Rối loạn lipid m.áu là bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại. Dù là lành tính nhưng theo thời gian nó gây ra nhiều biến chứng tim mạch và có thể gây đột quỵ, nhồi m.áu cơ tim.
Không phải cứ thảo dược là được
Chị Lưu Thị Xuyến (38 t.uổi, Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết tháng 8 năm ngoái chị thấy người mệt mỏi đi kiểm tra sức khỏe bác sĩ cho biết chị bị mỡ m.áu tăng, dù chị rất gày chỉ nặng có 47 kg, cao 1,6 mét.
Mỡ m.áu cao bất thường bác sĩ kê đơn thuốc uống, sau đó, chị Xuyến về quê và được mẹ chia sẻ mua lá xạ đen về nấu với đỗ đen rang uống hàng ngày với tác dụng là hạ mỡ m.áu. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm m.áu gần đây nhất của chị Xuyến cho thấy chỉ số rối loạn lipit vẫn tăng cao bất thường nhất là chỉ số Cholesterol LDL (mỡ xấu) tăng cao 160 mg/dl.
Khi chị Xuyến kể suốt nhiều tháng qua chị kiên trì uống thảo dược để hạ mỡ m.áu nhưng nhận được kết quả hoàn toàn ngược lại. Lúc này, chị mới tá hỏa xạ đen là loại thảo dược tốt nhưng không có tác dụng hạ mỡ m.áu.
Theo TS Phạm Việt Hoàng – nguyên Phó Giám đốc BV Tuệ Tĩnh, Hà Nội, y học cổ truyền xếp bệnh mỡ m.áu giống với chứng đàm trệ của bệnh nhân thời trước.
Người mắc chứng đàm trệ thường có một số biểu hiện như: người béo trệ, có cảm giác nặng nề, hay nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, ăn kém ngon miệng, hay cáu giận…
Trong Tây y, m.áu gồm 3 loại chất béo chính: gồm cholesterol “tốt” (HDL), cholesterol “xấu” (LDL). Triglyceride – chất béo trung tính
Những người bị rối loạn lipid m.áu, có chỉ số mức LDL hoặc triglyceride quá cao và mức HDL quá thấp.
Ảnh minh họa.
TS Hoàng cho biết khi bị rối loạn lipid rất nhiều người tin rằng cứ thảo dược uống là tốt không bổ xuôi cũng bổ ngược và có nhiều người mỡ m.áu tăng cao thì đi uống nước hoa hòe, trường hợp uống xạ đen với đậu đen rang của chị Xuyến cũng không phải hiếm và tin rằng uống chăm chỉ sẽ đ.ánh tan chỉ số mỡ nhưng hoàn toàn không hiệu quả như người uống mong muốn.
Nhưng theo TS Hoàng, hiện các công trình nghiên cứu chưa khẳng định xạ đen tiêu mỡ m.áu. Một số bài báo giới thiệu xạ đen có tác dụng nhất định trong hỗ trợ điều trị ung thư. Trong cộng đồng xuất hiện cây xạ đen “nhái” lá giống hệt xạ đen thật nhưng thân và lá không có màu tía như xạ đen thật. Nếu người dân nhầm với xạ đen uống còn hại hơn.
Bác sĩ Hoàng cho biết những người bị mỡ m.áu khi điều trị cần phải uống thuốc của bác sĩ kê đơn. Một số người mỡ m.áu có chỉ số cao nhưng cũng chưa đến mức uống thuốc thì chỉ cần thay đổi chế độ ăn, sinh hoạt, tăng cường luyện tập sẽ giúp hạ mỡ m.áu.
Những bài thuốc trị mỡ m.áu cao
Nếu có thể uống thêm các thảo dược bác sĩ Hoàng khuyến cáo nên chọn các loại thảo dược khác như giảo cô lam, nước quả táo mèo khô ngâm dấm hoặc ngâm với đường phèn uống, lá sen…
Đối với giảo cô lam, bác sĩ Hoàng cho biết có nhiều nghiên cứu về cây giảo cô lam cho thấy cây này có chứa một hoạt chất có thể làm giảm cholesterol, acid linoleic, acid linolenic, lecithin và các axit béo khác. Các thành phần hữu ích này có thể làm mềm mạch m.áu, giãn nở các mạch và thúc đẩy tuần hoàn m.áu.
Quả táo mèo ăn có vị chua, hơi chát. Làm thuốc có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Trong Đông y, táo mèo có tác dụng giúp tiêu hóa thức ăn, tăng cường miễn dịch, giảm cholesterol, giúp hạ mỡ m.áu, rối loạn lipid m.áu, đại tiện xuất huyết…
Các bài thuốc trị mỡ m.áu cao từ táo mèo có thể tham khảo: Táo mèo 50g, gạo tẻ 50g, đường phèn vừa đủ. Táo mèo bỏ hạt, thái phiến, đem nấu với gạo tẻ thành cháo, chế thêm đường phèn, chia ăn vài lần trong ngày.
Ngoài ra, có thể lấy táo mèo và lá sen, mỗi vị 15g đem sắc lấy nước uống thay trà trong ngày. Uống liên tục trong 15 ngày. Nghỉ vài ngày lại sắc uống, mỗi liệu trình điều trị là 15 ngày.
Với các loại thảo dược giúp hạ mỡ m.áu, bác sĩ Hoàng cho biết người dùng cũng hết sức thận trọng vì không phải thảo dược là an toàn tuyệt đối. Khi sử dụng có thể tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ để có hiệu quả hơn. Những trường hợp rối loạn lipid m.áu cao cần điều trị thuốc Tây y vẫn phải sử dụng theo đúng đơn. Không nên e dè tác dụng phụ của thuốc rồi bỏ qua tìm tới các bài thuốc từ thảo dược vì sẽ không giúp điều chỉnh đường chỉ số cholesterol trong m.áu.
Điều trị cao huyết áp và những điều bạn cần biết
Cao huyết áp được ví như kẻ g.iết n.gười thầm lặng. Chính vì thế, điều trị tăng huyết áp nên được tiến hành sớm ngay từ khi mới phát hiện để làm giảm các nguy cơ biến chứng tim mạch do tăng huyết áp.
Điều trị có thể được tiến hành bằng các biện pháp sử dụng thuốc hoặc các biện pháp không sử dụng thuốc.
Cao huyết áp được ví như kẻ g.iết n.gười thầm lặng, nó có thể xuất hiện và tiến triển trong âm thầm mà không có bất kỳ biểu hiện gì cho đến khi các biến chứng của nó xảy ra và gây đe dọa trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân.
Do đó, đối với một bệnh nhân cao huyết áp thì vấn đề điều trị cao huyết áp cần phải được đặt ra sớm để nhằm mục đích kiểm soát huyết áp, làm chậm tiến triển của cao huyết áp và từ đó giúp ngăn ngừa các nguy cơ biến chứng do cao huyết áp gây nên.
1. Nguyên tắc điều trị cao huyết áp
– Điều trị lâu dài và đều đặn: cao huyết áp là một bệnh lý mãn tính, chỉ có thể tiến triển theo hướng nặng dần theo thời gian và không có biện pháp điều trị khỏi hoàn toàn. Do đó, quá trình điều trị cao huyết áp là một quá trình lâu dài, suốt đời và cần phải được diễn ra đều đặn liên tục nhằm kiểm soát huyết áp ở mức tối ưu cho bệnh nhân.
– Điều trị cao huyết áp sớm: cao huyết áp càng nặng thì nguy cơ biến chứng do cao huyết áp ở bệnh nhân sẽ càng cao và càng nghiêm trọng. Do đó, điều trị cao huyết áp cần phải được tiến hành sớm nhằm kiểm soát huyết áp và giúp làm giảm các nguy cơ biến chứng trên bệnh nhân.
– Điều trị bằng thuốc phải gắn liền với thay đổi lối sống: Thay đổi lối sống là nội dung bắt buộc trong điều trị cao huyết áp cho bệnh nhân ở mọi mức độ bị cao huyết áp. Đối với các trường hợp cao huyết áp nhẹ, vấn đề điều trị bằng thuốc chỉ nên được đặt ra khi mà các biện pháp thay đổi lối sống không thể giúp kiểm soát huyết áp của người bệnh.
– Duy trì điều trị cao huyết áp kể cả khi huyết áp đã trở về bình thường: Do không thể được điều trị khỏi hoàn toàn, vì thế nên kể cả khi cao huyết áp đã được điều trị trở về mức bình thường thì người bệnh vẫn cần phải tiếp tục duy trì điều trị theo y lệnh của bác sĩ. cao huyết áp có thể nhanh chóng quay trở lại sau khi người bệnh tự ý chấm dứt sử dụng các biện pháp điều trị.
Cần điều trị cao huyết áp theo đúng nguyên tắc để đảm bảo an toàn và hiệu quả (Ảnh: Internet)
2. Khi nào nên bắt đầu điều trị cao huyết áp?
Đối với bệnh nhân cao huyết áp, vấn đề thời điểm nào nên bắt đầu tiến hành điều trị cao huyết áp là vấn đề rất được quan tâm. Vậy đâu là thời điểm thích hợp để điều trị cao huyết áp đạt hiệu quả tốt và phòng tránh các nguy cơ biến chứng một cách tối ưu nhất?
Theo các khuyến cáo hiện nay, thời điểm thích hợp để bắt đầu điều trị cao huyết áp đối với một số nhóm bệnh nhân như sau:
– Đối với bệnh nhân dưới 80 t.uổi: cao huyết áp nên được bắt đầu điều trị khi đạt mức 140/90mmHg.
– Đối với bệnh nhân trên 80 t.uổi: Bệnh nhân nên bắt đầu điều trị cao huyết áp khi mức huyết áp là 160/90mmHg
Đặc biệt, đối với các bệnh nhân có nguy tim mạch rất cao như bệnh nhân có bệnh tim mạch có triệu chứng (bệnh mạch vành,…), bệnh nhân đái tháo đường có tổn thương cơ quan đích, bệnh thận mạn giai đoạn cuối thì cao huyết áp có thể cần được khởi trị sớm hơn ngay từ khi huyết áp của bệnh nhân ở mức 130/80mmHg.
Các nhóm bệnh nhân khác nhau có thể cần khởi trị cao huyết áp ở các thời điểm khác nhau (Ảnh: Internet)
3. Điều trị cao huyết áp cụ thể
3.1. Các biện pháp điều trị cao huyết áp không sử dụng thuốc
Các biện pháp điều trị cao huyết áp không sử dụng thuốc hay điều trị cao huyết áp bằng thay đổi lối sống là vô cùng quan trọng và bắt buộc phải có trong quá trình điều trị cao huyết áp. Các biện pháp thay đổi lối sống tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có ý nghĩa hết sức to lớn đối với bệnh nhân cao huyết áp.
Người ta nhận thấy rằng, nếu các biện pháp thay đổi lối sống ở bệnh nhân cao huyết áp được thực hiện một cách đúng đắn, nghiêm ngặt thì mức mức huyết áp có thể hạ 10mmHg so với ban đầu. Hiệu quả này tương đương với việc sử dụng một loại thuốc điều trị cao huyết áp. Ngoài ra, thay đổi để có một lối sống tích cực hơn cũng giúp giảm đáng kể nguy cơ xảy ra các biến chứng tim mạch ở bệnh nhân cao huyết áp, đồng thời nó cũng giúp giảm chi phí so với việc điều trị thuốc và không có bất kỳ tác dụng phụ nào xảy ra khi bệnh nhân áp dụng.
Một số các biện pháp thay đổi lối sống trong điều trị bệnh nhân cao huyết áp bao gồm:
– Ăn nhạt: Người bệnh cao huyết áp nên hạn chế việc sử dụng muối ăn trong sinh hoạt hằng ngày, lượng muối sử dụng quá lớn có thể tác động lên thận và gây nên các phản ứng dây chuyền dẫn đến hậu quả là làm nặng hơn tình trạng cao huyết áp. Nếu bệnh nhân có chế độ sử dụng muối ít hơn 6g/ngày thì có thể làm giảm huyết áp trung bình khoảng 6,7mmHg và giảm 245 nguy cơ bị biến chứng đột quỵ.
– Ăn nhiều rau xanh hơn: Rau xanh, các loại hoa quả,… là thành phần nên được sử dụng nhiều hơn trong chế độ ăn của bệnh nhân bị cao huyết áp.
– Hạn chế sử dụng chất béo bão hòa: Các loại chất béo bão hòa (mỡ động vật) làm gia tăng nguy cơ tim mạch ở người bệnh. Do đó, người bệnh cao huyết áp cần hạn chế sử dụng chất béo bão hòa trong khẩu phần ăn thay vào đó hãy sử dụng chất béo không bão hòa (dầu thực vật). Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc hoàn toàn không sử dụng các chất béo bão hòa, mà điều cần thiết là phải cân bằng được lượng chất béo bão hòa và không bão hòa sử dụng ở một tỷ lệ hợp lý.
– Hạn chế sử dụng rượu bia, t.huốc l.á: Việc sử dụng rượu bia nên được giới hạn ở bệnh nhân cao huyết áp do rượu có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ cũng như gây giảm hiệu quả của các loại thuốc điều trị cao huyết áp . Còn đối với t.huốc l.á, bệnh nhân cần dừng hẳn việc sử dụng khi bị cao huyết áp.
– Hoạt động thể lực: Vận động thể lực được khuyến cáo áp dụng ở bệnh nhân cao huyết áp. Người ta thấy rằng, người bệnh cao huyết áp nên vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày và khoảng 150 phút mỗi tuần có thể giúp kiểm soát huyết áp và ngăn chặn các biến chứng tim mạch. Tuy nhiên, thời gian luyện tập nên được chia đều cho các ngày trong tuần, không nên tập luyện với cường độ quá cao trong một ngày và không luyện tập ở các ngày khác trong tuần.
Ngoài ra, một số các lưu ý khác trong sinh hoạt đối với bệnh nhân cao huyết áp bao gồm tránh các lo âu, căng thẳng, giữ tâm lý thoải mái, bổ sung kali, canxi, magie hoặc hạn chế sử dụng các cafein, thịt đỏ,… cũng đem lại những tác dụng hết sức tích cực.
Người bệnh cao huyết áp cần có chế độ hoạt động thể dục thích hợp (Ảnh: Internet)
3.2. Sử dụng các loại thuốc điều trị cao huyết áp
Trong trường hợp các biện pháp điều trị cao huyết áp không dùng thuốc, bệnh nhân bị cao huyết áp nặng hoặc bệnh nhân có nguy cơ tim mạch rất cao thì các loại thuốc điều trị cao huyết áp có thể được sử dụng.
Ưu và nhược điểm của điều trị cao huyết áp bằng thuốc:
– Ưu điểm: Vấn đề điều trị cao huyết áp có các ưu điểm nổi bật bao gồm khả năng điều chỉnh huyết áp nhanh chóng và hiệu quả, áp dụng tốt cho những trường hợp cao huyết áp cấp cứu cần hạ huyết áp nhanh để hạn chế các tổn thương cơ quan đích. Đồng thời, việc sử dụng thuốc hạ huyết áp cũng đơn giản và tiện lợi hơn nhiều cho người bệnh.
– Nhược điểm: Bên cạnh các ưu điểm như đã kể, sử dụng các thuốc hạ huyết áp cũng có các nhược điểm kể đến như chi phí điều trị có thể cao đối với các nhóm thuốc thế hệ mới, bệnh nhân có nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ của thuốc trong quá trình điều trị,…
Hiện nay, để điều trị cao huyết áp cho bệnh nhân thì người ta có thể lựa chọn sử dụng các nhóm thuốc bao gồm thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn thụ thể Beta giao cảm, các thuốc tác dụng lên hệ Renin- Angiotensin- Aldosterol gồm có thuốc ức chế men chuyển và thuốc ức chế thụ thể, thuốc chẹn kênh Calci. Ngoài ra người ta còn có thể sử dụng thêm một số các thuốc khác như methyldopa, Reserpin, Hydralazin,… để điều trị cao huyết áp cho bệnh nhân.
Nhiều nhóm thuốc khác nhau có thể được sử dụng trong điều trị cao huyết áp (Ảnh: Internet)
3.2.1. Thuốc lợi niệu
Thuốc lợi tiểu là nhóm thuốc thường được sử dụng hàng đầu trong điều trị cao huyết áp. Các thuốc lợi tiểu tác động lên quá trình tái hấp thu ở cầu thận và ống thận, làm cho dịch lọc cầu thận ít được tái hấp thu trở lại hơn. Điều này dẫn đến kết quả là sự giảm thể tích tuần hoàn trong lòng mạch từ đó làm giảm huyết áp ở bệnh nhân.
Các loại thuốc lợi tiểu thường được dùng trong điều trị cao huyết áp có thể kể đến như lợi tiểu thiazid hoặc giống thiazid, spironolacton,… Thuốc lợi tiểu quai thường ít sử dụng hơn cho các trường hợp điều trị cao huyết áp thông thường hằng ngày, nó chủ yếu được sử dụng cho các trường hợp cao huyết áp khẩn cấp, cần phải hạ áp nhanh chóng vì tác dụng gây lợi tiểu mạnh nhưng tác dụng không duy trì được trong thời gian kéo dài.
Do các thuốc lợi tiểu tác động lên quá trình tái hấp thu các chất ở cầu thận và ống thận, vì thế nó có thể gây ảnh hưởng lên nồng độ của các chất điện giải trong cơ thể. Trong đó rối loạn điện giải thường được quan tâm nhất khi sử dụng thuốc lợi tiểu đó là sự ảnh hưởng đến nồng độ kali trong m.áu, vì thế người ta thường chia thuốc lợi tiểu thành hai nhóm là thuốc lợi tiểu gây mất kali và thuốc lợi tiểu ít gây mất kali.
3.2.2. Thuốc chẹn kênh calci
Các thuốc chẹn kênh canxi có tác dụng làm ức chế kênh canxi ở mạch m.áu và cơ tim, từ đó làm giảm sức co bóp của mạch m.áu và cơ tim, nên làm giảm sức cản thành mạch và khả năng tống m.áu của tim. Vì thế nó có thể được sử dụng trong điều trị cao huyết áp cho bệnh nhân.
Tùy theo nơi tác dụng ưu thế của thuốc chẹn kênh canxi là mạch m.áu hay cơ tim mà người ta chia thuốc chẹn kênh canxi thành ba nhóm là dihydropyridine (amlodipin, nifedipin), benzothiazepin (diltiazem, clentiazem) và nhóm pheny alkyl amin (verapamin, anipamil). Hay dùng nhất trong điều trị cao huyết áp trên thực tế là các thuốc thuộc nhóm dihydropyridin như amlodipin hay nifedipin,…
3.2.3. Thuốc tác dụng lên hệ RAA (Renin- Angiotensin- Aldosterol)
Hệ RAA sau khi được hoạt hóa sẽ tạo nên chất Algiotensin II là chất có tác dụng gây co mạch mạnh, đồng thời kích thích tạo Aldosterol nên tăng giữ muối nước trong thể. Do đó, hậu quả của việc hoạt hóa hệ RAA chính là sự đáp ứng của cơ thể bằng tình trạng cao huyết áp.
Chính vì thế, các thuốc tác động lên hệ RAA được sử dụng rất thường xuyên trong điều trị cao huyết áp ngày nay. Hai nhóm thuốc tác động lên hệ RAA chính thường được dùng hiện nay bao gồm:
– Thuốc ức chế men chuyển: Thuốc ức chế men chuyển có khả năng ức chế sự hoạt động của converting enzym, khiến angiotensin I không thể chuyển thành angiotensin II nên có khả năng điều trị cao huyết áp. Đại diện hay sử dụng kể đến như captopril, perindopril,…
– Thuốc ức chế thụ thể: Các thuốc này tác động lên các thụ thể angiotensin II khiến chúng không thể phát huy được tác dụng dù đã được tạo ra và lưu hành trong cơ thể. Do đó có thể giúp hạ huyết áp cho bệnh nhân. Tiêu biểu hay dùng kể đến như losartan, valsartan,…
3.2.4. Thuốc chẹn beta giao cảm
Thuốc chẹn beta giao cảm tác động vào cơ chế điều hòa thần kinh giao cảm của hệ tuần hoàn do đó làm giảm sức co bóp cơ tim, làm chậm nhịp tim,… Vì thế có thể được dùng để điều trị cao huyết áp. Tuy nhiên, do khó điều chỉnh các nguy cơ tác dụng phụ trên bệnh nhân khi sử dụng, vì thế các thuốc chẹn beta giao cảm hiện nay chỉ được dùng để điều trị cao huyết áp cho một số nhóm bệnh nhân đặc biệt, có chỉ định cụ thể.
4. Nên giữ huyết áp ở mức nào khi tiến hành điều trị?
Trong điều trị cao huyết áp, một điều cũng được rất nhiều người quan tâm đó chính là nên giữ huyết áp ở mức nào khi điều trị- hay nói cách khác thì đích điều trị cao huyết áp là bao nhiêu?
Theo hội tim mạch châu Âu, huyết áp mục tiêu ở các bệnh nhân dưới 65 t.uổi nên đạt được là từ 120-130mmHg đối với huyết áp tâm thu và đối với bệnh nhân trên 65 t.uổi thì nên đạt mức mục tiêu là từ 130-140mmHg.
Tuy nhiên, đối với các trường hợp mà bệnh nhân không thể dung nạp được huyết áp thấp thì không cần phải điều chỉnh huyết áp của bệnh nhân về mức trên mà có thể điều chỉnh ở mức phù hợp theo tình trạng cụ thể của người bệnh.
Qua đây ta thấy rằng, điều trị cao huyết áp là một quá trình phức tạp, lâu dài, là kết quả của sự phối hợp nhiều phương pháp khác nhau. Do đó, để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi điều trị cao huyết áp thì người bệnh cần thực hiện theo đúng các chỉ định của bác sĩ sau khi đã thực hiện đầy đủ các thăm khám cần thiết.