Khoảng 10,5% bệnh nhân phục hồi chức năng hồi phục hoàn toàn

Phục hồi chức năng là tìm lại những chức năng bị suy giảm hoặc bị mất cho người bệnh hoặc giúp họ xử trí tốt hơn với tình trạng khuyết tật của mình khi ở nhà hoặc ở nơi công cộng.

Khoảng 10,5% bệnh nhân phục hồi chức năng hồi phục hoàn toàn

Điều trị phục hồi chức năng cho bệnh nhân tại Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai. Ảnh: Hạnh Dung

BS CKII Nguyễn Trọng Châu, Trưởng khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cho biết, khoa có 3 phân ngành nhỏ gồm: vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu và âm ngữ trị liệu. Khoa đã và đang triển khai nhiều kỹ thuật mới và dịch vụ mới như: oxy cao áp, hoạt động trị liệu cho bệnh nhân sa sút trí tuệ, áp dụng kỹ thuật mới trong điều trị cho bệnh nhân bị rối loạn nuốt giai đoạn cấp tính; kết hợp ngôn ngữ có lời trong điều trị liệt mặt, điều trị cho bệnh nhân bí tiểu sau sinh hoạt hằng ngày bằng nghiệm pháp Kegel, điều trị cho bệnh nhân bị tắc tia sữa…

Những năm gần đây, số lượng bệnh nhân đến Khoa Phục hồi chức năng của Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai điều trị ngày càng tăng. Những bệnh thường phải phục hồi chức năng gồm: tai biến mạch m.áu não, bệnh lý cột sống, bệnh lý cơ xương khớp, bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Kết quả điều trị phục hồi chức năng cho thấy, tất cả các bệnh nhân đều thuyên giảm bệnh tùy từng mức độ khác nhau. Trong đó có hơn 35% bệnh nhân thuyên giảm bệnh tương đối. Những bệnh nhân thuyên giảm nhiều hoặc hoàn toàn chiếm khoảng 10,5%, đa số nằm ở những nhóm bệnh lý cấp tính.

Ngón tay trẻ nhỏ bị co lại là hiện tượng gì?

Cháu tôi được 10 tháng t.uổi. Tôi để ý ngón tay cái của bàn tay trái của cháu thường co gập lại rất lâu. Nếu tôi vuốt duỗi ra cho cháu thì lại bình thường. Liệu tay cháu có vấn đề gì không?

Nguyễn Thị Thanh Vân (Hải Phòng)

Khoảng 10,5% bệnh nhân phục hồi chức năng hồi phục hoàn toàn

Ảnh minh họa

Theo miêu tả của bà về tay cháu bé có thể nghĩ tới hiện tượng ngón tay cò s.úng. Ngón tay cò s.úng hay còn gọi là ngón tay lò xo thường gặp ở những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, thấp khớp hay những người cầm nắm quá nhiều hoặc chặt quá, xách đồ lâu…

Tuy nhiên hiện tượng này cũng thường xảy ra ở t.rẻ e.m. Bệnh lý này thường được phát hiện ở trẻ từ 3 tháng – 3 t.uổi, thường xuất hiện ở ngón cái nhiều hơn khoảng 80% và có thể xuất hiện ở cả 2 tay khoảng 25%.

Bệnh lý ngón tay cò s.úng gồm 4 giai đoạn, trong đó giai đoạn 3 và 4 là giai đoạn mà cử động ngón tay của trẻ trở nên khó khăn rất nhiều, khi bé cầm nắm 1 đồ vật nào đó, ngón tay không thể trở về tư thế duỗi thẳng bình thường được, lúc này người lớn phải cầm tay bé mở ra, đôi khi có thể gây đau cho bé.

Về điều trị: Phẫu thuật ngón tay cò s.úng kết hợp với tập vật lý trị liệu thì tỷ lệ hồi phục cử động gần như tuyệt đối và có thể thực hiện ở mọi lứa t.uổi. Sau khi phát hiện nên đưa bé đến khám sớm nhất có thể, vì nếu để lâu gân gấp có thể bị co rút khiến cho việc điều trị khó khăn hơn rất nhiều.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *