Đậu phụ với thành phần chủ yếu từ đậu nành không chứa cholesterol, gluten, có rất ít calo và là nguồn protein hoàn chỉnh cung cấp đầy đủ tất cả các axit amin thiết yếu cho cơ thể.
Đậu phụ chứa nhiều isoflavone với hàm lượng cao có thể giúp chống lại một số bệnh ung thư, ngừa bệnh tim mạch và chống loãng xương. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh isoflavone trong đậu phụ có khả năng làm giảm cholesterol xấu do đó có thể làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và cao huyết áp.
Isoflavone cũng có thể làm tăng mật độ khoáng của xương, giảm nguy cơ loãng xương và làm giảm một số triệu chứng của phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Đồng thời genistein, một loại isoflavone có nhiều trong đậu phụ với đặc tính chống oxy hóa có thể ức chế sự phát triển của ung thư, nhất là các tế bào ung thư vú và ung thư tuyến t.iền liệt.
Không những thế, đậu phụ với lượng sắt và canxi dồi dào có thể giúp xương chắc khỏe, điều chỉnh lượng đường trong m.áu và ngăn ngừa chứng đau nửa đầu. Protein có trong đậu giúp tăng cường chức năng thận và hỗ trợ tốt cho bệnh nhân tiểu đường type 2.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khoa học tiến hành trên chuột đã chỉ ra rằng ăn đậu phụ có tác dụng ngăn ngừa các tổn thương gan do gốc tự do gây ra. Protein trong loại thực phẩm này cũng có thể làm giảm sự tích tụ chất béo trong cơ thể bằng cách tạo ra nhiều phản ứng để loại bỏ các chất béo gây hại thay vì lưu trữ chúng, nhờ đó giải phóng gan khỏi các áp lực chuyển hóa và bảo vệ các tế bào gan khỏi tổn thương.
Đậu phụ rẻ, dễ kiếm là một món ăn thực sự tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên bất cứ một loại thực phẩm nào cũng cần được sử dụng đúng cách, đúng liều lượng và số lượng tùy theo thể trạng cơ thể và tuân theo một chế độ ăn khoa học, hợp lý.
Trứng vịt lộn quá nhiều dinh dưỡng, lạm dụng có thể gây hại
Từ lâu, trứng vịt lộn đã được coi là món ăn ngon, thuốc bổ quý. Tuy nhiên, việc ăn nhiều trứng vịt lộn, có thể sẽ khiến cho nguy cơ mắc các bệnh vàng da, cao huyết áp, gan nhiễm mỡ… cao hơn.
Ảnh minh họa
Từ lâu, trứng vịt lộn đã được nhân dân ta và một số nước Châu Á coi là món ăn ngon, thuốc bổ quý. Để tạo nên công dụng này phải có gia vị kèm theo là rau răm tươi và gừng tươi thái chỉ, ăn với trứng vịt lộn vừa luộc xong còn nóng, chấm với chút muối rang cho vừa miệng.
Tuy nhiên việc ăn quá nhiều, trứng vịt lộn sẽ có thể khiến cho “lợi” vô tình biến thành “hại”.
1. Dư thừa hàm lượng cholesterol xấu
Bên cạnh các dưỡng chất như protein, lipid, canxi, photpho,… một quả trứng vịt lộn còn chứa tới 600 mg cholesterol – cao gần gấp 3 lần 1 quả trứng gà.
Điều đó có nghĩa là nếu ăn hàng ngày, nó sẽ dễ gây ra các bệnh như huyết áp cao, tiểu đường, gan nhiễm mỡ… do dư thừa lượng cholesterol. Đặc biệt, người đang mắc các bệnh này dễ bị nặng hơn, tăng nguy cơ đột quỵ.
Với t.rẻ e.m, hàm lượng dinh dưỡng dồi dào trong trứng dễ dẫn đến chứng đầy bụng, khó tiêu. Trẻ dưới 5 t.uổi càng khó tiêu hơn nữa. Việc này dẫn đến trẻ biếng ăn, do lúc nào bụng cũng ở trong trạng thái lưng lửng.
Nhiều chuyên gia dĩnh dưỡng khuyên rằng với người trưởng thành, một tuần cũng chỉ nên ăn 2 quả. Còn với trẻ từ 5 t.uổi trở lên cũng chỉ nên ăn 1/2 quả mỗi lần, mỗi tuần từ 1-2 lần là đủ.
2. Dư thừa vitamin A
Trứng vịt lộn có khá nhiều vitamin A, nên nếu ăn thường xuyên dễ dẫn đến thừa loại vitamin này với các biểu hiện như mệt mỏi, đau đầu, khô da…
Lưu ý, không nên ăn trứng vịt lộn vào buổi tối, dễ gây cảm giác ấm ách, khó ngủ. Do đó, loại trứng này chỉ thích hợp ăn vào buổi sáng.
Khi ăn, bạn nhớ ăn kèm thêm rau răm với gừng. Gừng sẽ giúp kích thích tiêu hóa, còn rau răm thì làm ấm bụng. Tuy nhiên, nếu đang mang thai ở 3 tháng đầu, bạn nên hạn chế ăn rau răm vì có thể gây ra hiện tượng bong, sảy thai.
3. Ảnh hưởng đến sinh lý
Bản thân trứng vịt lộn không làm ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của người ăn nhưng nếu ăn nhiều trứng vịt lộn cũng có nghĩa bạn đã tiêu thụ nhiều rau răm – loại gia vị được cho rằng làm suy yếu khả năng sinh lý của quý ông.
Đông y cho rằng ăn nhiều rau răm sẽ sinh nóng rét, giảm khả năng t.ình d.ục của nam giới.
Nhiều người nghĩ rằng thực phẩm bổ dưỡng càng ăn sẽ càng có lợi cho sức khỏe, thế nhưng, thực sự thì bất cứ cái gì cũng vậy, nếu lạm dụng nó sẽ gây tác dụng ngược.