Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Yên Bái vừa kịp thời cứu sống một bệnh nhi sinh tại nhà, bị nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, suy hô hấp, vàng da, nhập viện trong tình trạng liên tục co giật toàn thân.
Hiện tại, bệnh nhân đã ổn định, dự kiến bốn ngày nữa có thể ra viện.
Trước đó, vào hồi 20 giờ ngày 19-2, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Yên Bái đã tiếp nhận bệnh nhi Thào Vảng Mình, dân tộc H’Mông, trú tại xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên (Yên Bái) nhập viện trong tình trạng co giật toàn thân, liên tục. Các bác sĩ tiến hành khai thác nhanh t.iền sử bệnh nhi và được biết, cháu bé sinh ngày 14-2-2021 tại nhà, được cắt dây rốn bằng kéo tại gia đình. Sau sinh trẻ khóc to, bú tốt, hồng hào, không nôn trớ.
Đến ngày thứ 4 sau sinh, trẻ bắt đầu xuất hiện ăn kém, quấy khóc nhiều. Đến sáng 19-2, xuất hiện co giật liên tục toàn thân, ăn kém, đến tối gia đình đưa nhập viện.
Các nhân viên y tế đã tiến hành cho thở oxy, tiêm kháng sinh, truyền dịch, t.huốc a.n t.hần, chiếu đèn. Đồng thời tiến hành chọc não tủy, xét nghiệm m.áu, nuôi cấy m.áu, chụp X.quang ngực thẳng kiểm tra.
Qua xét nghiệm và nuôi cấy, đã xác định được cháu bé bị nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não mủ do Proteus Mirabilis (vi khuẩn này có trong môi trường nước, đất và phân) và vàng da do tăng Billirubin tự do. Ngay sau đó, cháu bé được điều trị theo các phác đồ của bệnh viện và sử dụng thêm một số loại thuốc theo tư vấn của Bệnh viện Nhi Trung ương.
Đến ngày 26-2, sau bảy ngày nhập viện, tất cả các chỉ số sinh tồn của bệnh nhi Mình đều tốt như: Bú tốt, không nôn trớ, phản sạ sơ sinh tốt; không còn co giật; không khó thở, phổi thông khí hai bên đều; đại, tiểu tiện bình thường…
Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Nhung, Phó Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Yên Bái cho biết: Tiên lượng của em bé này lúc đầu dè dặt, nguy cơ t.ử v.ong rất cao. Nhưng đến thời điểm này, tiến triển tốt và khả năng để lại di chứng là không có. Bệnh nhân đẻ tại nhà, cắt rốn không vô trùng, những trường hợp như thế rất dễ n.hiễm t.rùng huyết, uốn ván rốn, viêm màng não mủ. Tuy nhiên, sau khi co giật bệnh nhân đã được đưa đến viện ngay và điều trị kịp thời.
Hiện tại, bệnh nhân đã ổn định, đáp ứng kháng sinh rất tốt, tất cả các dấu hiệu bảo đảm, dự kiến bốn ngày nữa cháu có thể ra viện.
Vết xước nhỏ suýt cướp đi mạng sống
Người đàn ông 37 t.uổi bị xước chân trái khi làm ruộng. Một tuần sau, vùng xung quanh vết xước bị viêm, ngả màu đen, hoại tử diện rộng.
Anh đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương điều trị ngày 15/2. Bác sĩ Thân Mạnh Hùng, Phó trưởng khoa Cấp cứu, cho biết khi nhập viện người bệnh bị viêm hoại tử từ cẳng chân tới đùi trái, có dấu hiệu nhiễm khuẩn huyết, sốc.
Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm mô mềm, tiên lượng nặng, phải thở máy, lọc m.áu. Bệnh viện mời chuyên gia từ Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác sang hỗ trợ cắt lọc vùng hoại tử ở đùi, cẳng chân trái của người bệnh, sau đó đắp thuốc bên ngoài để phục hồi vùng da b.ị h.oại t.ử.
Hiện, người bệnh đã thoát sốc, sức khỏe ổn định. Tuy nhiên, tổn thương nặng sẽ để lại di chứng, gây hạn chế trong vận động của người đàn ông sau này. Nhóm điều trị cũng lấy mẫu bệnh phẩm để nuôi cấy vi khuẩn, tuy nhiên chưa xác định được chủng khuẩn gây nhiễm.
Theo bác sĩ Hùng, bệnh nhân đã không sơ cứu và vệ sinh vết xước chân đúng cách, sau đó tiếp xúc với môi trường bùn đất chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Đây là nguyên nhân chính khiến anh này rơi vào tình trạng nặng.
Viêm mô mềm là tình trạng viêm nhiễm vùng mô mềm, gây tổn thương sưng, nóng, đỏ, đau. Đây là bệnh thường gặp, sẽ diến biến nặng khi không được điều trị kịp thời. Những người cơ địa đặc biệt hoặc có bệnh nền như đái tháo đường, gout, suy giảm miễn dịch, có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bệnh có thể trở nặng từ một vết xước nhỏ trên cơ thể.
Bác sĩ khuyến cáo người dân không chủ quan khi gặp các chấn thương dù nhỏ. Nên vệ sinh, sơ cứu vết thương sạch sẽ, tránh tiếp xúc với các môi trường có nhiều vi khuẩn gây bệnh. Người lao động chân tay cần sử dụng các phương tiện bảo hộ, ủng, bốt, tránh để viết xước tiếp xúc với môi trường dễ bội nhiễm vi khuẩn.
Bác sĩ Hùng khám cho bệnh nhân nguy kịch tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Văn Phong.