Tăng huyết áp và thoái hóa khớp là 2 bệnh lý mạn tính phổ biến thường xuất hiện cùng nhau. Theo thống kê, có khoảng 40% người bệnh thoái hóa khớp có kèm tăng huyết áp.
Tôi bị cùng lúc 2 bệnh là tăng huyết áp và thoái hóa khớp. Tôi vẫn uống thuốc hạ huyết áp amlodipin 5mg thường xuyên. Xin hỏi Quý báo, trong những đợt viêm khớp cấp, tôi có được dùng thuốc giảm đau meloxicam? Hai thuốc này có thể dùng chung không? Mong nhận được giải đáp.
Nguyễn Thị Thúy (Bắc Ninh)
Tăng huyết áp và thoái hóa khớp là 2 bệnh lý mạn tính phổ biến thường xuất hiện cùng nhau. Theo thống kê, có khoảng 40% người bệnh thoái hóa khớp có kèm tăng huyết áp.
Vì vậy, việc điều trị thoái hóa khớp ở bệnh nhân tăng huyết áp gặp khá nhiều khó khăn, do các tác dụng phụ cũng như tương tác từ thuốc giảm đau, đặc biệt là thuốc giảm đau kháng viêm không steroid.
Meloxicam thuộc nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau, nhóm chống viêm không steroid, thuốc được sử dụng chủ yếu cho các trường hợp viêm khớp, thoái hóa khớp khá hiệu quả. Sau khi sử dụng thuốc, meloxicam có tác dụng giảm đau trung bình lên tới 89%.
Tuy nhiên bất kể thuốc nào khi sử dụng chung với nhau cũng có thể xảy ra tương tác. Thế nên, bạn cần hết sức chú ý khi sử dụng. Đặc biệt khi dùng meloxicam với thuốc trị tăng huyết áp (chẹn bêta, ức chế men chuyển, giãn mạch, lợi tiểu) có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp do ức chế tổng hợp các prostaglandine gây giãn mạch.
Vì vậy, khi đang sử dụng thuốc amlodipin 5mg để hạ huyết áp, nếu bị viêm cần phải dùng meloxicam bạn phải báo ngay cho bác sĩ điều trị để được theo dõi, điều chỉnh liều cho phù hợp. Bạn cần tiến hành đo huyết áp thường xuyên hơn.
Sau khi điều trị viêm, muốn ngừng thuốc cũng cần phải báo lại cho bác sĩ biết để điều chỉnh (giảm) liều amlodipin, nếu không sẽ gây tăng huyết áp quá mức khi ngừng meloxicam.
Meloxicam là thuốc chỉ được dùng theo sự kê đơn của bác sĩ, nên bạn cần thông báo cho bác sĩ biết các bệnh lý kèm theo của mình cũng như các thuốc đang sử dụng để được cân nhắc dùng thuốc tốt nhất.
Ngoài ra, để tránh những tác dụng không mong muốn, bạn cũng không nên tự ý mua thuốc theo lời mách bảo để dùng. Nếu thấy bất thường nào xảy ra, cần ngưng thuốc ngay và báo cho bác sĩ biết hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và xử trí kịp thời.
Tăng huyết áp ngày lạnh: Cực kỳ nguy hiểm nếu hạ huyết áp không đúng cách
Với người mắc bệnh tăng huyết áp, thời tiết lạnh là yếu tố rất bất lợi khi nhiệt độ thấp làm các mao mạch co lại, huyết áp đột ngột tăng cao dễ gây các biến chứng, đặc biệt đột quỵ. Người bệnh càng nguy hiểm hơn khi hạ huyết áp không đúng cách.
Tăng huyết áp
là bệnh lý hay gặp nhất trong các bệnh lý tim mạch. Tại các bệnh viện, thời tiết lạnh khiến số bệnh nhân tăng huyết áp có chiều hướng gia tăng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, huyết áp chuẩn nhất là 120/80mmHg, còn tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu từ 140mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 90mmHg trở lên.
PGS.TS Hà Hoàng Kiệm – nguyên bác sĩ Bệnh viện 103 cho biết, nhiều người cho rằng thường trời nóng bệnh lý tăng huyết áp mới hay gặp. Tuy nhiên, vào mùa lạnh, nhiệt độ xuống thấp là yếu tố bất lợi với những người mắc bệnh tăng huyết áp. Các mao mạch bị co lại khi gặp nhiệt độ thấp, huyết áp tăng đột ngột làm cơ thể không kịp thích nghi dẫn tới biến chứng, đặc biệt là đột quỵ.
Nhiều người bệnh tăng huyết áp thường hay chủ quan do bệnh rất ít triệu chứng, có thể là hồi hộp, nhức đầu, đau ngực… Không ít người bị bệnh mà không có biểu hiện khác thường nên bệnh lý tăng huyết áp vẫn được coi là “kẻ g.iết n.gười thầm lặng”.
Đáng nói, người bị tăng huyết áp càng gặp nguy hiểm hơn khi hạ huyết áp không đúng cách như uống thuốc thất thường, dùng thuốc hạ áp quá liều… Cách đây không lâu, BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc đã tiếp nhận 2 trường hợp ngộ độc thuốc Amlodipin – thuốc hạ huyết áp. Một trường hợp đã t.ử v.ong dù được cấp cứu tích cực.
Hạ huyết áp khi bị tăng huyết áp cần đúng cách để giữ sức khỏe tốt. Ảnh TL
Theo PGS. TS Hà Hoàng Kiệm, việc sử dụng quá liều thuốc hạ áp hay gặp ở nhiều người vì muốn hạ huyết áp nhanh. Thuốc hạ huyết áp được chỉ định với những người sau khi đã áp dụng các biện pháp không dùng thuốc như điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện… mà vẫn có huyết áp thường xuyên trên 140/90 mmHg.
Việc chỉ định thuốc ra sao sẽ được bác sĩ căn cứ phù hợp từng thể trạng, mức độ huyết áp. Chẳng hạn, đau ngực, chọn thuốc chọn beta giao cảm, thuốc chẹn kênh calci; Có rối loạn mỡ m.áu chọn thuốc chẹn beta giao cảm; Đái tháo đường týp 1 và 2 có protein niệu chọn thuốc ức chế men chuyển, chẹn kênh calci, lợi tiểu liều thấp…
Quan trọng là dù chọn bất cứ loại thuốc nào cũng phải dùng nguyên tắc khởi đầu với liều thấp để tránh hạ huyết áp quá nhanh, nhiều và dùng các dạng thuốc tác dụng kéo dài để có tác dụng liên tục 24 giờ với liều duy nhất trong ngày. Dùng thuốc liều cao hay tự ý tăng liều của người bệnh dễ bị ngộ độc thuốc. Người bệnh khi hạ huyết áp nhanh đột ngột dẫn tới ngất hoặc hạ huyết áp không phục hồi và nhiều biến chứng nguy hiểm… Bởi vậy mà dù huyết áp có bình thường, cảm thấy khoẻ mạnh, sinh hoạt bình thường, người bệnh vẫn phải duy trì uống thuốc đều đặn.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, người bệnh bị cao huyết áp ngoài việc dùng thuốc đều đặn cần kiểm soát chế độ ăn. Người bệnh tăng huyết áp ăn nhạt là tốt nhất. Bữa ăn cần tăng cường các thực phẩm giàu dinh dưỡng từ thịt, cá, sữa và chế phẩm từ đậu; các loại rau xanh, quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, ăn nhiều cam, quýt, bưởi… Mọi người cần hạn chế các thực phẩm nhiều muối như dưa cà muối, thực phẩm chế biến sẵn, chất béo giàu cholesterol từ các loại nội tạng như gan, óc, tim…
Ngoài ra, người bệnh tăng huyết áp vẫn cần tập luyện thể dục thể thao. Lưu ý khi tập, người bệnh không nên tập gắng sức, thể dục bằng cách đi bộ nhẹ nhàng, vừa sức là tốt nhất. Cùng với đó loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp như uống rượu bia, cà phê, stress…
Trong thời tiết lạnh những người bị bệnh lý cao huyết áp càng cần phải giữ ấm cơ thể. Mọi người cần mặc ấm, đeo găng tay, đeo tất để không bị mất nhiệt giúp việc lưu thông m.áu diễn ra bình thường. Hạn chế tập thể dục vào sáng sớm khi trời lạnh và tránh tắm nước lạnh. Ngay cả tắm nước nóng cũng không nên xối nước đột ngột mà cần vớt nước ấm từ từ lên tay, chân rồi mới đến cơ thể tránh sự thay đổi đột ngột.