Dầu ăn là loại mặt hàng đa dạng và có nhiều lựa chọn cho người dùng nhưng cũng không kém phần gây “bối rối”. Vậy đâu là những loại dầu ăn tốt nhất cho sức khỏe người dùng?
Có khá nhiều loại dầu ăn khác nhau như dầu hướng dương, dầu đậu phộng, dầu ô liu… và chúng đều tốt cho sức khỏe. Đồ họa: PC
Dầu ăn được tinh lọc từ nguồn gốc thực vật hoặc động vật, tồn tại ở thể lỏng trong môi trường bình thường.
Có khá nhiều loại được xếp vào loại dầu ăn được gồm: dầu ô liu, dầu cọ, dầu nành, dầu canola, dầu hạt bí ngô, dầu bắp, dầu hạt hướng dương, dầu cây rum, dầu lạc, dầu hạt nho, dầu vừng, dầu argan và dầu cám gạo, mỡ lợn/heo, bơ sữa bò trâu. Nhiều loại dầu ăn cũng được dùng để nấu ăn và bôi trơn.
Vậy đâu là những loại dầu ăn tốt nhất cho sức khỏe người dùng, hãy cùng tìm hiểu dưới đây:
1. Dầu ô liu
Dầu ô liu chứa các axit béo không bão hòa đơn, giúp giảm viêm, giảm cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) và ngăn ngừa bệnh mãn tính.
Chưa hết, một phân tích tổng hợp lớn được thực hiện vào năm 2014 tại Đại học Vienna cho thấy, các axit béo không bão hòa đơn trong dầu oliu có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.
2. Dầu hạt cải
Dầu hạt cải được sử dụng theo nhiều cách khác nhau trong nhà bếp, đó là lý do tại sao nó thường là một mặt hàng chủ lực trong hầu hết các hộ gia đình.
Được mệnh danh là loại dầu thực vật có khả năng làm giảm Cholesterol số 1 trong chế biến các món chiên, xào, dầu hạt cải cung cấp chưa tới 10% chất béo bão hòa, cung cấp ít mỡ chuyển hóa và không cung cấp quá 300 mg cholesterol mỗi ngày. Cụ thể, dầu hạt cải rất giàu chất béo không bão hòa là axit béo omega-3.
3. Dầu bơ
Được chiết xuất từ bơ ép, có hương vị nhẹ cũng như điểm bốc khói cao, dầu quả bơ là nguyên liệu hoàn hảo cho hầu hết mọi hoạt động nấu nướng trong bếp.
Bơ là một trong những nguồn cung cấp axit oleic cao nhất, một loại axit béo không bão hòa đơn giúp giảm huyết áp, thúc đẩy chức năng não và giảm nguy cơ ung thư.
Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi dầu bơ, được làm từ cùi bơ ép lạnh, cũng mang những lợi ích này để tối ưu hóa sức khỏe.
4. Dầu mè
Dầu mè hay dầu vừng là dầu thực vật được ép từ hạt mè (vừng) chứa nhiều calo, chất béo no không bão hòa, axit béo Omega 3, 6, canxi, Vitamin E, B.
Một muỗng canh dầu mè cung cấp 14g chất béo, 5,576 mg omega -6, 40,5mg Omega-3 và 119 calo.
5. Dầu đậu nành
Dầu đậu nành là loại dầu ăn hàng đầu để bảo vệ sức khỏe tim mạch. Chúng chứa nhiều vitamin K, giúp tăng cường sức mạnh của xương. Nó cũng chứa nhiều chất béo không bão hòa đa và axit béo omega-3 có liên quan đến việc giảm mức cholesterol.
6. Dầu cây Rum
Dầu cây Rum, được làm từ hạt cây Rum, có ít axit béo bão hòa và nhiều chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa, có lợi cho tim mạch.
Chúng chứa axit linolenic và axit linoleic có thể cải thiện lượng cholesterol trong m.áu, hỗ trợ động mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh tim tổng thể.
7. Dầu hạt lanh
Dầu hạt lanh là sự lựa chọn của rất nhiều người trong cộng đồng ăn thuần chay. Chế độ ăn giàu omega-3 ALA, vốn có trong dầu hạt lanh, có khả năng làm giảm nồng độ mỡ m.áu, ngăn ngừa huyết áp cao ở những người có cholesterol cao.
Dầu hạt lanh có hương vị hạt nhẹ, điểm bốc khói thấp nên không thể nấu nướng với nhiệt độ cao mà thay vào đó là dùng làm salad dressing hoặc gia vị tẩm ướp.
Điều cần lưu ý khi sử dụng dầu hạt lanh đó là nó rất nhạy cảm với nhiệt, có thể bị ôi và oxi hóa nhanh chóng, cho nên cần được bảo quản trong bình chứa tối màu nơi môi trường tủ lạnh.
8. Dầu đậu phộng
Dầu đậu phộng có nhiều vitamin E, chất béo không bão hòa đơn, chất béo không bão hòa đa, chất chống oxy hóa và axit béo omega-6. Vitamin E là một chất dinh dưỡng cần thiết cho thị lực tốt, khả năng miễn dịch và lưu lượng m.áu.
Dầu đậu phộng ép lạnh, chưa tinh chế, chứa nhiều lợi ích dinh dưỡng nhất vì đậu phộng được xử lý thông qua một quy trình cơ học mà không có nhiệt hoặc hóa chất.
Dầu thực vật có thực sự tốt cho sức khỏe?
Vì cho rằng dầu thực vật không có cholesterol, tốt cho tim mạch, huyết áp… nên nhiều gia đình Việt hiện nay đều lựa chọn sử dụng dầu thực vật để chế biến các món ăn chiên, xào… Nhưng dầu thực vật có thực sự tốt cho sức khỏe?
Hiện nay, trên thị trường bán nhiều loại dầu thực vật như dầu hướng dương, dầu lạc, dầu gạo, dầu đậu nành… Phần lớn nhãn mác ở trên các sản phẩm này đều ghi được chiết xuất 100% từ thực phẩm thực vật, cho một trái tim khỏe mạnh và thành phần gồm có omega 3, omega 6 và 9; chất béo bão hòa, chất béo không bão hòa, vitamin E và đặc biệt là không có cholesterol… Tin vào điều đó nên nhiều người đã lựa chọn dầu thực vật trong bữa ăn hằng ngày.
Ảnh minh họa: KT
Theo TS Nguyễn Thị Hoàng Lan – Bộ môn thực phẩm và dinh dưỡng, Khoa Công nghệ thực phẩm, Đại học Nông nghiệp Việt Nam, người tiêu dùng không nên sử dụng quá nhiều dầu thực vật. Bởi, trong dầu ăn thực vật vẫn có cholesterol nhưng vì hàm lượng thấp nên ở nhiều nước, người ta cho phép ghi là “cholesterol free”.
Lợi dụng quy định đó, các doanh nghiệp đã quảng cáo cho sản phẩm của mình khiến cho người tiêu dùng tin rằng sử dụng dầu ăn thực vật sẽ không bị cholesterol. Hơn nữa, sử dụng dầu ăn không đúng cách còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
“Trong dầu ăn thực vật có nhiều axit chưa bão hòa đa, no, đa nối đôi. Nếu người sử dụng dầu thực vật chiên rán ở nhiệt độ cao hơn 100C thì sẽ phá hủy thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm, ngoài ra chất axit béo chưa no trong dầu sẽ bị ôxy hóa ở những vị trí nối đôi, tạo thành các hợp chất peroxide hoặc aldehyde, lâu ngày tích tụ lại sẽ ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe, có khả năng gây bệnh ung thư”, TS Nguyễn Thị Hoàng Lan cảnh báo.
Chính vì vậy, dầu thực vật không tốt như nhiều người vẫn nghĩ.
Thực chất mỡ động vật không hoàn toàn xấu như mọi người vẫn nghĩ. Mỡ động vật cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể, trong đó có các vitamin A, D, có cholesterol xấu và có cả cholesterol có lợi cho sức khỏe, có thể duy trì sự khỏe mạnh của các thành tế bào, tham gia vào số men chuyển hóa của cơ thể, trong đó có nội tiết tố s.inh d.ục và tuyến thượng thận…
TS Nguyễn Thị Hoàng Lan còn cho biết, ở nhiều nước, người dân có thói quen sử dụng mỡ động vật từ cá như cá ngừ, cá thu hay từ sữa và các chế phẩm từ sữa.
Vì vậy, một chế độ dinh dưỡng hợp lý cần phải có chất béo của cả mỡ động vật và dầu thực vật. Theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng Quốc gia, một người trưởng thành có thể dùng 60% mỡ động vật hoặc dầu thực vật. Khi sử dụng dầu thực vật thì không nên chiên rán ở nhiệt cao và có thể sử dụng mỡ động vật đa dạng từ cá hay sữa…/.