Trứng là thực phẩm bổ dưỡng và có lợi cho sức khoẻ. Tuy nhiên nhiều người truyền tai nhau rằng người bị tăng huyết áp cần kiêng ăn trứng, điều này là không chính xác.
Trứng là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng đặc biệt cao. Trong trứng có đủ chất đạm, chất béo, vitamin, chất khoáng, các men và hoocmon. Tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong trứng tương quan với nhau rất thích hợp, cân đối.
Đặc biệt trong trứng có nguồn chất béo rất quý đó là Lecithin. Lecithin thường có rất ít ở các thực phẩm khác, nó tham gia vào thành phần các tế bào và dịch thể của tổ chức, đặc biệt là tổ chức não. Nhiều nghiên cứu cho thấy Lecithin có tác dụng điều hòa lượng cholesterol, ngăn ngừa tích lũy cholesterol, thúc đẩy quá trình phân tách và bài xuất nó ra khỏi cơ thể.
Sở dĩ có tin đồn trứng kỵ với bệnh cao huyết áp là bởi trong trứng chứa lượng cholesterol đáng kể (600mg cholesterol/100g trứng gà). Những người có hàm lượng cholesterol cao thường xuyên phải đối phó với tình trạng tăng huyết áp.
Tuy nhiên trong trứng cũng có tương quan thuận lợi giữa Lecithin và cholesterol, do vậy Lecithin sẽ phát huy vai trò điều hòa cholesterol ngăn ngừa quá trình xơ vữa động mạch và đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể.
Hàm lượng dinh dưỡng có trong trứng không làm tăng huyết áp mà còn giúp điều hoà huyết áp, cải thiện sức khoẻ. Ảnh: LĐO
Trao đổi với Báo Lao động, PGS.TS Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết: Tin đồn ăn trứng dẫn đến tăng huyết áp là không có căn cứ khoa học. Bởi trứng là thức ăn quen thuộc và giàu dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng lại ở tỷ lệ cân đối, giúp cải thiện sức khỏe rất tốt.
Với người lớn 1 tuần có thể ăn 3-4 lần trứng. Với người bị tăng huyết áp hoặc cholesterol cao trong m.áu vẫn có thể ăn trứng vì qua những kết quả nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng Hoa Kỳ đã khẳng định là ăn trứng không làm tăng huyết áp và cholesterol m.áu mà trứng có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người.
Tuy nhiên với những người có huyết áp cao và mỡ cao trong m.áu chỉ nên ăn 2-3 lần trứng trong 1 tuần.
Những tác hại của đậu nành đến với cơ thể
Đậu nành từ lâu đã được biết đến là loại thực phẩm giàu protein có nguồn gốc thực vật, chất béo, carbohydrate, chất xơ và còn vô số các vitamin, chất khoáng có lợi cho sức khỏe.
Nhưng trong loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng này vẫn có những tác hại gây ảnh hưởng trực tiếp đến người dùng.
1. Ức chế chức năng tuyến giáp
Trong đậu nành chứa hàm lượng cao chất isoflavone gây ức chế khả năng sản xuất hormone tuyến giáp của cơ thể – công cụ điều tiết chuyển hóa tốc độ và nhiệt độ cơ thể.
Vì thế, sử dụng đậu nành trong một thời gian lâu sẽ dẫn đến suy giáp, một số biểu hiện như: Tăng cân nhanh mặc dù ăn không ngon miệng, mệt mỏi, nhịp tim giảm, huyết áp thấp và một số các biểu hiện khác.
2. Gây đầy hơi, tiêu chảy
Đậu nành chứa một lượng chất xơ hòa tan và không hòa tan. Trong đó, các loại chất sợi không hòa tan chủ yếu là alpha-galactoside, có thể gây ra chứng đầy hơi và tiêu chảy ở những người nhạy cảm.
Ảnh minh hoạ. Đồ hoạ: Nhật Thịnh
3. Hạn chế hấp thụ canxi trong cơ thể
Các axit phytic có trong đậu nành đã làm hạn chế sự hấp thụ canxi và một số chất khác như sắt, kẽm từ đó gây ra thiếu hụt chất khoáng và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương.
Một số cách sử dụng đậu nành để đạt hiệu quả tốt nhất:
– Nên đun sôi sữa đậu nành ở nhiệt độ cao để loại bỏ một số hoạt chất không có lợi cho sức khỏe.
– Không đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt, bởi vi khuẩn sẽ dễ dàng sinh trưởng và phát triển trong môi trường ấm để lâu.
– Không nên uống quá nhiều trong cùng một lúc nếu không sẽ gây ra tình trạng đau bụng, đi ngoài do các chất dinh dưỡng không được hấp thụ hết. Không nên uống quá 500 ml/ngày.