Bên trong phòng mổ luôn sáng đèn, nơi cứu sống hàng nghìn bệnh nhân ở bệnh viện Bạch Mai
Phẫu thuật viên phải là những người có “trái tim ấm” để thấu hiểu nổi đau của người bệnh, có “cái đầu lạnh” để luôn giữ bình tĩnh trong mọi tình huống và giữ cho đôi tay không run rẩy trước khó khăn.
Ánh sáng của phòng mổ bệnh viện Bạch Mai chưa bao giờ tắt, ý nói nơi đây hoạt động không ngừng nghỉ bất kể ngày đêm, các bác sĩ thường trực 24/24h đón bệnh nhân phẫu thuật điều trị.
Bước vào căn phòng này, mỗi ca mổ như một trận đ.ánh, các bác sĩ vạch ra đường lối, cách thức tiến hành là yếu tố quan trọng quyết định thành công của ca mổ.
Tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Gia Du, Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình phân tích hình ảnh phim chụp và chuẩn bị đặt nẹp tạo hình cột sống theo đường cong sinh lý của bệnh nhân. Phương pháp này mang lại cuộc sống tươi sáng hơn cho hai chị em song sinh 13 t.uổi bị cong vẹo cột sống bẩm sinh. Không chỉ vận động tốt hơn, cơ thể các em phát triển bình thường như bao người, tương lai sẽ hoàn thiện vóc dáng của những thiếu nữ, dễ kiếm tìm hạnh phúc hơn.
Các thao tác của kỹ thuật viên trong quá trình bắt vít cột sống có sử dụng hệ thống máy định vị không gian 3 chiều tích hợp chụp cắt lớp vi tính đa dãy chính xác.
Khâu tạo hình vết mổ sau khi hoàn thành phẫu thuật.
Biên bản phẫu thuật của mỗi ca mổ được ghi chép đầy đủ, chi tiết và cụ thể theo tiến trình làm thủ thuật, mọi liều lượng thuốc được sử dụng được báo cáo cụ thể.
Mọi người thường chỉ biết đến “bác sĩ mổ” nhưng ít ai biết rằng để thực hiện một ca mổ thường phải có 8 – 10 người tham gia bảo gồm bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ phụ phẫu thuật, bác sĩ gây mê, người phụ gây mê, người đưa dụng cụ, người trợ giúp vòng ngoài…
Nếu ví ca phẫu thuật như một dàn nhạc giao hưởng thì phẫu thuật viên như là nhạc trưởng của dàn nhạc đó. Trong ảnh, bác sĩ Ngô Gia Khánh – Trưởng khoa phẫu thuật lồng ngực – đang thực hiện ca mổ ghép thận.
Trong không gian tĩnh mịch ấy chỉ nghe thấy tiếng “leng keng” của dụng cụ dao kéo, tiếng ra hiệu rất khẽ của phẫu thuật viên.
Ghép thận là một cứu cánh cho những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối thay vì cuộc sống lay lắt phụ thuộc vào chạy thận và bệnh viện. Trong kỹ thuật này, thận của người hiến (người còn sống hoặc đã c.hết não) được lấy ra sau đó ghép nối vào vào cho người nhận. Với quả thận mạnh khỏe, bệnh nhân trở về với cuộc sống, sinh hoạt và lao động gần như bình thường.
Có lẽ nhiều người sẽ nhầm tưởng hình ảnh trên khay kia là một quả tim. Thực tế đó là một quả thận bị ung thư của một bệnh nhân trên 50 t.uổi, phình lớn gấp nhiều lần quả thận bình thường. Ca mổ do trực tiếp bác sĩ Dương Đức Hùng – Tiến sĩ, Phó Giám đốc Bệnh Viện thực hiện.
Các ca mổ nội soi phức tạp nhất, khó nhất cũng từng được mổ trong căn phòng này. Với tiêu chí “Xâm lấn tối thiểu, điều trị không đau”, bác sĩ Ngô Gia Khánh trong một ca phẫu thuật cắt u phổi cho bệnh nhân ung thư.
Tháng 1/2021, nhập viện trong tình trạng trụy mạch và hôn mê, bệnh nhân Nguyễn Đình Hiếu (sinh năm 2004) được chẩn đoán là dị dạng bẩm sinh van động mạch chủ (chỉ có 2 lá van,người khỏe mạnh có 3 lá van). Với sự phối hợp tích cực của các y bác sĩ hai bệnh viện và những đơn vị thuộc Viện tim mạch quốc gia Việt Nam, đặc biệt là Tiến sĩ, bác sĩ Dương Đức Hùng – PGĐ bệnh viện Bạch Mai -, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn, tìm ra phương án sử dụng kĩ thuật phẫu thuật ROSS-YACOUB – hoán vị van động mạch phổi vào vị trí van động mạch chủ và dùng Homo-graft thay vào vị trí van động mạch phổi đã lấy đi.
Lượng m.áu lớn đã được chuẩn bị cho ca phẫu thuật cực kỳ khó và phức tạp. Đây không phải là ca phẫu thuật ROSS đầu tiên được thực hiện thành công tại Đơn vị phẫu thuật tim mạch BV Bạch Mai, tuy nhiên bệnh nhân còn rất trẻ và tình trạng bệnh khá nguy kịch.
Mảnh ghép gốc động mạch chủ từ người hiến c.hết não (Homo-graft) có cỡ van phù hợp đến từ Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia là điều vô cùng may mắn không chỉ với với bệnh nhân 17 t.uổi mà cả đội ngũ y bác sĩ điều trị.
Tiến sĩ, bác sĩ, Phó Giám đốc Dương Đức Hùng phẫu thuật bằng phương pháp ROSS-YACOUB được đ.ánh giá là cực khó và vô cùng vất vả trong gần 4 giờ đồng hồ tập trung cao độ trong phòng mổ.
Giọt nước mắt nghẹn ngào lăn trên khóe mắt khi tỉnh dậy khi biết ca phẫu thuật thành công và mình còn sống, Nguyễn Đình Hiếu được cai thở máy, rút ống nội khí quản chỉ sau 10 tiếng phẫu thuật.
3 ngày sau, chàng thanh niên 17 t.uổi thoát hồi sức sau mổ, chuyển bệnh phòng nội khoa, ăn uống trở lại bình thường. 1 tháng sau ca mổ, theo các bác sĩ thông tin, Nguyễn Đình Hiếu đã có thể vận động và chơi bóng đá trở lại, môn thể thao mà Hiếu yêu thích.
Học trò ‘4 mắt’, vì sao ngày càng nhiều?
Số học trò ‘4 mắt’ chiếm hơn một nửa trong một lớp không còn là điều lạ lẫm ở nhiều trường học. Bên cạnh béo phì, cong vẹo cột sống thì tật khúc xạ trở thành vấn đề ở học đường phổ biến hiện nay.
Học sinh được khám mắt trong đợt kiểm tra sức khỏe đầu năm học – ẢNH: THÚY HẰNG
Ngày 1.3, học sinh sẽ quay trở lại trường sau thời gian học trực tuyến tại nhà. Vậy làm sao để chăm sóc, bảo vệ “cửa sổ tâm hồn” tốt hơn, đặc biệt là trong thời buổi các em đều sử dụng thiết bị điện tử nhiều hơn trước?
Một lớp có 50% học sinh “4 mắt”
Nhiều người thấy học trò đeo kính thường gọi chung là “bị cận thị”, tuy nhiên chưa chính xác. Theo các bác sĩ, tật khúc xạ là một rối loạn mắt, khi mắt không thể tập trung rõ ràng các hình ảnh mắt thu về. Có 3 tật khúc xạ của mắt là cận thị, viễn thị và loạn thị.
Chăm sóc, bảo vệ mắt thế nào?
Bác sĩ chuyên khoa 1 Bùi Trung Hậu cho hay nên kiểm tra định kỳ mắt 6 tháng – 1 năm một lần, với những người có tật khúc xạ thì thời hạn kiểm tra định kỳ nên 3 tháng một lần để xem có tăng độ hay không. Khi đi khám mắt, nên tới phòng khám hoặc bệnh viện uy tín, không nên tự đi mua kính cho trẻ ở những nơi không rõ nguồn gốc sản phẩm.
Bên cạnh đó, các em nên năng động, tham gia nhiều hoạt động thể dục thể thao, ngoại khóa ngoài trời, để giảm thời gian sử dụng các thiết bị điện tử. Ngồi đúng tư thế, điều kiện ánh sáng tốt, giữ khoảng cách từ mắt tới màn hình, sách, truyện là trên 20 cm. Với trẻ nhỏ, thời gian khuyến khích giải trí với thiết bị điện tử là 30 – 60 phút mỗi ngày.
Đầu năm học, chúng tôi tới Trường THCS Ba Đình (Q.5, TP.HCM) vào giờ học thể dục của một lớp 8. Lớp có hơn 40 học sinh nhưng đếm sơ sơ đã có 20 em đeo kính. Tới căng tin Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (Q.1) vào giờ trưa, từng nhóm ngồi ăn cơm thì có bàn cả 5 – 6 em đều đeo kính. Tại sân Trường tiểu học Bông Sao (Q.8) vào giờ ra chơi, nhiều học sinh lớp 1 đã “4 mắt”. Các chiếc kính này đều có thêm một sợi dây nhỏ để giữ cho khỏi rơi trong quá trình các em chạy nhảy, đùa nghịch. Nhân viên y tế của một trường học nói vui với chúng tôi: “Bây giờ ở nhiều lớp học thì tìm học sinh “4 mắt” dễ hơn là tìm các em còn lại”.
Vì sao càng ngày số học sinh có tật khúc xạ ở mắt nhiều hơn, và độ t.uổi mà các em phải đeo kính ngày càng thấp hơn? Bác sĩ chuyên khoa 1 Bùi Trung Hậu, làm việc tại Bệnh viện quốc tế Minh Anh (Q.Bình Tân, TP.HCM), cho hay không hẳn là trước đây thì số học sinh mắc tật khúc xạ ít hơn bây giờ, mà có thể nhìn nhận ở góc độ, khi chất lượng cuộc sống được tăng lên, gia đình có điều kiện quan tâm sức khỏe con em mình hơn, cho đi kiểm tra mắt thường xuyên hơn thì sẽ phát hiện các tật khúc xạ ở mắt của con em sớm hơn.
Bác sĩ Bùi Trung Hậu cho biết có nhiều lý do để học trò có tật khúc xạ. Ngoài yếu tố di truyền, có thể kể tới thời gian các em ở trong nhà nhiều hơn, sử dụng thiết bị điện tử nhiều hơn trong thời gian dài hoặc nhìn quá gần, khoảng cách từ mắt tới sách vở, màn hình dưới 20 cm… “Nếu nhìn gần dưới 20 cm hoặc liên tục trong thời gian nhiều hơn 45 phút thì nguy cơ bị tật khúc xạ càng cao”, bác sĩ Hậu nói.
Theo bác sĩ Hậu, nếu học sinh bị tật khúc xạ không được sớm phát hiện và điều trị sẽ gây nhiều hậu quả cho sức khỏe của các em. Ví dụ, bị giảm thị lực, lé, nhược thị. Nhiều em không nhìn rõ bảng nhưng không dám nói với giáo viên, phụ huynh, nên tật khúc xạ ngày càng nặng. Lé ảnh hưởng cả sức khỏe, thẩm mỹ của trẻ, khiến trẻ không tự tin trong cuộc sống. Nhiều em bị nhược thị, không thể khôi phục lại thị lực.
Phẫu thuật để không phải đeo kính, có hiệu quả ?
Bác sĩ Hậu cho biết, ngoài việc đeo kính thì các em trên 18 t.uổi có thể thực hiện phẫu thuật để điều chỉnh cận, viễn, loạn thị với các phương pháp khác nhau. Việc phẫu thuật có thực hiện được hay không và hiệu quả 100% hay không, chọn lựa phương pháp nào để phẫu thuật tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của mỗi bệnh nhân, nên cần phải khám và đ.ánh giá kỹ lưỡng để có kết quả tối ưu.
Bất kể ai muốn phẫu thuật để không phải đeo kính đều phải được khám tại các bệnh viện và có những chỉ định, chống chỉ định từ bác sĩ chuyên môn. “Do đó, không thể chủ quan là cứ có tật khúc xạ thì đi phẫu thuật và cũng không có một phương pháp phẫu thuật nào là hiệu quả cho tất cả bệnh nhân. Chỉ có phương pháp thích hợp nhất trên cụ thể từng bệnh nhân. Quan trọng hơn cả là bảo vệ, chăm sóc đôi mắt cho thật tốt”, bác sĩ khuyên.
Cẩn trọng khi dùng kính áp tròng
Sử dụng kính áp tròng để làm đẹp và trong điều trị tật khúc xạ là nhu cầu thiết thực. Song theo các bác sĩ, bạn trẻ đừng ham rẻ mà mua kính áp tròng “trôi nổi”, hoặc dùng sai cách, không tuân thủ vệ sinh. Thực tế, từ các diễn đàn trên mạng cho tới các cửa hàng kính vỉa hè, đều không khó tìm thấy các loại kính áp tròng thời trang, đủ màu, có giá bán chỉ từ vài chục ngàn đồng một đôi.
“Nhiều em mua kính loại dùng 1 ngày nhưng lại dùng vài ngày, dùng cả khi đi ngủ qua đêm. Khi đeo kính, tháo kính ra tay không sạch, không ngâm rửa kính vào dung dịch đúng hướng dẫn”, bác sĩ Hậu lưu ý. Trong đó, viêm loét giác mạc do dùng kính áp tròng không đúng cách là biến chứng gây nguy hiểm cho mắt, nặng nhất có thể dẫn tới mù.