Bệnh nhân ung thư có được tiêm vắc xin Covid-19 không?

Bệnh nhân ung thư cũng như các bệnh nhân có các bệnh lý nền khác, nằm trong nhóm khuyến cáo tiêm phòng Covid-19.

Vắc xin Astrazeneca được chủng ngừa Covid-19 cho nhóm đối tượng từ 18 t.uổi trở lên. Vắc xin giúp hệ miễn dịch của người được được tiêm chủng có khả năng nhận biết và t.iêu d.iệt virus corona ( SARS-COV-2).

Vắc xin này có hiệu lực bảo vệ trước tác nhân gây bệnh SARS-CoV-2 từ 62% đến 90%, dựa trên kết quả nghiên cứu lâm sàng và an toàn trên dân số chung. Cho đến nay chưa có dữ liệu nào cho thấy vắc xin Covid-19 không hiệu quả và thiếu an toàn trên bệnh nhân ung thư.

Bệnh nhân ung thư có được tiêm vắc xin Covid-19 không?

Theo TS.BS Nguyễn Tiến Quang, Chủ tịch Hội đồng quản lý Bệnh viện K, bệnh nhân ung thư hệ thống miễn dịch cơ thể suy giảm, tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe kém hơn do ảnh hưởng của bệnh ung thư và các phương pháp điều trị. Do vậy bệnh nhân ung thư cũng như các bệnh nhân có các bệnh lý nền khác, nằm trong nhóm khuyến cáo tiêm phòng Covid-19.

Bệnh nhân ung thư có được tiêm vắc xin Covid-19 không?

TS.BS Nguyễn Tiến Quang, Chủ tịch Hội đồng quản lý Bệnh viện K.

Các chuyên gia đưa ra giả thuyết hiệu quả của vắc xin Covid-19 có thể giảm ở bệnh nhân đang bị ức chế/suy giảm miễn dịch, nhưng nếu được tiêm vắc xin có thể làm giảm nhẹ triệu chứng hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh nếu mắc.

Bệnh nhân ung thư đang điều trị bằng thuốc, xạ trị, phẫu thuật có nên tiêm phòng vắc xin Covid-19 không ?

Bệnh nhân ung thư đang điều trị có thể được tiêm vắc xin Covid-19 miễn người bệnh không có chống chỉ định hay dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc. Theo TS Quang, tiêm phòng không làm ảnh hưởng đến liệu trình điều trị ung thư cũng như không giảm hiệu quả của vắc xin.

Đối với những bệnh nhân hóa trị phác đồ đa thuốc, liều cao hoặc ghép tế bào gốc tạo m.áu, khuyến cáo nên trì hoãn tiêm chủng vắc xin Covid-19 dựa trên dữ liệu cho thấy hầu hết các loại vắc xin chủng ngừa các bệnh có hiệu quả hạn chế trong thời gian bệnh nhân bị ức chế miễn dịch nhiều nhất.

Bệnh nhân đang điều trị corticosteroid, cũng là một liệu pháp ức chế miễn dịch, có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin Covid-19, do vậy cần thảo luận với bác sĩ điều trị về thời gian phù hợp có thể tiêm vắc xin. Nhìn chung các bác sĩ sẽ cân nhắc tình hình dịch bệnh tại mỗi địa phương, tình trạng bệnh ung thư và ảnh hưởng của việc tạm ngừng các phương pháp điều trị ung thư trên từng người bệnh cụ thể để quyết định có tiêm vắc xin ngay hay trì hoãn.

Đối với bệnh nhân đang sử dụng các thuốc nội tiết như tamoxifen, anastrozol, letrozol, exemestane, thuốc đồng vận LHRH, các thuốc kháng androgen … trong ung thư vú, ung thư tuyến t.iền liệt có thể tiêm phòng vắc xin Covid-19 mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của vắc xin.

Tất cả các bệnh nhân ung thư có t.iền sử dị ứng, sốc phản vệ với các thuốc điều trị ung thư, cần tham khảo chuyên gia dị ứng về việc tiêm vắc xin Covid-19.

Đối với bệnh nhân ung thư đang xạ trị, có thể tiêm phòng vắc xin sớm mà không cần tạm ngừng quá trình xạ trị.

Bệnh nhân ung thư có được tiêm vắc xin Covid-19 không?

Đối với bệnh nhân phẫu thuật liên quan đến ung thư, vì tiêm vắc xin có thể gây sốt trong vòng 24-48 giờ đầu nên tốt nhất tiêm vắc xin vài ngày trước khi tiến hành phẫu thuật. Bệnh nhân có chỉ định cắt lách nên có kế hoạch tiêm vắc xin mũi đầu tiên ít nhất 2 tuần trước khi tiến hành cắt lách nếu có thể.

Bệnh nhân ung thư vú đang có kế hoạch phẫu thuật tuyến vú và vét hạch nách, nên tiêm vắc xin ở tay đối diện vì sau khi tiêm vắc xin có thể xuất hiện phản ứng tại hạch.

Bệnh nhân ung thư kết thúc điều trị, đang trong giai đoạn theo dõi định kỳ sau điều trị có nên tiêm phòng vắc xin Covid-19 không ?

Cho đến thời điểm này, bệnh nhân ung thư đã kết thúc điều trị và đang theo dõi định kỳ có thể được tiêm vắc xin Covid-19 miễn người bệnh không có chống chỉ định hay dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Tại Việt Nam, vắc xin phòng Covid-19 của AstraZeneca được chỉ định tiêm phòng cho những người từ 18 t.uổi trở lên.

Lịch tiêm gồm 2 mũi:

Mũi 1: Lần đầu tiên tiêm.

Mũi 2: Sau mũi đầu tiên từ 4-12 tuần.

“Đến nay chưa có vắc xin nào chứng minh hiệu quả tuyệt đối, do vậy ngay cả khi đã được tiêm vắc xin Covid-19 người bệnh ung thư vẫn phải thực hiện nghiêm ngặt các nguyên tắc phòng chống Covid-19 được khuyến cáo tại mỗi thời điểm dịch bệnh”, TS Quang nhấn mạnh.

Bác sĩ trẻ giành giải Quả cầu vàng 2020 và ‘duyên nợ’ với bệnh nhân ung thư

Bác sĩ Đào Văn Tú, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu lâm sàng, Bệnh viện K nhận mình là người có “duyên nợ” với bệnh nhân ung thư.

Bác sĩ Đào Văn Tú là 1 trong 10 nhà khoa học trẻ xuất sắc, vinh dự nhận g.iải t.hưởng “Quả cầu vàng” năm 2020. Đây là kết quả xứng đáng cho vị bác sĩ trẻ trong hành trình 12 năm đồng hành cùng bệnh nhân ung thư.

Năm 2009, bác sĩ Tú khi đó đang là sinh viên Đại học Y Hà Nội. Trong lần đi thực tế, anh gặp một số bệnh nhân có khối u lớn cần điều trị ngay. Nhìn bệnh nhân bị đau đớn giày vò, anh quyết định khi ra trường sẽ trở thành bác sĩ lâm sàng, nghiên cứu về ung thư.

Suốt chặng đường 12 năm duyên nợ với bệnh K, anh Tú chứng kiến nhiều trường hợp đặc biệt khiến anh trăn trở. Nhiều bệnh nhân mặc dù được phát hiện sớm nhưng di căn rất nhanh. Họ ra đi khi còn trẻ và tương lai phía trước còn rộng mở.

Trường hợp anh không thể nào quên đó là một bệnh nhân ung thư đang là mẹ của hai con, trong đó bé lớn nhất mới 5 t.uổi. Mặc dù tiên lượng ca bệnh khó khăn ngay từ đầu nhưng bác sĩ Tú vẫn thấy sốc khi bệnh diễn tiến và di căn quá nhanh. Mấy tháng sau, bệnh nhân gần như đối mặt với cái c.hết. Chứng kiến người bệnh bị giày vò mỗi ngày, anh đau lòng và thất vọng vì sự bất lực của bản thân.

Biết không còn sống được bao lâu, người mẹ trẻ chỉ có mong muốn duy nhất là gặp con trai. Giây phút cậu bé 5 t.uổi ôm tiễn biệt người mẹ, anh cùng ekip trực ngày hôm đó không sao cầm được nước mắt. Hình ảnh này ám ảnh người bác sĩ trẻ trong nhiều năm, là động lực thôi thúc anh cố gắng trong công việc. Nam bác sĩ dặn lòng phải làm sao cố gắng, nghiên cứu và chữa cho nhiều bệnh nhân hơn nữa.

Bệnh nhân ung thư có được tiêm vắc xin Covid-19 không?

Bác sĩ Đào Văn Tú thăm hỏi bệnh nhân ung thư.

Nhờ nỗ lực phấn đấu không ngừng, bác sĩ Tú hiện là giám đốc Trung tâm nghiên cứu lâm sàng, Bệnh viện K Hà Nội, tác giả của 6 bài báo khoa học công bố trên các tạp chí quốc tế; chủ nhiệm 8 đề tài nghiên cứu cấp cơ sở; g.iải t.hưởng Thầy thuốc trẻ Việt Nam tiêu biểu 2019; bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế năm 2020. Anh khiêm tốn nói đây chỉ là chút thành quả nhỏ nhoi. Đích đến của anh trong công việc là điều trị và cứu sống được nhiều hơn nữa bệnh nhân ung thư.

Trải lòng về mối duyên nợ với bệnh nhân ung thư, anh cho biết: “Có duyên thì gặp, có nợ thì phải trả. Do vậy mong ước của các bác sĩ điều trị ung thư như chúng tôi là tìm ra phương pháp điều trị, chữa bệnh ở giai đoạn sớm, giai đoạn muộn thì có thể làm tốt hơn. Từ đó tăng cơ hội chữa khỏi hoặc kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư”.

Để trở thành một bác sĩ chuyên khoa ung thư đòi hỏi người bác sĩ phải có nhiều hiểu biết trong các lĩnh vực khác nhau. Anh Tú luôn canh cánh trong lòng vì chưa tìm ra được phương pháp hiệu quả đẩy lùi hoàn toàn căn bệnh này. Phương pháp điều trị đang dừng ở bệnh nhân giai đoạn sớm. Đối với bệnh nhân giai đoạn muộn phương pháp điều trị rất hạn chế.

Bên cạnh công việc chính là điều trị cho các bệnh nhân ung thư, bác sĩ Tú còn đam mê nghiên cứu khoa học. Anh và các cộng sự đang bắt tay nghiên cứu phát hiện ra một loại protein có tên là ANH PTL4, khi xuất hiện trong m.áu sẽ dự báo tình trạng di căn não, đồng thời sử dụng ANTL4 như chất đề dẫn thuốc điều trị ung thư qua hàng rào m.áu não. Nhóm nghiên cứu lựa chọn 38 bệnh nhân ung thư vú xuất hiện tổn thương di căn não hoặc không xuất hiện, từ đó đ.ánh giá nồng độ protein AND PTL4 trong m.áu của bệnh nhân.

Bệnh nhân ung thư có được tiêm vắc xin Covid-19 không?

Anh được biết đến là nhà khoa học trẻ tài năng có tâm đức.

Ở t.uổi 35, TS.BS Đào Văn Tú không chỉ là bác sĩ, nhà nghiên cứu chuyên môn cao về bệnh ung thư mà anh còn là một người trẻ với năng lượng sống tích cực. Anh thực hiện hơn 50 chương trình Đoàn – Hội Sinh viên, hoạt động phong trào sinh viên Y khoa mỗi năm. Cùng với đó, anh duy trì việc hợp tác với đội ngũ y bác sĩ trên 50 quốc gia, trong đó có bác sĩ đầu ngành về bệnh K.

Mục đích và lý tưởng tôi theo đuổi đó chính là thừa hưởng, nắm bắt những tiến bộ y học để áp dụng sớm nhất vào công tác nghiên cứu, khám chữa bệnh cho người Việt Nam” , bác sĩ Tú chia sẻ.

Trong cuộc sống, bác sĩ Tú luôn giữ được suy nghĩ tích cực và truyền sự lạc quan cho người bệnh. Mỗi ngày anh tiếp xúc từ 50 đến 100 bệnh nhân. Mỗi mảnh đời là một câu chuyện khác nhau. Anh luôn tâm niệm “còn nước thì còn tát”, cứu thêm một mạng người là phúc phần lớn nhất đời mình.

Thấm nhuần lời dạy của Bác “Lương Y phải như từ mẫu”, bác sĩ Tú thường xuyên trau dồi, học hỏi về mặt chuyên môn và tu dưỡng đạo đức. Người bác sĩ phải đối đãi với bệnh nhân như anh em, cô chú, người thân trong gia đình và luôn giữ được Y đức.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *