Thông qua việc uống nước chúng ta có thể phần nào phát hiện được tình trạng sức khỏe và từ đó có thể đoán biết t.uổi thọ của một người.
Nước là cội nguồn của sự sống, uống nhiều nước là cách tốt nhất để cơ thể có thể đào thải các chất độc hại ra ngoài và nuôi dưỡng nhiều cơ quan. Với người khỏe mạnh, việc uống nước sẽ đem lại cảm giác thoải mái, hạnh phúc, nhưng với người bệnh thì khác, cơ thể sau khi uống có thể sẽ thấy mệt mỏi, trướng bụng…
Thông qua việc uống nước chúng ta có thể phần nào phát hiện được tình trạng sức khỏe và từ đó có thể đoán biết t.uổi thọ của một người.
Một người có t.uổi thọ ngắn thì sẽ có 4 biểu hiện sau đây khi uống nước:
1. Trướng bụng, đau bụng sau khi uống nước
Với người khỏe mạnh, việc uống đủ nước sẽ giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất và tuần hoàn m.áu. Tuy nhiên, nếu lần nào uống nước bạn cũng thấy mình bị chướng bụng thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy khả năng hấp thụ và phân huỷ của thận đang kém đi.
Ngoài ra, sau khi uống nước nếu bạn bị đau bụng, khi sờ cảm thấy phần bụng phình to thì cần lưu ý đến bệnh gan, những người bị xơ gan, nếu uống nhiều nước sẽ gây ra tình trạng bụng trướng. Bên cạnh đó, tình trạng đau bụng khi ăn, uống nước cũng có thể xuất hiện do bệnh đường tiêu hóa như viêm dạ dày, đại tràng co thắt…
Tất cả những chứng bệnh trên đều có thể làm suy giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến t.uổi thọ.
2. Không muốn đi tiểu sau khi uống nước
Trong trường hợp bình thường, nếu bạn duy trì thói quen uống nước thì sẽ có cảm giác muốn đi tiểu sau khi uống nhiều nước. Tuy nhiên nếu bạn không thể đi tiểu hàng giờ đồng hồ thì đó có thể là vấn đề của thận, chẳng hạn như các triệu chứng suy thận, chức năng lọc chuyển hóa của cầu thận không bình thường…
Bên cạnh đó, nếu bạn đi tiểu mà có màu vàng sẫm hoặc màu đỏ thì điều đó cũng cho thấy thận đang gặp trục trặc. Các bệnh về thận rất nguy hiểm vì vậy cần được thăm khám sớm.
3. Khô miệng dù uống rất nhiều nước
Ở người t.uổi thọ cao, khi cảm thấy khô miệng thì chỉ cần uống một lượng nước vừa phải sẽ làm giảm triệu chứng này. Tuy nhiên, nếu triệu chứng khô miệng xuất hiện dù bạn uống nhiều nước thì cảnh báo mọi người nên cảnh giác đến bệnh tiểu đường. Bởi bệnh tiểu đường khiến cơ thể khó kiểm soát mức glucose (đường) trong m.áu nên thận sản xuất ra nước tiểu nhiều hơn để hạn chế dư thừa đường. Từ đó gây mất nước và tạo cảm giác khát nước thường xuyên hơn.
4. Lần nào uống nước xong cũng thấy đắng miệng
Đắng miệng có thể xuất phát từ lý do trào ngược dịch mật, trào ngược dạ dày, các vấn đề về răng miệng, thậm chí đắng miệng cũng còn gặp ở các trường hợp chức năng gan suy giảm do các bệnh lý về gan như viêm gan cấp và mạn tính, gan nhiễm mỡ, xơ gan… Đây đều là những bệnh mãn tính nguy hiểm vì thế khi nhận ra bản thân có dấu hiệu này bạn nên đến gặp bác sĩ sớm, nếu không sẽ nguy hiểm cho tính mạng.
Nhìn chung, 4 dấu hiệu bất thường ở bên trên đều cho thấy cơ thể đã mắc bệnh nghiêm trọng, gây nguy hiểm nghiêm trọng đến tính mạng, cần đi khám và điều trị kịp thời thì chúng ta mới có thể sống khỏe mạnh và trường thọ được.
Chúng ta nên uống nước vào thời điểm nào?
1. Khi vừa thức dậy
Một ly nước vào buổi sáng giúp ích rất nhiều cho nhu động ruột đường tiêu hóa, cải thiện chứng táo bón hiệu quả. Nếu bạn đặt ly nước trên đầu giường vào đêm hôm trước và uống ngay sau khi thức dậy, hiệu quả sẽ tăng gấp đôi. Vào buổi sáng, huyết áp thường tăng cao, do đó những người bị huyết áp cao nên uống nước ấm vào thời điểm này sẽ rất tốt.
2. Trong khi uống rượu
Rượu sẽ lặng lẽ rút nước từ các bộ phận khác của cơ thể, khiến bạn cảm thấy khát nhanh chóng. Ngoài ra, rượu cũng làm giãn mạch m.áu, tăng nhiệt độ, khiến não và cơ thể rơi vào trạng thái mất nước. Do đó, trong khi uống rượu đừng quên bổ sung thêm nước để làm giảm cơn khát, khô da sau khi thức dậy và giảm đau đầu vào ngày hôm sau.
3. Uống trước và sau bữa ăn
Bạn rất nên uống nước trước bữa ăn 30 phút để đường tiêu hóa sẵn sàng hoạt động. Sau bữa ăn 2,5 tiếng uống nước để tránh việc nước làm loãng dịch dạ dày, không có lợi cho việc tiêu hóa.
4. Uống nước khi cảm thấy lo lắng, mệt mỏi
Nếu đột nhiên cơ thể mệt mỏi không giải thích được hoặc cảm thấy lo lắng, cáu kỉnh thì đó cũng có thể là do thiếu nước. Bạn hãy thử uống một ly nước mát để khôi phục lại trạng thái đầy sức sống.
Giúp người nhiễm HIV/AIDS sống lâu, sống khỏe
Nhờ việc chú trọng đến công tác điều trị cho người nhiễm HIV mà đến nay Quảng Ninh đã đạt mục tiêu của Liên Hợp quốc đề ra: 90% người nhiễm HIV được điều trị ARV.
Qua đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài t.uổi thọ và tiếp thêm niềm tin để người nhiễm HIV/AIDS có cuộc sống ổn định.
Mục tiêu 90 – 90 – 90 được Liên Hợp quốc đưa ra nhằm đến năm 2020 có: 90% người có HIV biết được tình trạng bệnh của mình, 90% người nhiễm HIV được điều trị ARV, 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi rút ở mức thấp.
Bác sĩ Phòng khám ngoại trú người lớn, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, khám, tư vấn điều trị cho người nhiễm HIV.
Toàn tỉnh hiện có 12 phòng khám ngoại trú với đầy đủ về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực… để khám và điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV) cho bệnh nhân HIV/AIDS. Tính đến ngày 30/4/2020, Quảng Ninh đã có 4.985/5.522 người có HIV (đạt 90,3%) đang điều trị thuốc ARV.
Không chỉ đạt mục tiêu của Liên Hợp quốc đề ra là 90% người nhiễm HIV được điều trị ARV mà Quảng Ninh cũng là tỉnh đã đạt 97% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi rút ở mức thấp.
Điều này có ý nghĩa rất lớn bởi bệnh nhân HIV được điều trị sớm sẽ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe, đồng thời kiểm soát được tải lượng vi rút ở dưới ngưỡng ức chế, ngăn chặn được sự nhân lên của vi rút trong cơ thể, làm giảm khả năng lây nhiễm ra cộng đồng.
Ông T.V.H (phường Cao Xanh, TP Hạ Long) đã điều trị thuốc ARV từ năm 2006, chia sẻ: Khi phát hiện mắc HIV, tôi đã may mắn được các bác sĩ tư vấn tham gia điều trị ARV. ARV giúp tôi có sức khỏe ổn định và chất lượng cuộc sống tốt lên. Tôi cũng không còn tự ti, mặc cảm mà đã tham gia các hoạt động xã hội để tuyên truyền cho người dân tránh xa các tệ nạn xã hội và phòng chống HIV/AIDS trong cộng đồng.
Còn ông T.X.N (phường Hà Lầm, TP Hạ Long) cho biết: Từ năm 2010, tôi bắt đầu uống thuốc ARV. Sức khỏe của tôi hiện ổn định. Hàng tháng ngoài đến khám, nhận thuốc tôi còn được tư vấn thêm về chăm sóc sức khỏe nên rất yên tâm.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh hiện có trên 1.200 bệnh nhân điều trị ARV.
Tại phòng khám ngoại trú người lớn, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, hiện có trên 1.200 bệnh nhân điều trị ARV, nhiều nhất tỉnh.
Bác sĩ Đinh Thị Hải Hà, phòng khám ngoại trú người lớn, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, cho biết: Thuốc ARV có tác dụng làm ức chế sự phát triển của vi rút HIV, qua đó ngăn chặn chuyển giai đoạn bệnh từ nhiễm HIV sang AIDS. Hầu hết bệnh nhân đang điều trị ARV tại Bệnh viện đều cải thiện sức khỏe, kéo dài sự sống, nhất là các bệnh n.hiễm t.rùng cơ hội có từ trước được cải thiện, giảm tần suất mắc. Nhờ hiệu quả từ việc điều trị ARV mà tình hình gia tăng bệnh nhân và mức độ lây lan HIV trong cộng đồng được hạn chế, qua đó, các vấn đề xã hội liên quan được kiểm soát ổn định hơn.
Bác sĩ cũng khuyến cáo, với người nhiễm HIV, nếu được tiếp cận điều trị sớm, tuân thủ điều trị tốt thì tải lượng vi rút HIV sẽ đạt dưới ngưỡng phát hiện, sẽ không làm lây truyền HIV qua đường t.ình d.ục cũng như giảm khả năng lây truyền HIV qua các con đường khác, sống khỏe mạnh, tăng t.uổi thọ và t.uổi thọ có thể đạt gần như người bình thường. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm (thông qua xét nghiệm), điều trị sớm và tuân thủ điều trị là rất quan trọng.
Hàng tháng, người nhiễm HIV đều được xét nghiệm m.áu để đo tải lượng vi rút.
Đặc biệt chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được tỉnh Quảng Ninh quan tâm triển khai ở tất cả các địa phương trong tỉnh. Trong đó, 6 cơ sở y tế cung cấp thuốc điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; các đơn vị còn lại thực hiện công tác tư vấn, xét nghiệm HIV cho bà mẹ có thai để chuyển tuyến.
Cũng từ năm 2019, hoạt động điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) được triển khai tại phòng khám ngoại trú của Bệnh viện Đa khoa tỉnh, sau đó có thêm tại Bệnh viện Đa khoa Cẩm Phả và Trung tâm Y tế Vân Đồn trong năm 2020.
Từ ca nhiễm HIV đầu tiên vào năm 1994, tính đến ngày 30/4/2020, dịch HIV/AIDS đã có ở 13/13 huyện, thị xã, thành phố và 167/177 xã, phường, thị trấn trong tỉnh; số người nhiễm hiện còn sống và xác định đúng địa chỉ có mặt trên địa bàn tỉnh là 5.522 người. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV tại Quảng Ninh là 0,41%.
Để tiếp tục tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS, từ ngày 10/11 đến 10/12 hàng năm Quảng Ninh đều tích cực triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS. Thông qua tháng hành động, ngành Y tế kêu gọi mỗi cán bộ lãnh đạo, mỗi người dân cần phải có hành động mạnh mẽ hơn nữa trong việc phòng, chống HIV/AIDS, tiến tới kết thúc đại dịch AIDS tại Việt Nam vào năm 2030.