Nhiều người Việt thích ăn các món gỏi, tái hay tiết – huyết động vật mà không biết nguy cơ nhiễm bệnh từ các món ăn này là rất cao.
Không ít người nhiễm bệnh liên cầu lợn do ăn tiết canh.
Tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc
Trong các bữa liên hoan hoặc trên bàn nhậu, những món ăn như bò tái, dê tái chanh, gỏi cá, tôm tái cuốn lá cải, tiết canh, nem chua… được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, ở các món sống, tái thì trứng giun sán vẫn sống, theo đường tiêu hóa xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh.
Gần đây, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận một bệnh nhân bị nhiễm độc sau khi ăn gỏi cá rô phi. Bệnh nhân là ông N.V.T (54 t.uổi, Hải Phòng). Một ngày sau bữa nhậu gỏi cá rô phi, ông T phát sốt, chân tê và không thể cử động được. Khi được cấp cứu tại Bệnh viện Việt Tiệp – Hải Phòng, ông được chẩn đoán nhiễm độc do “vibrio parahaemolyticus”, còn gọi là “tả biển”.
Phân tích về thói quen ăn gỏi, Tiến sĩ Đỗ Trung Dũng, khoa Ký sinh trùng, Viện Sốt rét ký sinh trùng và côn trùng Trung ương, cho hay: Thói quen ăn gỏi cá khiến khoảng 1 triệu người Việt Nam nhiễm sán lá gan nhỏ. Hiện tượng nhiễm sán lá gan lớn cũng được ghi nhận tại 50 tỉnh, thành phố. Tương tự, món nem chạo, nem thính (chế biến từ thịt lợn chưa được làm chín) đã khiến nhiều người bị mắc sán dây và bệnh ấu trùng sán lợn. Hiện có 60 tỉnh, thành phố ghi nhận bệnh nhân nhiễm ấu trùng sán lợn.
Bác sĩ Đồng Phú Khiêm, khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết: Thời gian qua, nhiều ca bệnh vào viện trong tình trạng suy đa tạng, viêm màng não mủ, việc điều trị hồi sức khó khăn. “Hầu hết các ca liên cầu lợn đều nhanh chóng rơi vào tình trạng sốc suy đa tạng, gây viêm màng não nặng. Trong đó, có 50 – 60% trường hợp phát hiện thấy căn nguyên là viêm màng não do liên cầu lợn.
Nhiều người nghĩ lợn sạch không có nguy cơ lây bệnh. Đó là suy nghĩ sai lầm, bởi dù lợn sạch, khỏe mạnh thì vi khuẩn vẫn có thể khu trú ở trong hầu họng. Vi khuẩn này không gây bệnh cho lợn nhưng nếu ăn tiết canh, người dùng có thể bị bệnh” – bác sĩ Khiêm cho hay.
Ăn gỏi cá rất dễ nhiễm sán xơ mít.
Thay đổi thói quen
Theo các chuyên gia y tế, khi sử dụng thực phẩm chưa được nấu chín, người dùng có thể bị nhiễm giun sán với các biểu hiện đau bụng từng cơn, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân lỏng, thiếu m.áu, người xanh xao, ngứa, mề đay, suy nhược cơ thể. Đặc biệt, một số người còn có thể xuất hiện tình trạng xuất huyết dưới giác mạc, võng mạc, sốt nhẹ, sốt tăng dần, đau cơ, ớn lạnh, mệt mỏi… Thậm chí, có người còn bị viêm màng não mủ, tụt huyết áp.
Ngoài nguy cơ nhiễm giun sán, các món ăn tái/ sống nếu được chế biến từ thực phẩm không an toàn, có chứa vi khuẩn tụ cầu, liên cầu, E.Coli thì có thể gây bệnh cho người qua đường tiêu hóa. Triệu chứng lâm sàng khi nhiễm E.Coli bao gồm đau bụng và tiêu chảy cấp, phân lẫn m.áu, có thể kèm sốt hoặc nôn. Một số trường hợp nặng gây hội chứng tan m.áu suy thận cấp, tăng urê huyết, đây là nguyên nhân chính gây t.ử v.ong (hay gặp ở trẻ nhỏ và người cao t.uổi).
Cách đây không lâu, Bệnh viện E tiếp nhận một nam thanh niên 29 t.uổi, ở Xuân Phương (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) n.hiễm t.rùng huyết do liên cầu lợn với triệu chứng rất nặng như rối loạn ý thức, hôn mê, kích thích vật vã, xuất hiện hội chứng n.hiễm t.rùng không có dấu hiệu liệt thần kinh khu trú.
Theo các chuyên gia, bệnh liên cầu khuẩn lây từ lợn bệnh sang người gồm 3 thể: N.hiễm t.rùng huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai. Bệnh nhân bị liên cầu khuẩn lợn thể viêm màng não mủ phải nằm viện điều trị ít nhất là 3 tuần.
Những người bị n.hiễm t.rùng huyết phải điều trị đến 2 tháng, tùy thuộc di chứng có trầm trọng hay không. Do đó, nếu thấy người bệnh có biểu hiện sốt cao (40 – 41oC), xuất hiện các mảng xuất huyết hoại tử dưới da, tiêu chảy, cứng cổ, khó thở, gia đình nên lập tức đưa đến bệnh viện, tránh nguy cơ t.ử v.ong.
Để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm ấu trùng giun sán, bác sĩ Vũ Mạnh Cường, khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện E, khuyên mỗi người dân nên thực hiện nghiêm việc ăn chín, uống sôi, rửa tay sạch và dụng cụ làm bếp sau khi chế biến. Cần hiểu rõ rằng, tất cả các món ăn từ thực phẩm sống/ tái đều là nguồn lây nhiễm ký sinh trùng, vi trùng nguy hiểm.
Ngày Tết đổi món với gỏi cá, lẩu cá chống ngán: Chuyên gia cảnh báo nguy cơ nhiễm sán dài cả mét khi ăn cá tái sống
Gỏi cá, lẩu cá đều là những món ăn khoái khẩu nhưng lai co thê ẩn chứa nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe. Tất cả đều bắt nguồn từ cá sống.
Gỏi cá, lẩu cá lên ngôi những ngày Tết vì vừa thơm ngon, vừa ăn được nhiều không biết ngán
Khi những món ăn như bánh chưng, thịt đông trở nên quá đỗi ngán ngẩm dịp Tết, chúng ta có xu hướng tìm đến những món ăn thanh mát hơn như cá. Đặc biệt là những món như gỏi cá, lẩu cá. Vừa thơm ngon lại vừa dễ ăn, đây là những món ăn được nhiều người háo hức mỗi khi nghỉ Tết.
Để làm gỏi cá, lẩu cá, bạn sẽ mang cá tươi ra lọc lấy thịt sống rồi tiến hành tẩm ướp gia vị.
Để làm gỏi cá, lẩu cá, bạn sẽ mang cá tươi ra lọc lấy thịt sống rồi tiến hành tẩm ướp gia vị. Với món gỏi cá – đặc sản của người vùng cao, người ta thường thái mỏng hoa chuối tây, rửa sạch vò cho mềm, rau mùi tàu, rau thơm, húng và hom mu chưn (lá của một loại cây có mùi vị đặc trưng, rất hợp với gỏi cá), ớt tươi, tỏi, lạc rang giã nhỏ, đặc biệt không thể thiếu nước được bà con trưng cất từ măng chua để 3 đến 4 năm.
Khi đã chuẩn bị xong nguyên liệu, người chế biến lấy ít nước đun sôi để nguội pha với nước chua thêm muối tinh và mì chính, đảo thêm ít rau thơm rồi khuấy đều cho tan muối và mì chính, nhúng cá và rau rồi thưởng thức.
Đối với người mới ăn, cho thịt cá đã thái mỏng nhúng vào bát nước chua để miếng cá ngấm nước từ 5-10 phút, thịt cá sẽ chuyển sang tái, rồi trộn đều với tất cả hoa chuối cùng một số gia vị làm sẵn và múc ra bát tô hoặc đĩa sâu lòng để chứa nước chua.
Đây là những món ăn khoái khẩu ẩn chứa nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Còn với lẩu cá, bạn cũng tiến hành lọc thịt cá rồi đem tẩm ướp gia vị, hành sả gừng… cho hợp khẩu vị rồi nhúng lẩu để ăn cùng nhiều loại rau củ yêu thích. Cách làm tương đối đơn giản, lại có thể quây quần cả gia đình bên nồi lẩu ấm cúng. Lẩu cá do đó nhiễm nhiên trở thành món lẩu rất được ưa chuộng vào dịp Tết.
Mặc dù vậy, đây là những món ăn khoái khẩu ẩn chứa nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe. Tất cả đều bắt nguồn từ cá sống, cá chưa chín kỹ.
Ăn gỏi cá, lẩu cá chưa chin ki có nguy cơ bị nhiễm giun sán cực cao
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội), gỏi cá hay lẩu cá đều làm từ nguyên liệu cá tươi, đem lọc thịt cá sống rồi tiến hành tẩm ướp. Đây đều là những món ăn khoái khẩu, được nhiều người thích thú ăn vào đầu năm mới nhưng cần cẩn trọng vì nguy cơ nhiễm sán cực cao.
Ở góc độ vệ sinh an toàn thực phẩm, chuyên gia nhận định, cá là thủy sản do đó rất dễ bị nhiễm khuẩn và ký sinh trùng có hại từ trong nguồn nước. Nêu không may ăn phai cac sinh vật có hại này vào cơ thể se gây ra các bệnh về đường ruột. Tuy nhiên, lai co một số người dân có thói quen và thậm chí là “nghiện” ăn cá tái sống dù được cảnh báo nhiều lần.
“Ngay cả với những nước rất sạch về mọi thứ, nổi tiếng với đồ ăn thủy sản sống như Nhật Bản cũng vẫn bị nhiễm độc chất nguy hiểm như thường. Huống hồ, ở nước ta thì không kiểm chứng được cá nuôi thế nào, nguồn nước có sạch không…”, chuyên gia cho hay.
Theo TS Từ Ngữ (Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam), những loại cá nước ngọt như cá trê, cá quả, lươn sẽ chứa nhiều ấu trùng giun, sán. Cá diếc, cá trắm, cá chép mang ấu trùng sán lá gan nhỏ và cua, tôm chứa ấu trùng sán lá phổi.
Còn các loại cá biển như cá mực, cá thu, cá mòi, cá hồi… chứa rất nhiều ấu trùng giun tròn. Loại ấu trùng, ký sinh trùng này có thể gây nên các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, thậm chí dẫn đến tắc ruột, viêm ruột, loét dạ dày…
Khi ăn lẩu cá, làm gỏi cá, người dân thường lựa chọn cá nước ngọt, cá tươi để đảm bảo độ thơm ngon, đúng vị. Tuy nhiên, dù là cá nước ngọt hay nước lợ đi chăng nữa, những loại cá này đều ẩn chứa nguy cơ nhiễm sán cao.
“Nhất là khi sử dụng ở những món dạng gỏi, cá thường không được làm chín chứ đừng nói đến chuyện được làm chín kỹ, lại được nuôi ở môi trường nước bị ô nhiễm thì nguy cơ nhiễm sán là điều không thể tránh khỏi” , chuyên gia nhận định.
Riêng với món lẩu cá, mặc dù nhúng nước ở dạng đun sôi nhưng cũng không loại bỏ 100% nguy cơ nhiễm sán. Bởi lẽ, nhiều người có thói quen nhúng thịt cá sơ qua rồi thưởng thức để cá thơm ngọt hơn. Thói quen này cũng vô tình khiến sán làm tổ trong cơ thể.
Giới chuyên gia khuyến cáo tốt nhất là tuyệt đối không nên ăn cá sống.
Theo giới chuyên gia, để phòng tránh nguy cơ nhiễm sán từ việc ăn gỏi cá, lẩu cá ngay trong thời gian nghỉ Tết, người ăn cần phải thường xuyên quan sát thật kỹ. Sán là loại ký sinh trùng thường thấy trên cá sống, dễ phát hiện bằng mắt thường. Do đó, bạn luôn phải đề cao cảnh giác, luôn quan sát kĩ thịt cá trước khi cho vào miệng. Đó là lời khuyên dành cho những người thèm ăn gỏi cá, lẩu cá đến vô cùng.
Còn không, giới chuyên gia khuyến cáo tốt nhất là tuyệt đối không nên ăn cá sống. Đối với gỏi cá, người ta tẩm ướp gia vị vào cá, áp dụng các biện pháp truyền thống như vắt chanh, chế giấm vào các lát cá… đều không diệt được giun sán, kể cả uống rượu mạnh cũng không có tác dụng. Đối với lẩu cá, thả thịt cá vào nhúng một cái rồi ăn ngay cũng có nguy cơ nhiễm giun sán chẳng kém gì.
Do đó, các chuyên gia nhấn mạnh, cách tốt nhất và hữu hiệu nhất là chỉ ăn cá đã được nấu nướng thật chín. Tốt nhất không nên ăn gỏi cá, lẩu cá nhúng chưa chín kỹ. Trước khi chế biến cá cần lựa chọn cá sạch, tươi, được nuôi từ những vùng nước đảm bảo, nắm rõ nguồn gốc, xuất xứ để tránh mua phải cá bẩn, nguy cơ nhiễm giun sán nhiều hơn. Khi chế biến nên thái thịt cá thật mỏng. Với gỏi cá nên hạn chế tối đa ăn. Nếu ăn cũng cần lựa chọn nguyên liệu kỹ càng. Với lẩu cá nên nhúng thịt cá cho chín hẳn rồi thưởng thức để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.