bệnh lý về tuyến giáp, đái tháo đường cũng gây ra tình trạng đi ngoài phân sống.

Như vậy, đi ngoài phân sống có rất nhiều nguyên nhân. Có những nguyên nhân chỉ cần theo dõi và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho hợp lý. Tuy nhiên, có những nguyên nhân cần phải chẩn đoán để điều trị đúng, tránh ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *