Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao mình lại thấy bụng mình như bị “thắt lại” mỗi khi căng thẳng? Kèm với đó là những biểu hiện như: buồn nôn và cồn cào bụng khi stress. Các vấn đề về dạ dày là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của căng thẳng và lo lắng.
Nguyên nhân của việc đau bụng khi căng thẳng
Các nhà nghiên cứu đã xác định được mối liên hệ mạnh mẽ giữa ruột và não. Giống như não, ruột chứa đầy các dây thần kinh. Vùng dây thần kinh lớn nhất bên ngoài não có nhiều kết nối thần kinh giống với đường tiêu hóa.
Dù là một sự kiện căng thẳng thần kinh tạm thời, hay lo lắng và stress kinh niên theo thời gian, đều có thể trực tiếp gây ra tổn hại về thể chất cho hệ tiêu hóa. Khi bạn lo lắng, một số hormone và hóa chất do cơ thể tiết ra sẽ đi vào đường tiêu hóa và cản trở quá trình hoạt động. Chúng có ảnh hưởng tiêu cực đến hệ vi sinh vật đường ruột hỗ trợ tiêu hóa và làm giảm sản xuất kháng thể. Kết quả của sự mất cân bằng hóa học có thể gây ra một số vấn về đường tiêu hóa.
Thông thường, căng thẳng nhẹ thì không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nhưng nếu căng thẳng xảy ra bất ngờ và mạnh hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây nên những cơn đau bụng, co thắt ruột, ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa. Đồ họa: Minh Quang
Các triệu chứng và tình trạng đường ruột liên quan đến căng thẳng bao gồm: chứng khó tiêu, co thắt dạ dày, tiêu chảy, táo bón, ăn không ngon, buồn nôn,… Một trong những bệnh lý đường ruột thường gặp khi rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài là hội chứng ruột kích thích. Hội chứng ruột kích thích tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bệnh kéo dài làm người bệnh luôn lo lắng căng thẳng mất ngủ, luôn luôn lo sợ bị các bệnh hiểm nghèo khác của ruột.
Có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh hội chứng ruột kích thích là rối loạn chức năng của ống tiêu hóa nhưng biểu hiện chủ yếu là các triệu chứng của đại tràng. Các rối loạn chức năng ruột này thường tái đi tái lại nhiều lần mà không tìm thấy bất cứ tổn thương nào về giải phẫu, tổ chức học, sinh hóa ở ruột.
Cách khắc phục tình trạng đau bụng khi căng thẳng
Mặc dù căng thẳng là một phần bình thường của cuộc sống và không thể tránh khỏi, nhưng có một tin tốt là bạn có thể kiểm soát căng thẳng để giảm tác động lên dạ dày nhờ điều chỉnh những thói quen trong suy nghĩ và sinh hoạt hằng ngày để đẩy lùi những vấn đề về hệ tiêu hóa.
Hãy tập thói quen nghỉ giải lao và hít thở sau khi làm việc căng thẳng. Cứ sau vài giờ, hãy dừng việc bạn đang làm, hít thở sâu chậm và yên tĩnh một phút. Bạn sẽ ngạc nhiên về hiệu quả. Hơi thở của bạn phải rất chậm, tĩnh lặng và bằng mũi. Căng tròn bụng khi hít vào và hóp sát bụng khi bạn thở ra.
Thay vì lo lắng về những thứ bạn không thể kiểm soát, hãy tập trung vào những thứ bạn có thể kiểm soát, chẳng hạn như cách bạn chọn phản ứng với vấn đề. Phản ứng của bạn là do bạn lựa chọn, bao gồm cả cách phản ứng với các vấn đề về dạ dày. Chấp nhận tình trạng đau bụng, đau dạ dày sẽ làm giảm lo lắng và hạn chế các triệu chứng. Lo lắng quá mức cho dạ dày của bạn chỉ làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn.
Ngoài ra, hoạt động thể chất là một cách tuyệt vời để giảm căng thẳng, ngay cả khi chỉ diễn ra trong 15 phút mỗi ngày. Khi bạn tập thể dục, cơ thể sẽ giải phóng các chất hóa học endorphin để tương tác với các thụ thể trong não và kích hoạt cảm giác tích cực trong cơ thể.
Đừng bất cẩn khi bị đau bụng: có 4 loại thực phẩm nên tránh ăn trong thời điểm này nhưng nhiều người vẫn vô tư nạp vào
Tình trạng đau bụng có thể xuất phát từ vấn đề ở dạ dày nên tốt nhất thì bạn không nên chủ quan xem thường hiện tượng này.
Bệnh dạ dày ngày nay đã trở thành một hiện tượng thường gặp trong cuộc sống. Hàng ngày, có vô số người mắc bệnh về dạ dày, cứ ăn nhiều lại thấy bụng căng phồng hoặc đau nhói liên hồi. Nếu không điều chỉnh kịp thời thì sẽ làm trầm trọng thêm các vấn đề về dạ dày và dễ gây viêm dạ dày, loét dạ dày.
Trong khi bị đau bụng, bạn cũng cần chú ý tránh ăn 4 loại thực phẩm sau.
1. Bánh quy giòn
Nhiều người có dạ dày không tốt nhưng lại thường xuyên ăn bánh quy giòn mà không biết rằng đây là loại thực phẩm có thể làm hại tới dạ dày. Chất kiềm trong bánh quy giòn có thể trung hòa axit dạ dày trong dạ dày. Hậu quả là bạn sẽ thấy tình trạng đau bụng càng trở nên tồi tệ hơn.
2. Trà sữa
Trà sữa đá vào mùa hè hay trà sữa nóng vào mùa đông đều là những món đồ uống yêu thích của giới trẻ. Tuy nhiên, trong mỗi ly trà sữa đều có rất nhiều đường nên dễ gây khó chịu ở đường tiêu hóa. Những người đang bị đau bụng sẽ bị kích thích niêm mạc dạ dày, dễ gây đau bụng, đầy hơi, trào ngược axit và các phản ứng có hại khác.
3. Xúc xích nướng
Hiện nay, có nhiều loại xúc xích trên thị trường được sản xuất tại các xưởng nhỏ lẻ nên không đảm bảo vệ sinh an toàn sức khỏe chút nào. Thậm chí, ở những cơ sở này còn cho thêm nhiều loại phụ gia thực phẩm trong quá trình sản xuất nên không hề có lợi cho đường tiêu hóa. Việc tiêu thụ thường xuyên có thể gây hại cho dạ dày và người có dạ dày không tốt nên tránh nạp vào người.
4. Khoai lang
Khoai lang là sự lựa chọn quen thuộc của nhiều người nhưng nếu ăn quá nhiều thì dễ gây đầy hơi và trào ngược axit, đặc biệt đối với những người có dạ dày kém thì nên cố gắng ăn ít lại. Bởi nếu không sẽ làm trầm trọng thêm các bệnh về dạ dày.
Bệnh dạ dày xuất hiện, có 3 biểu hiện bất thường trên cơ thể mà bạn không nên bỏ qua:
1. Đau bụng khi ngủ vào ban đêm, thậm chí còn đi kèm với các vấn đề như mất ngủ, căng thẳng, trầm cảm, lo lắng.
2. Trong miệng thường xuất hiện tình trạng chua miệng, khó chịu về đường tiêu hóa, buồn nôn và nôn, nấc cụt, ợ chua…
3. Sắc mặt vàng sẫm, thiếu sinh lực, chán ăn, đầy bụng, táo bón.