Vắc xin COVID-19 có thể làm thay đổi kết quả chụp vú

Trong bối cảnh chiến dịch tiêm chủng vắc-xin ngừa COVID-19, một số bác sĩ chuyên khoa cảnh báo về kết quả chụp vú, có thể bị thay đổi khi tiêm vắc-xin.

Tất cả phụ nữ, kể cả những người không có yếu tố nguy cơ cụ thể, kể từ 50 t.uổi cần tầm soát ung thư vú.

TS.Lars Grimm, bác sĩ X quang tại Hệ thống Y tế Đại học Duke (Hoa Kỳ), khuyến cáo phụ nữ chụp X-quang tuyến vú trước khi tiêm mũi đầu tiên vắc-xin COVID-19, hoặc bốn tuần sau khi tiêm.

Ông nhắc tới tầm quan trọng của việc duy trì tầm soát ung thư vú và giải thích có thể có những nhầm lẫn xảy ra sau khi tiêm vắc-xin. Trên thực tế, vào cuối tháng 1, một bác sĩ người Israel đã mô tả trường hợp của một phụ nữ 72 t.uổi, người có biểu hiện “đục” ở ngực, có thể giống như một khối u, nhưng thực tế đó là một phản ứng miễn dịch của cơ thể sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 mười ngày trước đó …

Vắc xin COVID-19 có thể làm thay đổi kết quả chụp vú

Kết quả chụp vú có thể bị thay đổi bởi vắc xin ngừa COVID-19.

“Khó khăn nằm ở chỗ các hạch bạch huyết bị sưng hoặc to ra – trong những trường hợp hiếm hoi – có thể là dấu hiệu của ung thư vú. Tuy nhiên, sau khi tiêm vắc xin, chúng có nhiều khả năng là dấu hiệu cho thấy vắc xin đang giúp cơ thể phát triển phản ứng miễn dịch để bảo vệ cơ thể chống lại sự lây nhiễm của COVID-19″ – TS. Lars Grimm giải thích.

Các hạch bạch huyết bị sưng là một trong những tác dụng phụ của nhiều loại vắc-xin, đặc biệt là vắc-xin COVID-19, như một số nghiên cứu đã chỉ ra.

Bác sĩ Mỹ cho biết: “Các hạch bạch huyết phình to đã được quan sát thấy ở khoảng 10% phụ nữ tham gia thử nghiệm lâm sàng của Moderna”. Mặc dù lành tính, tuy nhiên, những tác dụng phụ này có thể cản trở việc chẩn đoán trong quá trình chụp X-quang vú.

Sẽ có vắc xin Covid-19 dạng viên uống hoặc xịt mũi

Vắc xin Covid-19 hiện được đưa vào cơ thể dưới dạng tiêm. Nhưng trong tương lai, mọi người có thể được dùng vắc xin Covid-19 dưới dạng viên uống hoặc xịt mũi.

Vắc xin COVID-19 có thể làm thay đổi kết quả chụp vú

Các nhà khoa học tại Đại học Oxford (Anh) đang nghiên cứu để tạo ra loại vắc xin Covid-19 dạng viên hoặc dạng xịt, thay vì tiêm như hiện nay – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Các nhà khoa học tại Đại học Oxford (Anh) đang nghiên cứu đưa vắc xin Covid-19 vào cơ thể người theo những cách khác, không cần tiêm nhưng lại có thể tạo ra phản ứng miễn dịch tốt hơn, theo Daily Mail.

Người dẫn đầu nghiên cứu này là giáo sư Sarah Gilbert. Nhóm của bà đang nghiên cứu theo 2 hướng. Đó là dùng vắc xin dưới dạng xịt mũi, giống với vắc xin cúm cho t.rẻ e.m, hoặc tạo ra viên nén, giống với vắc xin bại liệt.

Tiêm vắc xin không phải là cách tốt duy nhất để chống lại virus đường hô hấp. Với vắc xin trị dạng bệnh này, mục tiêu của thuốc là kích thích hệ miễn dịch hoạt động mạnh ở đường hô hấp trên, sau đó là đường hô hấp dưới. Đây vốn là những nơi virus gây viêm nhiễm cho cơ thể, giáo sư Gilbert giải thích.

Tâm sự tình nguyện viên tiêm thử vắc xin Nano Covax ngừa Covid-19 của Việt Nam

Tạo ra được vắc xin Covid-19 ở dạng xịt hoặc dạng viên mang lại rất nhiều lợi ích. Lợi ích thấy rõ nhất có lẽ là với những người sợ kim tiêm. Vắc xin dạng xịt hay dạng viên cũng giúp quá trình bảo quản, vận chuyển dễ dàng hơn, đặc biệt là vận chuyện quãng đường xa đến nước khác.

Thuốc dạng viên hay dạng xịt mũi có thể nhắm tốt hơn đến các tế bào miễn dịch trong phổi, cổ họng và mũi. Thậm chí, cách này có thể khiến vắc xin trở nên hiệu quả hơn.

Vắc xin dưới dạng xịt hay dạng viên đều sẽ được các nhà khoa học nghiên cứu, đ.ánh giá và có thể phải mất thời gian để phát triển. Sau khi bào chế thành công, vắc xin dạng xịt hay dạng viên sẽ thử nghiệm để kiểm tra về độ an toàn và hiệu quả.

Đây không phải là nghiên cứu đầu tiên phát triển vắc xin Covid-19 dưới dạng xịt. Hiện tại, công ty dược Codagenix có trụ sở ở Mỹ đang tiến hành thử nghiệm một loại vắc xin Covid-19 dạng xịt mũi. Nghiên cứu thực hiện lâm sàng trên hàng chục người, đã bắt đầu từ tháng 1.2021 ở thành phố London (Anh), theo Daily Mail.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *