Lưu ý khi dùng amiodaron trị rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp là một tình trạng bất thường về nhịp tim, tình trạng này có thể gặp ở mọi lứa t.uổi và xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào gây các triệu chứng: hồi hộp, trống ngực, cảm giác hẫng hụt ở ngực, tức ngực hoặc khó thở đi kèm…

Amiodaron là thuốc phổ biến điều trị loạn nhịp, nhưng nó lại có nhiều tác dụng phụ mà bệnh nhân phải hết sức lưu tâm.

Loạn nhịp có nguy hiểm?

Ở người trưởng thành khỏe mạnh, nhịp đ.ập của tim bình thường sẽ nằm trong khoảng từ 60 – 100 lần/phút lúc nghỉ ngơi. Nếu có một tác động nào đó khiến trái tim đ.ập bất thường: Quá nhanh (lớn hơn 100 nhịp trên phút), quá chậm (dưới 60 nhịp trên phút) hoặc lúc nhanh, lúc chậm, hay bỏ nhịp, sẽ được gọi là rối loạn nhịp tim. Đây là biểu hiện thường gặp nhất trong số các bệnh về tim mạch.

Trong một số các trường hợp, rối loạn nhịp tim có thể là vô hại, nhưng đa phần nó là biểu hiện của một tình trạng bệnh lý nặng, đe dọa đến cuộc sống. Vì vậy, nếu cảm thấy bất kỳ sự khác thường nào của trái tim, tốt nhất nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và phát hiện sớm những vấn đề về tim mạch.

Những biến chứng nguy hiểm có thể gặp trong các trường rối loạn nhịp tim nặng và kéo dài đó là: huyết khối, suy tim, ngừng tim đột ngột, nhồi m.áu cơ tim, đột quỵ…

Lưu ý khi dùng amiodaron trị rối loạn nhịp tim

Loạn nhịp có thể gây ra cơn đau tức ngực.

Lưu ý khi dùng amiodaron điều trị

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim. Tùy thuộc tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể dùng độc lập hay phối hợp nhiều phương pháp với nhau, theo những nguyên tắc chung, đó là:

Loại bỏ các tác nhân gây loạn nhịp như một số loại thuốc điều trị hoặc các chất kích thích…

Điều trị tốt các bệnh lý nền như bệnh tim mạch, đái tháo đường, cường giáp…

Sử dụng các thuốc chống loạn nhịp theo chỉ định: Thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh calci, digoxin…

Áp dụng các nghiệm pháp làm giảm nhịp tim bằng cách gây cường phó giao cảm như: ấn và xoa xoang động mạch cảnh, ấn nhãn cầu, nghiệm pháp Valsalva…

Trong các trường hợp rối loạn nhịp tim nặng hoặc đáp ứng không tốt với điều trị nội khoa, các phương pháp khác có thể được áp dụng gồm: đặt máy tạo nhịp, sốc điện tim, đốt điện sinh lý, phẫu thuật…

Có nhiều nhóm thuốc chống loạn nhịp khác nhau, trong đó amiodaron là loại thuốc được kê dùng rất phổ biến và có hiệu quả tốt. Tuy nhiên, thuốc này có rất nhiều tác dụng không mong muốn, nên phải hết sức lưu ý khi dùng.

Có khoảng 70% bệnh nhân dùng amiodaron bị phản ứng phụ, trong đó có tới 5-20% các bệnh nhân buộc phải dừng thuốc. Các tác dụng phụ chủ yếu của amiodaron liên quan đến liều dùng và thời gian dùng thuốc, do đó nó dễ xảy ra sau khi điều trị kéo dài và/hoặc liều cao.

Các tác dụng phụ trên tim đầu tiên cần hết sức lưu ý là làm chậm nhịp tim, nhất là khi kết hợp với các thuốc khác cũng có tác dụng làm chậm nhịp. Một số bệnh nhân (nhất là các bệnh nhân suy chức năng nút xoang) có thể xảy ra nhịp rất chậm, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Do đó, nếu được kê đơn thuốc này, bệnh nhân cần hết sức tôn trọng các chống chỉ định của thuốc, không bao giờ tự ý dùng thuốc hoặc tăng giảm liều, mà phải tuân thủ chặt chẽ việc uống thuốc đúng liều lượng, thời gian… như bác sĩ kê đơn.

Ngoài ra thuốc cũng có thể làm nặng thêm các loại loạn nhịp, hoặc xuất hiện loạn nhịp mới. Đây có vẻ như nghịch lý, nhưng lại là điều hoàn toàn có thể xảy ra, tức là thuốc chống loạn nhịp, nhưng lại gây loạn nhịp. Vì thế, nếu bệnh nhân gặp phải bất kỳ dấu hiệu bất thường nào hoặc làm tăng trạng thái mệt mỏi, cần báo ngay với bác sĩ điều trị.

Do trong cấu trúc phân tử amiodarone có chứa iode, nên không những gây tác dụng phụ trên tuyến giáp mà còn làm sai lệch các kết quả xét nghiệm về chức năng tuyến giáp. Do vậy trước khi dùng thuốc, bệnh nhân phải kiểm tra kỹ chức năng tuyến giáp. Thuốc có thể gây rối loạn chức năng tuyến giáp (thiểu năng hoặc cường năng tuyến giáp); thường bắt đầu thấy các triệu chứng rõ rệt sau 2-3 tháng dùng thuốc.

Nếu bệnh nhân đang sử dụng thuốc mà xuất hiện dấu hiệu khó thở, ho khan thường kèm theo mệt mỏi, suy nhược toàn thân thì phải chú ý kiểm tra phổi, bởi thuốc có thể gây viêm phổi kẽ, viêm phổi quá mẫn, xơ phổi.

Quá mẫn với ánh sáng là một tác dụng phụ trên da hay gặp nhất. Dùng amiodaron lâu ngày có thể làm da đổi thành màu xanh xám, tình trạng này hay gặp hơn ở người có nước da trắng hoặc những người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mà không có biện pháp bảo vệ.

Rối loạn thị giác, gồm nhìn quầng, nhìn lóa, sợ ánh sáng và khô mắt xảy ra ở khoảng 10% số bệnh nhân. Lắng đọng giác mạc không triệu chứng (lắng đọng vi thể) xảy ra ở gần như tất cả các bệnh nhân sau khi dùng amiodaron khoảng 6 tháng.

Một số tác dụng phụ khác cũng có thể gặp như tăng men gan, chán ăn, buồn nôn… nhưng tần suất ít hơn và thường rất nhẹ.

Ngoài việc đến khám và tư vấn hay điều trị trực tiếp bởi các bác sĩ chuyên khoa tim mạch, bệnh nhân cần thực hiện các biện pháp: ăn nhiều rau xanh, cá, hạn chế mỡ động vật và cholesterol…; tăng cường hoạt động thể chất; bỏ hút t.huốc l.á; hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, trà đặc…; giảm bớt sự căng thẳng trong cuộc sống.

Uống rượu ngâm củ ấu tàu, cụ ông 66 t.uổi ở Cao Bằng suýt c.hết

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng vừa cấp cứu thành công cho cụ ông Đ.V.D., 66 t.uổi ở huyện Hà Quảng bị ngộ độc nặng sau khi uống rượu ngâm củ ấu tàu.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng vật vã, kích thích, tức ngực, khó thở, thở rít, tím tái, xuất tiết nhiều đờm dãi, mạch nhanh, tê lưỡi, rối loạn nhịp tim.

Để điều trị cho bệnh nhân, các bác sĩ đã đặt nội khí quản, thở máy, chống độc, chống loạn nhịp tim, vận mạch… Sau 2 ngày điều trị, bệnh nhân ổn định, bỏ được máy thở, các chỉ số sinh tồn trở về giới hạn bình thường.

Lưu ý khi dùng amiodaron trị rối loạn nhịp tim

Củ ấu tàu.

Theo BS CKI Đỗ Tiến Anh – khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng, củ ấu tàu (ô đầu, ú tầu, gấu tầu, củ gấu rừng) là rễ của cây ô đầu, tên khoa học là Aconitium forrtuni Hemsl, thuộc họ Mao lương, thường mọc hoang hoặc được trồng ở các vùng biên giới phía Bắc như Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai…Thành phần độc tố chính của củ ấu tàu là aconitin (chất gây tê đầu lưỡi) và các alcalloid khác…

Trong Đông y, chất độc aconitin trong củ ấu tàu được xếp vào danh sách thuốc độc bảng A, nhưng cũng là một vị thuốc quý sau khi được bào chế cẩn thận. Rượu ngâm củ ấu tàu thường được dùng để làm rượu thuốc xoa bóp chữa các chứng đau nhức chân tay, tê mỏi, sai khớp, bầm da do đụng dập là bài thuốc khá phổ biến lưu hành trong nhân dân.

Rượu ngâm củ ấu tàu cũng được người dân chế biến nhiều dạng như ngâm tươi, gâm khô, ngâm thái mỏng sao vàng trong rượu. Đặc biệt trong dân gian vẫn coi củ ấu tàu như một loại thuốc bổ và cho là có thể ăn và uống được khi được chế biến kỹ đúng phương pháp. Tuy nhiên, cách thức chế biến này hoàn toàn theo kinh nghiệm dân gian và không xác định được đã loại hoàn toàn độc tính hay chưa.

Người bị ngộ độc củ ấu tàu thường có cảm giác tê bì quanh miệng, môi, lưỡi, nôn, rối loạn hệ thần kinh, co giật. Nặng hơn, bệnh nhân có thể bị rối loạn tim mạch gây trụy mạch, trụy huyết áp dẫn đến t.ử v.ong nhanh chóng.

Hiện nay chưa có chất giải độc đặc hiệu cho bệnh nhân ngộ độc củ ấu tàu. Để điều trị cho bệnh nhân, các bác sĩ thường xử trí ngộc độc chung và chữa triệu chứng. Vì vậy, nhiều bệnh nhân ngộ độc thường lâm tình trạng nặng, thậm chí t.ử v.ong.

Theo BS Tiến Anh, củ ấu tàu rất độc, nên người dân tuyệt đối không tự ý sử dụng. Khi sử dụng các chế phẩm có thành phần chứa loại củ này, người dân phải hết sức thận trọng, thực hiện theo đúng hưỡng dẫn của thầy thuốc có kinh nghiệm. Đặc biệt, mọi người không tự chế biến củ ấu tàu làm thức ăn nếu không biết cách loại bỏ độc tố.

“Người dân tuyệt đối không được uống rượu ngâm củ ấu tàu vì rất dễ bị ngộ độc có thể dẫn đến t.ử v.ong. Ngoài ra, khi sử dụng các loại rượu ngâm củ ấu tàu để xoa bóp mọi người phải tìm hiểu kĩ loại thuốc này có được dán nhẫn rõ ràng hay không. Khi dùng rượu xoa bóp xong, người lớn cần cất giữ cẩn thận, tránh xa tầm tay t.rẻ e.m. Nếu không may bị ngộ độc, bệnh nhân cần được nhanh chóng đưa đến bệnh viện để xử trí kịp thời” , BS Tiến Anh nhấn mạnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *