Bệnh mạn tính là những bệnh có tiến triển chậm và thời gian điều trị lâu dài. 4 loại bệnh mạn tính chính là: bệnh tim mạch (như nhồi m.áu cơ tim và đột quỵ), ung thư, bệnh hô hấp mạn tính ( bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản) và đái tháo đường.
Bệnh nhân được kiểm tra huyết áp miễn phí tại Bệnh viện Đại học Y dược Shing Mark. Ảnh: Hạnh Dung
Bệnh mạn tính là nguyên nhân hàng đầu gây t.ử v.ong trên toàn cầu. Tại Việt Nam, cứ 10 người c.hết thì có gần 8 người c.hết do bệnh mạn tính. Ước tính năm 2016, tỷ lệ t.ử v.ong do bệnh mạn tính chiếm 77%. Bệnh mạn tính không thể ngừa bằng vaccine, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bệnh có thể được kiểm soát bằng thuốc, chế độ dinh dưỡng và lối sống tích cực.
Để kiểm soát tốt các bệnh mạn tính, người bệnh cần tuân thủ một số khuyến cáo.
* Người mắc bệnh tim mạch và tăng huyết áp
Chế độ ăn: giảm ăn mặn bằng cách cho ít muối vào thức ăn, chấm nhẹ tay và pha loãng nước mắm khi chấm. Mỗi người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ dưới 5g muối/ngày (tương đương với một thìa cà phê). Dưa muối, hành muối là món ăn truyền thống, làm giảm độ ngán khi ăn nhiều món ăn giàu chất đạm, chất béo, tuy nhiên, những người tăng huyết áp nên hạn chế những món ăn này. Đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng, có nhiều trong các loại rau và quả tươi, các loại hạt, đậu. Hạn chế thức ăn nhiều chất béo như: thịt hun khói, thức ăn chiên rán; hạn chế ăn bánh, kẹo, các loại mứt. Thực phẩm giàu chất béo, quá ngọt hay mặn có thể là một gánh nặng cho người bị tăng huyết áp và bệnh tim mạch.
Hạn chế uống rượu bia, không hút t.huốc l.á. Dự trữ đủ thuốc cho các ngày nghỉ, uống thuốc đầy đủ, đúng liều. Vẫn duy trì tập thể dục đều đặn, tốt nhất là duy trì đi bộ 30 phút/ngày.
* Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và hen phế quản
Người bệnh nên tránh các khói, bụi gây kích thích phổi, đặc biệt là khói t.huốc l.á, khói hương, khói bếp, bụi nhà, phấn hoa, lông vật nuôi chó, mèo… Khi đi ra ngoài phải đeo khẩu trang.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước đúng cách là cách đơn giản nhất và tốt nhất để tránh lây lan cảm cúm và các virus khác. Vệ sinh mũi, họng hằng ngày bằng nước muối và giữ ấm cơ thể. Tiêm phòng vaccine cúm để giúp chống lại các bệnh hô hấp.
Thực đơn hằng ngày cần đa dạng, đầy đủ các nhóm thực phẩm: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất; tránh các thực phẩm dễ gây dị ứng và làm khởi phát cơn hen như: tôm, cua, rượu bia…
* Người mắc bệnh đái tháo đường
Chế độ ăn uống thất thường rất có hại đối với người bị bệnh đái tháo đường, có thể gây tăng đường huyết sau ăn, hạ đường huyết đột ngột. Do vậy, người mắc bệnh đái tháo đường cần duy trì một chế độ ăn điều độ, đúng giờ, đúng bữa, tránh ăn quá nhiều hoặc quá ít.
Hạn chế ăn thức ăn có chứa nhiều chất bột, đường như: bánh chưng, xôi, chè. Các loại bánh kẹo, mứt, hoa quả sấy (nho, táo khô) cũng cần hạn chế vì đây là những thực phẩm chứa nhiều chất đường hấp thu nhanh, gây tăng đường huyết sau ăn. Trong các bữa ăn ưu tiên ăn các loại rau quả. Nên hạn chế rượu bia vì rượu bia có thể gây hạ đường huyết trên bệnh nhân đang điều trị với thuốc hạ đường huyết. Không hút t.huốc l.á và tránh khói t.huốc l.á.
Người bệnh cần uống thuốc đầy đủ, đúng liều và duy trì tập thể dục đều đặn, tốt nhất là đi bộ 30 phút/ngày.
Việt Nam vẫn ‘đứng top cao’ về tỷ lệ người mắc bệnh lao
Theo Giám đốc Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, mặc dù tỷ lệ mắc lao phổi ở người lớn đã giảm 31% sau 10 năm, tỷ lệ điều trị khỏi bệnh nhân lao trên 92% nhưng Việt Nam vẫn đứng xếp hạng thứ 11 đối với bệnh lao thường, và thứ 11 về lao kháng thuốc.
Năm 2017, Việt Nam có thêm 126.000 người mắc lao và 13.000 người c.hết do lao.
Chăm sóc bệnh nhân lao phổi – ảnh TTXVN
Ngày 12/1/2020, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình mục tiêu y tế – dân số, Chương trình phòng chống lao, phòng chống bệnh phổi và tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản năm 2020.
Giám đốc Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, ông Lê Thành Phúc cho biết mặc dù tỷ lệ mắc lao phổi ở người lớn đã giảm 31% sau 10 năm qua hai cuộc điều tra năm 2017 so với 2007 và tỷ lệ điều trị khỏi bệnh nhân lao trên 92% nhưng Việt Nam vẫn đứng xếp hạng thứ 11 đối với bệnh lao thường, và thứ 11 về lao kháng thuốc.
Năm 2017, Việt Nam đã có thêm 126.000 người mắc lao và 13.000 người c.hết do lao. So sánh với đại dịch COVID-19 năm 2020 vừa qua có số ca t.ử v.ong là 35 ca thì t.ử v.ong do hen gần 3.700 người.
Ông Lê Thành Phúc – Giám đốc Bệnh viện Phổi Đà Nẵng cho biết tỷ lệ bệnh lao ở Việt Nam vẫn còn cao – Ảnh Đức Thảo
Trong tháng 10/2020, bệnh viện đã triển khai chương trình khám sàng lọc phát hiện sớm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, quản lý người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Hen phế quản (BPTNMT& HPQ) tại 14 xã, phường/7 quận, huyện với kết quả 1448 người được đo chức năng hô hấp, phát hiện được 191 trường hợp mắc BPTNMT, 29 người mắc HPQ, 42 người có hội chứng chồng lấp ACO. Bệnh viện Phổi đã thực hiện cấp thuốc liệu trình 01 tháng cho 185 bệnh nhân, hướng dẫn sử dụng thuốc và tái khám tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng.
Được biết, kế hoạch chiến lược Quốc gia về chấm dứt bệnh lao giai đoạn 2021-2025, với mục tiêu giảm tỷ lệ mắc bệnh lao dưới 125/100.000 dân, và tăng tỷ lệ phát hiện sớm bệnh nhân lao qua hằng năm, điều trị trên 45% bệnh nhân mắc bệnh lao và kiểm soát hoàn toàn trên 25%.