Bệnh viện Nhi đồng thành phố (thành phố Hồ Chí Minh) vừa kết thúc 3 tháng điều trị thành công cho bệnh nhi 8 t.uổi bị tai nạn giao thông đa chấn thương, tróc da diện rộng bằng phương pháp phẫu thuật ghép da.
Bệnh nhi phục hồi tốt sau khi điều trị.
Ngày 6-12-2020, Bệnh viện Nhi đồng thành phố đã tiếp nhận một trường hợp b.é t.rai 8 t.uổi, ngụ tại Bà Điểm, Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh bị tai nạn giao thông.
Khám cấp cứu, các bác sĩ ghi nhận cháu bị xây xát da mảng lớn vùng hông, thắt lưng mông, vết thương phức tạp vùng tầng sinh môn dài 10 cm. Ngoài ra, kết quả chụp CT cho thấy, bé bị dập thùy phổi, chấn thương lá lách, chấn thương thận, gãy xương cánh chậu.
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng thành phố cho biết, cháu bé được ê kíp ngoại khoa tiến hành phẫu thuật cắt lọc vết thương, khâu đính thành trực tràng với da xung quanh, tạo hình lại h.ậu m.ôn.
Sau 2 tuần chăm sóc vết thương trong điều kiện vô trùng tối đa, phối hợp kháng sinh cần thiết, bé được tiến hành ghép da. Kết quả, sau gần 3 tháng điều trị tại khoa hồi sức ngoại, vết thương ghép da tiến triển tốt, trẻ tỉnh táo, được chuyển khoa Ngoại chỉnh hình điều trị tiếp.
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến cho biết thêm, đây là trường hợp tổn thương lóc da kích thước lớn được điều trị thành công nhờ áp dụng các kỹ thuật hiện đại về chăm sóc vết thương như: Hệ thống hút áp lực âm tưới rửa liên tục vết thương, cắt lọc vết thương không đau qua hệ thống máy siêu âm chuyên dụng, các dung dịch, gạc chăm sóc vết thương cao cấp.
Bé ngủ không ngon, hay vặn mình, là bệnh gì?
Nhiều trẻ dưới 6 tháng hay gặp phải tình trạng vặn mình, thường là do biểu hiện của tình trạng thiếu canxi và vitamin D.
Bạn đọc Nguyễn Thị Thu H. (thuminhgi…@yahoo.com) hỏi: Con trai tôi 4 tháng t.uổi, tôi biết con nít thức đêm là bình thường nhưng lúc bé đang ngủ thì ngủ cũng không ngon, hay vặn mình, giật mình, khóc nhiều so với con đầu lòng của tôi. Tôi sợ điều đó ảnh hưởng đến sự phát triển. Bé bị bệnh gì, làm sao khắc phục?
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố, trả lời: Nhiều trẻ dưới 6 tháng hay gặp phải tình trạng vặn mình, thường là do biểu hiện của tình trạng thiếu canxi và vitamin D. Nếu rơi vào tình huống này, bé hay gặp thêm một số vấn đề như hay ọc sữa, hay són phân, khóc đêm, đôi khi khóc đến đỏ mặt tía tai, khóc không nín…
Nên cho bé phơi nắng trước 8 giờ sáng mỗi ngày, từ 10-15 phút, sẽ giúp bé ngủ ngon, không vặn mình (Ảnh minh họa từ Internet)
Vì vậy, điều đầu tiên bạn nên làm là cho bé phơi nắng đều đặn. Tốt nhất là phơi nắng trước 8 giờ sáng, 10-15 phút. Có nắng thì t.iền vitamin D dưới da của bé mới được chuyển đổi thành vitamin D, đi qua gan, thận trở thành những dạng hoạt động mà cơ thể có thể sử dụng được. Vitamin D rất cần thiết cho sự hấp thu canxi và giúp cân bằng một số enzyme cần thiết để bé có thể ngủ ngon, không vặn mình.
Tuy nhiên, nếu đã phơi nắng đầy đủ, bé được bú sữa phù hợp (tốt nhất là sữa mẹ) mà trẻ vẫn vặn mình, bạn nên đưa bé đi khám vì có thể bé thiếu một số vi chất khác hoặc cơ thể gặp vấn đề khác phức tạp hơn, cần được điều trị.