Các chuyên gia sức khỏe cho biết cách chúng ta khởi động ngày mới – từ những hoạt động đầu tiên khi thức dậy cho đến cách chọn lựa bữa sáng – có ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe tổng thể, cả về thể chất lẫn tinh thần.
Vì thế, chọn lựa lịch trình sinh hoạt đúng đắn vào sáng sớm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ và cải thiện sức khỏe.
“ Ngủ nướng” là thói quen không có lợi cho sức khỏe.
Dưới đây là 5 thói quen không có lợi cho sức khỏe mà mọi người cần tránh mỗi sáng:
1. “Ngủ nướng” thêm một chút
ể được ngủ thêm vài phút, nhiều người có thói quen bấm nút “hoãn báo thức” hoặc “báo lại” (snooze) trên thiết bị báo thức. Chuyên gia nội khoa người Mỹ Niket Sonpal cho biết việc này không có lợi ích gì. Bởi, thời gian nán lại trên giường không giúp cơ thể hồi phục năng lượng hoặc tinh thần phấn chấn hơn, mà còn làm rối loạn các chu kỳ ngủ mơ REM, vốn thường diễn ra vào sáng sớm. ược biết, thường xuyên làm gián đoạn giấc ngủ tự nhiên có thể dẫn tới nhiều tác hại đối với tâm thần (các vấn đề về nhận thức và trầm cảm) cũng như thể chất (các vấn đề về chuyển hóa).
2. ể điện thoại “điều khiển” trí óc
Một sai lầm lớn khác dễ mắc phải khi vừa thức giấc là tìm ngay điện thoại để đọc tin tức, lướt mạng xã hội hay kiểm tra email. Bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu Naomi Parrella cho biết, thói quen này chỉ khiến bạn “nạp” vào đầu những thông tin mà người khác quyết định, hay để cho những thông tin ngoài tầm kiểm soát chiếm lĩnh mọi suy nghĩ và cảm giác đầu tiên trong ngày.
Thay vì cầm ngay chiếc điện thoại khi thức dậy, bạn hãy dành thời gian đó để hít thở sâu vài lần, thực hiện các động tác căng duỗi cơ và uống một ly nước để khởi đầu ngày mới một cách sảng khoái.
3. Rửa mặt sai cách
Chuyên gia da liễu Stacy Chimento cho biết rửa mặt đúng cách là việc rất quan trọng để làm sạch tế bào da c.hết hoặc bụi bẩn tích tụ trên mặt sau một đêm. Tránh rửa nhiều lần bằng xà bông hoặc sữa rửa mặt, thay vào đó bạn chỉ cần rửa bằng nước ấm. Nhớ đừng chà xát mạnh tay hoặc lạm dụng sản phẩm tẩy tế bào c.hết cho da mặt. Ngoài ra, nhớ bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài để phòng tránh các tác hại của ánh nắng.
4. Quên chăm lo sức khỏe tinh thần
Bắt đầu ngày mới trong vội vàng, gấp gáp chỉ khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi và quá tải với chuỗi hoạt động tiếp theo trong ngày. Vì thế, các chuyên gia khuyến nghị nên dành ít thời gian chăm sóc tinh thần vào sáng sớm. “Chiến lược” đơn giản là dậy sớm một chút, mở cửa sổ đón nắng mai, dành ít phút ngồi thiền, kéo duỗi cơ thể, viết nhật ký bày tỏ sự biết ơn hoặc tương tác tích cực với người thân. Nghiên cứu cho thấy những hoạt động này có thể giúp chúng ta phấn chấn cả ngày và về lâu dài sẽ giúp nâng cao sức khỏe tâm thần.
5. Dùng bữa sáng kém lành mạnh
Dưới đây là những thói quen dùng bữa sáng bất lợi mọi người nên tránh:
Bữa sáng kém dinh dưỡng. Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Clinical Endocrinology & Metabolism, những người dùng bữa sáng nhiều calo hơn đã tiêu hao gần gấp đôi lượng calo hấp thụ trong ngày, đồng thời lượng đường trong m.áu và insulin cũng thấp hơn. Trong khi đó, những người dùng bữa sáng ít calo được ghi nhận là dễ đói hơn, đặc biệt là thèm ăn đồ ngọt – những yếu tố có liên quan đến béo phì, bệnh lý được cho có thể rút ngắn đến 14 năm t.uổi thọ.
Một nghiên cứu khác tiến hành trên 6.550 người cho thấy, so với những người ăn sáng, những người bỏ bữa sáng có nguy cơ t.ử v.ong liên quan đến tim mạch cao hơn 87%. Nguyên do là không ăn sáng có thể làm tăng cholesterol và huyết áp.
Ăn đồ ngọt. Theo bác sĩ Parrella, việc tiêu thụ một bữa ăn sáng chứa nhiều đường sẽ gây biến động hoóc-môn trong cơ thể, khiến tâm trạng thay đổi thất thường.
Tiêu thụ thịt chế biến sẵn. Một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Dịch tễ học Quốc tế hồi năm ngoái cho thấy ăn một miếng thịt xông khói (25gr) mỗi ngày làm tăng 20% nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng. ây là kết quả quá trình theo dõi chế độ ăn của gần nửa triệu người từ 40-69 t.uổi ở Vương quốc Anh trong 5 năm. Ngoài thịt xông khói, thịt chế biến sẵn còn bao gồm xúc xích, thịt nguội, lạp xưởng…
Dùng nước ép trái cây. Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Diabetes Care, uống thêm từ nửa ly nước ép trái cây nguyên chất 100% mỗi ngày sẽ làm tăng 16% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Thay cho nước ép trái cây, các nhà nghiên cứu đề xuất ăn trái cây tươi sẽ tốt hơn vì chúng chứa nhiều chất xơ hơn.
Uống cà phê quá sớm. Một nghiên cứu tiến hành năm 2020 của ại học Bath (Anh) cho thấy, uống cà phê đen trước tiên vào buổi sáng có thể có tác động tiêu cực đến việc kiểm soát đường huyết – yếu tố nguy cơ gây bệnh tiểu đường và bệnh tim. Cụ thể, uống cà phê đen làm tăng phản ứng glucose trong m.áu khoảng 50%.
5 lý do nhiều người ngại đi làm vào ngày thứ Hai
“Chán ghét thứ Hai” là một hội chứng khá phổ biến với nhiều người, đặc biệt là dân công sở. Các chuyên gia tâm lý đã đưa ra một số lý giải cho vấn đề này.
Nhiều người, nhất là dân văn phòng, có cảm giác uể oải và nặng nề khi 2 ngày cuối tuần trôi qua và ngày đầu tiên của tuần làm việc mới đang chờ sẵn.
Các chuyên gia sức khỏe tinh thần cho biết “hội chứng sợ ngày thứ Hai” là một vấn đề có thật, đồng thời đưa ra một số lý giải cho hiện tượng khá phổ biến này.
1. Nhịp sinh học bị “rối loạn”
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhịp sinh học tự nhiên khiến nhiều người, đặc biệt là dân công sở, có cảm giác “thù ghét” ngày thứ Hai. Bởi 2 ngày cuối tuần, chúng ta cho phép cơ thể phá vỡ “nội quy” được duy trì thường xuyên trong suốt các ngày trong tuần như: thức khuya, ngủ nướng những ngày thứ thứ Bảy và Chủ nhật.
Sanam Hafeez, chuyên gia thần kinh ở New York (Mỹ) cho biết, sau một tuần làm việc căng thẳng thì ngủ nướng vào cuối tuần cũng là điều tốt.
“Tuy nhiên, việc thay đổi giờ giấc này đã khiến nhịp sinh học trong cơ thể chúng ta vốn được duy trì suốt từ thứ Hai đến thứ Sáu bị rối loạn. Chính vì vậy, kể cả khi bạn có một giấc ngủ ngon vào tối Chủ nhật thì sáng hôm sau vẫn sẽ có cảm giác uể oải mệt mỏi”, tiến sĩ Hafeez lý giải.
Chuyên gia tâm lý Meg Gitlin bổ sung, nhiều người thậm chí còn sử dụng tối đa năng lượng cho ngày cuối tuần so với những ngày trong tuần.
“Họ ăn uống thả cửa, thức khuya xem phim lướt mạng, gặp gỡ bạn bè người thân,… Và kết quả là người ta cảm thấy kiệt sức khi cuối tuần trôi qua và thứ Hai đang đến”, chuyên gia tâm lý Meg Gitlin nhận định.
2. Mất cảm giác tự do
Đang tận hưởng 2 ngày cuối tuần một cách thoải mái với cảm giác “tự do muôn năm” thì… đùng một cái, ngày thứ Hai ào đến với cả “núi” trách nhiệm và những ràng buộc trong công việc.
Đây chính là thời điểm khó khăn của quá trình chuyển từ trạng thái hưởng thụ cá nhân sang trạng thái trách nhiệm “khiến tinh thần bị ảnh hưởng một cách tiêu cực. Bởi từ thứ Hai, bạn sẽ không thể tự quyết định mình sẽ làm gì. Sếp của bạn sẽ là người kiểm soát bạn”, Becky Stuempfig, giám đốc một phòng tư vấn tâm lý ở California cho biết. ”
3. Bạn chán ghét công việc của mình
Một lý do khá phổ biến của hiện tượng “sợ thứ Hai” là do bạn không thích công việc mình đang làm, hoặc đang gặp vấn đề gì đó với công việc khiến bản thân cảm thấy lo lắng, căng thẳng.
Đây chính là lúc cơ thể bạn phản ứng bằng cách giải phóng adrenaline – một hormon có tác dụng trên thần kinh giao cảm, được sản xuất bởi cơ thể khi con người có cảm giác sợ hãi, tức giận hay thích thú.
“Có thể bạn sợ bị sếp quở trách vì sự chậm trễ trong tiến độ công việc, hay đôi khi chỉ là cảm giác khó chịu khi phải đối mặt với một đồng nghiệp khó ưa ở văn phòng… Những cảm giác này bắt đầu manh nha xuất hiện từ chiều Chủ nhật và sẽ biến thành nỗi ám ảnh khi bạn thức dậy vào sáng hôm sau”, tiến sĩ Hafeez giải thích.
4. Thiếu cân bằng trong công việc và cuộc sống
Với những người nghiện việc thì cảm giác mệt mỏi, kiệt sức thường xảy ra vào ngày đầu tuần khi họ đã sử dụng cả 2 ngày nghỉ ngơi cuối tuần của mình cho công việc cơ quan.
“Nhiều người không có được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống riêng. Bạn nghiện việc nhưng sức khỏe cơ thể bạn lại không như vậy. Cơ thể chúng ta cũng cần được nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng cho một tuần mới”.
5. Cảm giác lo sợ những điều bất thường phía trước
Thứ Hai là ngày đầu tiên trong tuần, và cũng là ngày “hứa hẹn” nhiều điều bất ngờ, cả tích cực lẫn tiêu cực, cho tất cả những ngày tiếp theo trong tuần.
“Vào ngày thứ Tư thì bạn đã đủ tự tin để giải quyết những việc xảy ra từ đầu tuần. Thế nhưng thứ Hai thì lại khác, bởi bạn bắt đầu một tuần mới với nhiều điều mà bạn không lường trước được đang chờ bạn”.
Theo tiến sĩ Stuempfig thì phần lớn chúng ta đang làm việc với với gánh nặng trách nhiệm cũng như mong đợi được khen thưởng từ cấp trên hoặc vì mục tiêu thăng tiến chứ không phải xem công việc như niềm vui để tận hưởng.
“Chính vì vậy mà vô tình chính chúng ta gây áp lực cho bản thân mình, và biến ngày đầu tuần thành một áp lực tinh thần nặng nề”.