Nghiên cứu mới của Nhật Bản cho thấy vitamin B6 là một trong những thứ bạn không nên quên trong mùa dịch Covid-19, và tin vui là nó hiện hữu trong những món ăn cực kỳ dễ tìm.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Frontiers in Nutrition đã cho thấy tiềm năng của việc bổ sung vitamin B6 để giảm nguy cơ xảy ra “cơn bão cytokine” trong bệnh Covid-19, một biến chứng do hệ miễn dịch “nổi loạn”, chống lại chính cơ thể bệnh nhân và có nguy cơ t.ử v.ong rất cao.
Một đĩa cơm gà sốt đậu phộng, một tô yến mạch – chuối ăn sáng hay đơn giản là một cốc sữa/ sữa đậu nành là những món ăn, uống dễ dàng để bổ sung vitamin B6 – Ảnh minh họa từ Internet
Nghiên cứu dẫn đầu bởi phó giáo sư Thanutchaporn Kumrugsee từ Khoa Tích hợp, Đại học Khoa học Hiroshima lý giải rằng vấn đề chính của cơn bão cytokine là tăng viêm, trong khi vitamin B6 là chất chống viêm cụ thể. Vitamin này còn có tác dụng chống huyết khối, mà các cục m.áu đông cũng là vấn đề hay được ghi nhận ở bệnh nhân Covid-19. Chưa kể, việc ăn đầy đủ vitamin B6 còn giúp chống lại hàng loạt bệnh mạn tính như tim mạch, tiểu đường, ngừa bệnh n.hiễm t.rùng…
Nghiên cứu đã hoàn tất những thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm động vật. Họ đang tiến tới thử nghiệm lâm sàng để xác minh kết quả.
Tờ Medical Xpress cho biết nhóm nghiên cứu còn mong muốn kiểm tra xem vitamin B6 có tác dụng chống lại những loại virus khác nữa, nhất là các mầm bệnh gây viêm phổi hay không. Họ kỳ vọng tạo ra một liệu pháp dinh dưỡng ứng dụng trong phòng ngừa và điều trị các bệnh phổi nói chung.
Tin vui là vitamin B6 rất dễ tìm trong tự nhiên. Bạn có thể bổ sung nó bằng các món ăn dồi dào chất này. Theo Dịch Vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), vitamin B6 có nhiều trong thịt heo, thịt gia cầm (đặc biệt là gà và gà tây), một số loại cá, đậu phộng, đậu nành, mầm lúa mì, yến mạch, chuối, sữa, các loại ngũ cốc ăn sáng tăng cường… “Bạn có thể nhận được tất cả lượng vitamin B6 cần thiết nhờ chế độ ăn uống hàng ngày” – NHS khẳng định.
Ngồi xuống đứng lên bị xây xẩm chóng mặt, cảnh báo mắc bệnh gì?
Hầu hết trong chúng ta đều có ít nhất một lần gặp phải tình trạng đang nằm ngồi dậy, hoặc ngồi xuống đứng dậy bị hoa mắt, chóng mặt.
Đây là hiện tượng bình thường, song nếu kéo dài có thể cảnh báo chứng hạ huyết áp tư thế đứng, dẫn đến nhiều nguy cơ có hại cho sức khỏe.
Khi chúng ta thay đổi tư thế ngồi, rồi đứng dậy quá nhanh, trái tim không thể điều chỉnh việc bơm m.áu thêm, khiến huyết áp giảm xuống chỉ trong vòng một phần nhỏ của giây.
Và khoảnh khắc thay đổi nhanh chóng này đã ngay lập tức ảnh hưởng tới mắt của chúng ta, làm giảm lượng oxy và đường mà m.áu cung cấp cho võng mạc – vùng mắt chịu trách nhiệm phát hiện ánh sáng. Lúc này, võng mạc bắt đầu phát ra các tín hiệu ánh sáng lóe lên bất thường, hoặc có thể sẽ tối xầm lại. Việc hoa mắt chỉ xảy ra trong giây lát trước khi trái tim có thể điều chỉnh huyết áp về bình thường.
Chứng hoa mắt, chóng mặt khi đứng dậy kéo dài có thể cảnh báo bạn về một số bệnh lý như: hạ đường huyết, bệnh tim,… và bệnh hạ huyết áp tư thế đứng.
Nếu hiện tượng hoa mắt chóng mặt xảy ra thường xuyên, bạn cần lưu ý đến bệnh hạ huyết áp tư thế đứng – còn được gọi là hạ huyết áp tư thế – là một hình thức của huyết áp thấp xảy ra khi đứng lên từ ngồi hoặc nằm. Hạ huyết áp tư thế đứng có thể làm cho cơ thể cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng, và có thể ngất xỉu.
Hạ huyết áp tư thế đứng có thể xảy ra cho bất cứ ai nhưng phổ biến hơn ở người lớn t.uổi. Hạ huyết áp tư thế đứng thường là nhẹ, kéo dài vài giây đến vài phút sau khi đứng. Tuy nhiên, hạ huyết áp tư thế đứng lâu dài có thể là một dấu hiệu của nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn, do đó, cần đi khám bác sĩ nếu thường xuyên cảm thấy choáng váng khi đứng.
Để khắc phục tình trạng này, bạn cần bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ăn hoa quả là một cách hữu hiệu để khắc phục chứng chóng mặt. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng thực phẩm giàu vitamin C có thể điều trị các bệnh liên quan đến t.iền đình rất hiệu quả.
Một số thực phẩm dồi dào vitamin C như trái cây họ cam quýt, sơri, dâu tây, ớt chuông, cà chua, bông cải xanh, khoai lang, củ cải trắng, xoài, đu đủ, dứa, bắp cải, kiwi và rau lá màu xanh đậm.
Ngoài ra, bạn cần bổ sung Vitamin B6 cho cơ thể bởi đây là dưỡng chất rất cần thiết để cơ thể tổng hợp protein và chuyển hóa tế bào m.áu đỏ. Bên cạnh đó, nó còn kích thích hệ thần kinh và hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, cải thiện chứng chóng mặt và buồn nôn.
Hãy ăn các loại thực phẩm như ngũ cốc, thịt gà, thịt heo, cá hồi, cá ngừ, bơ đậu phộng, các loại đậu, chuối, quả óc chó, cải bó xôi và quả bơ để bổ sung Vitamin B6 cho cơ thể.