Cơ quan Quản lý Dược phẩm Pháp (ANSM) đã đưa ra cảnh báo tới các nhân viên y tế và bệnh nhân về nguy cơ rối loạn phát triển nhận thức ở trẻ khi mẹ sử dụng thuốc trị mụn isotretinoin trong thời gian mang thai.
Nguy cơ trên hiện vẫn đang được các nhà khoa học tiếp tục điều tra, làm rõ, và các thuốc có chứa isotretinoin cũng được khuyến cáo không sử dụng cho phụ nữ có thai và phụ nữ trong độ t.uổi sinh đẻ không thực hiện biện pháp tránh thai.
Sử dụng thuốc trị mụn trứng cá isotretinoin đường uống trong thai kỳ có thể xuất hiện các dị tật bẩm sinh, nguy cơ lên đến hơn 30% như dị tật não, mặt hoặc tim. Ngoài các tác dụng bất lợi này, ANSM đã tiến hành rà soát dữ liệu hiện có liên quan đến nguy cơ rối loạn phát triển nhận thức ở trẻ, sau khi thông báo tới mạng lưới cảnh giác dược quốc gia về các rối loạn tự kỉ ở trẻ đã tiếp xúc với thuốc khi còn là thai nhi và không phát hiện dị tật sau sinh.
Từ kết quả rà soát, các thành viên của Hội đồng khoa học thường trực về Sức khỏe sinh sản – Phụ nữ có thai và cho con bú của ANSM đã chấp thuận về nguy cơ tiềm ẩn này, có hoặc không có các dị tật liên quan. Mặc dù đã đề cập đến khả năng gây quái thai của thuốc, vấn đề về rối loạn phát triển nhận thức ở trẻ, có thể liên quan đến các dị tật hệ thần kinh trung ương vẫn được bỏ ngỏ đối với các tờ thông tin sản phẩm có chứa isotretinoin.
Bà mẹ mang thai dùng thuốc trị mụn dễ gây rối loạn phát triển trí tuệ ở trẻ.
Một số lưu ý khi dùng isotretinoin đường uống bao gồm:
– Phụ nữ có thai hoặc dự kiến mang thai không được uống các thuốc có chứa isotretinoin, trừ khi bệnh nhân đang tuân thủ các biện pháp tránh thai hiệu quả, liên tục và thử thai đều hàng tháng trong thời gian dùng thuốc, một tháng trước khi bắt đầu và sau khi kết thúc điều trị.
– Mặc dù có thể không phát hiện các bất thường trong khi siêu âm hoặc sau khi sinh, không thể loại trừ nguy cơ trẻ sẽ có các rối loạn về phát triển thần kinh như chậm phát triển trí tuệ hoặc chức năng vận động (thăng bằng, đi bộ…).
– Nếu bạn có thai hoặc nghi ngờ có thai khi đang uống isotretinoin, hãy ngừng thuốc và đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Có nên sử dụng muối iốt hàng ngày?
Iốt có vai trò quan trọng đối với sự phát triển cơ thể con người. Khi bị thiếu iốt, cơ thể phải đối diện với nhiều nguy cơ bệnh tật. Vậy nhưng có nhiều người thắc mắc là: có nên ăn muối iốt thường xuyên hàng ngày không? Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi này.
Nhu cầu iốt của cơ thể
Iốt là vi chất quan trọng để tuyến giáp tổng hợp các hormon điều chỉnh quá trình phát triển của hệ thần kinh trung ương, phát triển hệ s.inh d.ục và các bộ phận trong cơ thể như tim mạch, tiêu hóa, da – lông – tóc – móng, duy trì năng lượng cho cơ thể hoạt động…
Iốt rất cần thiết cho cơ thể, mặc dù với hàm lượng rất nhỏ. Người lớn trung bình cần khoảng 150mcg/ngày. Phụ nữ có thai cần nhiều hơn người bình thường, khoảng 200mcg/ngày.Phụ nữ cho con bú cần lượng iốt nhiều nhất so với những trường hợp khác, cần khoảng 209mcg/gày.
Nhu cầu iốt của trẻ: Trẻ từ 0-6 tháng t.uổi cần 40mcg/ngày, với trẻ bú mẹ hoàn toàn thì mẹ nên ăn nhiều hải sản và dùng muối iốt hoặc nước mắm có iốt để nguồn dưỡng chất quan trọng này tiết qua sữa bổ sung cho bé. Với trẻ đã ăn dặm (6-12 tháng) cần 50mcg, có thể bổ sung iốt qua ăn uống hàng ngày.
Trẻ từ 1-3 t.uổi cần 70mcg; trẻ từ 4-9 t.uổi cần 120mcg; trẻ từ 10-12 t.uổi cần 140mcg; từ 14 t.uổi đến khi trưởng thành là 150mcg. Trứng và các thực phẩm từ sữa là một nguồn cung cấp iốt khá tốt. Ngoài ra, iốt cũng có nhiều trong hải sản như cá, tôm, cua và có nhiều trong các loại rau xanh…
Nên sử dụng muối iốt trong bữa ăn hàng ngày để cung cấp đủ lượng iốt cần thiết cho cơ thể.
Nguy cơ do thiếu iốt
Khi cơ thể bị thiếu hụt iốt sẽ dẫn đến mắc bệnh bướu cổ và tình trạng đần độn. Với bệnh bướu cổ, nó có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời. Còn tình trạng đần độn có thể xảy ra ngay từ khi em bé còn nằm trong bụng mẹ (nếu người mẹ mang thai bị thiếu hụt iốt trầm trọng).
Thiếu iốt có thể gây tác hại cho mọi lứa t.uổi, nhưng lứa t.uổi bị ảnh hưởng nhiều nhất là ở thời kỳ bào thai và trẻ nhỏ. Phụ nữ mang thai nếu thiếu iốt thì sự phát triển của bào thai sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là bộ não của trẻ. Thiếu iốt ở mẹ từ mức trung bình đến nặng có thể gây chậm phát triển não của thai nhi và sinh ra đ.ứa t.rẻ chậm phát triển trí tuệ, thậm chí đần độn hoặc mang khuyết tật bẩm sinh như liệt tay hoặc chân, nói ngọng, điếc, câm, lác mắt. Thiếu iốt ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai có thể gây sẩy thai tự nhiên, thai c.hết lưu, đẻ non…
Thiếu iốt ở t.rẻ e.m sẽ gây chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng, nghễnh ngãng, làm giảm năng lực học tập và trí tuệ của các em…
Ở t.uổi dậy thì, nếu thiếu iốt cũng thường gây bướu cổ, các biến chứng của bệnh bướu cổ, thiểu năng giáp. Khi bị thiểu năng giáp, cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, lúc nào cũng cảm thấy buồn ngủ, lao động rất nhanh mệt mỏi, không linh hoạt, tinh thần trì trệ, khả năng lao động giảm sút…
Có nên sử dụng muối iốt thường xuyên?
Những rối loạn do thiếu iốt gây ra là rất đáng ngại, vì vậy cần phải ăn muối iốt để bổ sung lượng iốt thiếu hụt trong thức ăn hàng ngày.
Muối iốt là muối thường được trộn iốt theo một hàm lượng cho phép. Trước kia, muối iốt được trộn thủ công bằng tay, nay được trộn bằng máy nên muối iốt ngày càng đảm bảo về chất lượng vệ sinh và hàm lượng iốt tiêu chuẩn. Hiện nay, muối iốt đảm bảo chất lượng được quy định tại nơi sản suất là 40 5mcg/10g muối iốt.
Muối iốt không làm thay đổi mùi vị thức ăn mà hoàn toàn như muối thường, được dùng để cho vào thức ăn và làm cho thức ăn trở nên ngon hơn. Lượng iốt được trộn vào muối an toàn cho tất cả mọi người, kể cả người thiếu và không thiếu iốt, kể cả người bệnh bướu giáp đơn thuần hay cường giáp.
Để tránh không mua phải muối giả, không đủ tiêu chuẩn phòng bệnh. Người sử dụng muối cần nắm rõ các lưu ý khi mua muối iốt: Bao muối đề ngoài là muối iốt. Có hàm lượng iốt cụ thể. Có bao bì nguyên vẹn, muối phải khô, sạch, không lẫn những tạp chất bẩn. Có nhãn mác nơi sản xuất, địa chỉ nơi sản xuất, ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng. Có đăng ký chất lượng rõ ràng.
Nên dùng muối iốt như muối thường trong mọi hình thức nấu ăn, chế biến, cả khi muối dưa, muối cà, làm mắm, làm gia vị… là đủ nhu cầu iốt cho cơ thể và phòng ngừa được các rối loạn do thiếu iốt.
Hơn 90% lượng iốt cơ thể có được là từ thực phẩm. Các loại thức ăn có nhiều iốt là thủy hải sản như cá, tôm, cua, ốc, tảo; rau, trái cây có màu sậm, phủ tạng động vật, sữa… Tuy nhiên, nguồn thức ăn tự nhiên có chứa iốt ngày càng giảm hàm lượng đi do chất lượng thực phẩm kém, hóa chất độc hại, ô nhiễm môi trường, đất đai bạc màu, xói mòn… làm giảm đi rất nhiều lượng iốt có trong thực phẩm tự nhiên. Do đó, các bà nội trợ, các bà mẹ, các đầu bếp, các nhà chế biến thực phẩm cần sử dụng muối iốt trong chế biến nấu ăn hàng ngày.