Cảnh giác khi trẻ sơ sinh không giật mình bởi tiếng động lớn

Thông qua cách em bé phản ứng với âm thanh có thể đ.ánh giá phần nào năng lực thính giác của trẻ. Cha mẹ có thể kiểm tra thính giác của con mình ngay từ khi bé mới chào đời bằng những cách dưới đây.

Cứ 1000 trẻ sinh ra lại có 1 trẻ bị khiếm thính

Mất hoặc giảm thính lực bẩm sinh là một bệnh lý ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của trẻ sau này.

Theo TS.BS Đinh Thúy Linh – Phó giám đốc Trung Tâm Sàng Lọc, Chẩn Đoán Trước Sinh và Sơ Sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, tình trạng khiếm thính ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân, trong đấy có cả những nguyên nhân về di truyền.

TS Linh phân tích: “Cứ 1000 trẻ thì có 1 trẻ bị khiếm thính ở 1 hoặc cả 2 tai. Ngay cả trong trường hợp bố mẹ hoặc người thân trong gia đình không bị khiếm thính thì trẻ sinh ra vẫn có thể mắc bệnh này. Cần biết rằng, theo thống kê, hầu hết các trường hợp trẻ khiếm thính bẩm sinh đều được sinh ra trong các gia đình không có ai bị khiếm thính”.

Cảnh giác khi trẻ sơ sinh không giật mình bởi tiếng động lớn

Các bậc cha mẹ cần thường xuyên theo dõi trẻ và tự đ.ánh giá phản ứng của trẻ với âm thanh, để có thể phát hiện các dấu hiệu của tình trạng mất hoặc giảm thính lực ở trẻ. Ảnh minh họa

Thêm vào đó, tình trạng mất hoặc giảm thính lực bẩm sinh không thể được phát hiện thông qua siêu âm thai hay các biện pháp sàng lọc trước sinh. Do đó, việc sàng lọc thính lực sau sinh là cần thiết để phát hiện tình trạng này.

“Trẻ bị mất thính lực còn có thể đối diện với nguy cơ không thể phát âm. Việc sàng lọc thính lực sau sinh sẽ cho phép phát hiện sớm tình trạng này, từ đó có những giải pháp can thiệp để trẻ có một cuộc sống khỏe mạnh sau này”, BS Linh cho hay.

Theo BS Linh, trẻ nên được sàng lọc thính lực ngay sau khi sinh và kết quả sẽ có ngay tại thời điểm trẻ được sàng lọc. Sàng lọc thính lực hiện nay là một trong những sàng lọc quan trọng của chương trình sàng lọc sơ sinh cho trẻ mà các bậc cha mẹ không nên bỏ qua.

Hiện nay, có 2 phương pháp sàng lọc đang được áp dụng phổ biến là:

– Đo lường âm thanh từ ốc tai: Được sử dụng để xác định tai bé có phản ứng với âm thanh hay không.

– Đ.ánh giá đáp ứng âm thanh của cuống não: Được sử dụng để đ.ánh giá thần kinh thính giác (dây thần kinh truyền âm thanh từ tai đến não) và phản ứng của não với âm thanh.

Dấu hiệu cảnh báo trẻ có vấn đề về thính lực bố mẹ cần biết

BS Linh khuyến cáo, các bậc cha mẹ cần thường xuyên theo dõi trẻ và tự đ.ánh giá phản ứng của trẻ với âm thanh, để có thể phát hiện các dấu hiệu của tình trạng mất hoặc giảm thính lực ở trẻ.

BS Linh chia sẻ: “Việc theo dõi cần được thực hiện ngay cả với những trẻ đã có kết quả sàng lọc thính lực sau sinh đạt, vì có những trường hợp trẻ bị mất thính lực tăng dần, tại thời điểm sàng lọc sau sinh trẻ chưa có biểu hiện giảm thính lực rõ rệt”.

Dưới đây là những phản ứng với âm thanh theo lứa t.uổi ở trẻ bình thường, mà các bậc cha mẹ có thể tham khảo:

– Ngay sau khi sinh: Bé sẽ bị giật mình bởi một tiếng động lớn đột ngột như tiếng vỗ tay hoặc tiếng đóng sầm cửa. Chớp mắt hoặc mở to mắt trước những âm thanh như vậy hoặc ngừng bú hoặc bé khóc.

– 1 tháng t.uổi: Bé bắt đầu nhận thấy những âm thanh kéo dài đột ngột như tiếng ồn của máy hút bụi. Tạm dừng và lắng nghe tiếng ồn khi chúng bắt đầu.

– 4 tháng t.uổi: Bé sẽ im lặng hoặc mỉm cười khi nghe thấy giọng nói quen thuộc ngay cả khi không thể nhìn thấy người nói và hướng mắt về phía giọng nói. Bé thể hiện sự phấn khích với âm thanh (ví dụ: giọng nói, tiếng bước chân).

– 7 tháng t.uổi: Bé phản ứng quay ngay lập tức với một giọng nói quen thuộc trong phòng (nếu không đang quá chú tâm vào việc hiện tại).

– 9 tháng t.uổi: Bé sẽ chăm chú lắng nghe những âm thanh quen thuộc hàng ngày và tìm kiếm những âm thanh rất yên tĩnh ngoài tầm nhìn.

– 12 tháng t.uổi: Bé sẽ có phản ứng với tên gọi của mình, cũng có thể phản hồi lại các câu như “không”, “bye bye”.

“Nếu ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình phát triển của trẻ, bố mẹ nhận thấy có điểm bất thường thì cần cho trẻ đi khám ngay, để có thể can thiệp sớm”, BS Linh nhấn mạnh.

Một trong những tai biến sản khoa rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi

T.iền sản giật là một trong những tai biến sản khoa nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. T.iền sản giật cần sàng lọc thật sớm để có biện pháp dự phòng.

Từ tuần 32 của thai kỳ, chị Lê Thị Thu T. (SN 1984, Hà Nội) bat đau xuat hien tinh trang phù kèm theo đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, chỉ số protein niệu cao, ảnh hưởng chức năng gan, chức năng phổi. Sản phụ có t.iền sử mổ đẻ 2 lần, cùng với đó đang điều trị tiểu đường thai kỳ.

Nhập viện điều trị tại khoa Đẻ tự nguyện D3, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, chị T. được đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế chăm sóc và theo dõi sát sao. Nhận đinh đay la truong hop tien san giat nang, cac bac si quyet đinh mo chủ động ở tuần 35 để đam bao an toan, tránh nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của ca san phu va em be.

Ca mo đuoc thuc hien boi PGS. TS. BS. Nguyễn Duy Ánh – Giám đốc Bệnh viện, Ths.Bs CKII Nguyễn Hùng Sơn – Trưởng khoa Đẻ tự nguyện D3 cung ekip. Ket qua, 15h16 ngay 19/1/2021, mot be trai và một b.é g.ái đều có cân nặng 2300g cat tieng khoc chao đoi. Sau mổ, tình trạng sức khỏe của mẹ và em bé đều ổn định, hiện đang được chăm sóc tại khoa D3.

Chị Nguyễn Thị H. (SN 1972, Hà Nội) cảm thấy vô cùng mãn nguyện khi đón con đầu lòng sau 28 năm hiếm muộn.

Tuy nhiên, từ tháng thứ 3 của thai kỳ, chị được phát hiện tiểu đường thai kỳ, từ đó điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý. Mang thai ở t.uổi đã cao, chị xuất hiện triệu chứng phù chân – dấu hiệu điển hình của bệnh lý t.iền sản giật.

Đi khám tại cơ sở y tế gần nhà, chị được khuyên tới khám tại bệnh viện tuyến trên để đảm bảo an toàn cho cả sản phụ và thai nhi. Ngày 13/11/2020, tuần 34 của thai kỳ, chị tới khám và được chỉ định nhập viện tại khoa Sản bệnh A4 – Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội để theo dõi hiện tượng t.iền sản giật. Qua siêu âm, chị được phát hiện nhân xơ tử cung kích thước 71 x 47 x 74mm. Được biết, chị có t.iền sử mổ u xơ tử cung một lần vào năm 2012.

Trong quá trình dưỡng thai tại khoa A4, chị được các bác sĩ theo dõi sát sao, hiện tượng phù chân được cải thiện. Sang tuần 35, chị được chỉ định mổ chủ động để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

T.iền sản giật là rối loạn thai nghén do huyết áp cao, phù và protein niệu. Bệnh bắt đầu từ tuần 20 của thai kỳ và nếu không chữa trị sẽ dẫn đến co giật (hay được gọi là sản giật).

Cảnh giác khi trẻ sơ sinh không giật mình bởi tiếng động lớn

TS BS Đinh Thúy Linh.

Theo TS. BS. Đinh Thuý Linh – Phó giám đốc Trung tâm Sàng lọc, Chẩn đoán trước sinh & sơ sinh, đối tượng của t.iền sản giật rất rộng. Hơn 10 triệu thai phụ trên khắp thế giới mắc bệnh lý t.iền sản giật hàng năm. Hơn 2.5 triệu ca sinh non do t.iền sản giật mỗi năm.

Đây là rối loạn thai nghén do huyết áp cao, phù và protein niệu. Bệnh bắt đầu từ tuần 20 của thai kỳ và có thể kéo dài đến 6 tuần sau sinh. Nếu không chữa trị sẽ dẫn đến co giật (hay được gọi là sản giật).

Không chỉ ảnh hưởng đến mẹ, t.iền sản giật còn ảnh hưởng tới đ.ứa t.rẻ. Bác sĩ Linh cho biết trong giai đoạn đầu của bệnh, thai phụ thường không có triệu chứng rõ rệt. Tuy vậy t.iền sản giật có thể tiến triển rất nhanh. Hầu hết thai phụ bị t.iền sản giật đều phải nhập viện điều trị, thai nhi có nguy cơ sinh non cao.

Các trường hợp t.iền sản giật có biến chứng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng thai phụ nếu không được điều trị kịp thời.
T.iền sản giật xảy ra sớm trong thời kỳ mang thai có khả năng dẫn đến sinh non. Một số trường hợp t.iền sản giật nặng sẽ gây rau bong non, thai nhi có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trường hợp nặng, thai nhi thậm chí có thể t.ử v.ong trong bụng mẹ.

Việc điều trị dự phòng các trường hợp nguy cơ cao sẽ giúp giảm gần 70% các trường hợp t.iền sản giật nói chung và gần 90% các trường hợp để non trước 32 tuần.

Từ thời điểm tuần thứ 11 đến tuần 14 của thai kỳ, thai phụ có thể thực hiện sàng lọc t.iền sản giật để phát hiện bệnh kịp thời. 3 bước sàng lọc t.iền sản giật bao gồm: Đo huyết áp, siêu âm đo doppler động mạch tử cung và lấy m.áu xét nghiệm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *