Phình động mạch não gặp nhiều ở nữ hơn nam, t.uổi hay gặp nhất là 40-60. Phình động mạch não hiếm khi gặp ở t.rẻ e.m.
Phình động mạch não khá hay gặp, khoảng 3-5% dân số bị phình động mạch não, nhưng phần lớn không cần điều trị vì nhỏ, không có triệu chứng và không được chẩn đoán nhưng phình động mạch não sẽ nguy hiểm nếu vỡ, hoặc to chèn ép vào các cấu trúc giải phẫu xung quanh (chèn ép vào tổ chức xung quanh).
Các yếu tố nguy cơ
Phình động mạch não gặp nhiều ở nữ hơn nam, t.uổi hay gặp nhất là 40-60. Phình động mạch não hiếm khi gặp ở t.rẻ e.m.
Phình động mạch não là sự phình ra của một phần thành mạch m.áu não tại điểm thành mạch m.áu bị yếu. Tại nơi túi phình hình thành thì thành mạch m.áu trở nên mỏng và yếu hơn, do đó thành mạch dễ vỡ, m.áu tràn vào khoang dưới màng nhện gây nên xuất huyết khoang dưới nhện.
M.áu có thể tràn vào hệ thống não thất và vào nhu mô não gây nên m.áu tụ trong não. Các tổn thương này gây kích ứng hoặc phá hủy các tế bào não lân cận, có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm, thậm chí t.ử v.ong.
Các yếu tố nguy cơ không thay đổi được là tỷ lệ nữ nhiều hơn nam và phình động mạch não có tính chất gia đình. Theo nghiên cứu, khi có 2 người thân nhất bị phình mạch, tỷ lệ mắc trong nhóm này khoảng 7-20%. Ngoài ra, do các rối loạn mô liên kết: bệnh thận đa nang, hội chứng Ehlers-Danlos type IV, thiếu hụt 1-Antitrypsin…
Các yếu tố nguy cơ thay đổi được là do lối sống sinh hoạt như: hút t.huốc l.á, tăng huyết áp, sử dụng rượu, cà phê,… Một số loại thuốc có thể là nguy cơ gây tình trạng phình động mạch não.
Phẫu thuật cho bệnh nhân phình mạch não.
Dấu hiệu nhận biết
Một số người bị túi phình mạch não không có bất kỳ triệu chứng gì trước khi bị vỡ. Những túi phình nhỏ thường không gây triệu chứng nhưng với những túi phình lớn có thể gây đau đầu kéo dài hoặc đau khu trú tại vùng có túi phình. Nếu túi phình nằm cạnh những cấu trúc thần kinh quan trọng có thể gây các triệu chứng như mờ mắt, liệt hoặc yếu nửa người, giảm trí nhớ hoặc khả năng nói, hiếm gặp có thể gây động kinh.
Chúng ta không biết được chính xác khi nào túi phình mạch não vỡ. Tuy nhiên, một số yếu tố sau có thể gây tăng nguy cơ vỡ của túi phình: tăng huyết áp, các động tác nâng vác vật nặng gây tăng huyết áp đột ngột. Các xúc cảm mạnh gây tăng huyết áp.
Khi túi phình vỡ, m.áu c.hảy vào khoang dưới nhện quanh nhu mô não gây ra các triệu chứng đột ngột như: đau đầu dữ dội; nôn, buồn nôn, yếu liệt, suy giảm ý thức hoặc hôn mê. Người bệnh khó nói, co giật… Điều trị cấp cứu sớm nhất rất cần thiết để cứu tính mạng bệnh nhân cũng như giảm thiểu các di chứng.
Theo phân loại Hunt-Hess, phình động mạch não được chia ra 5 cấp độ. Độ 1- Không có triệu chứng hay có đau đầu nhẹ. Độ 2- Đau đầu từ vừa đến nặng, cứng gáy, liệt vận nhãn. Độ 3- Lơ mơ, lú lẫn, dấu thần kinh định vị nhẹ. Độ 4- Trạng thái sững sờ, hôn mê, liệt nửa người, rối loạn thần kinh thực vật. Độ 5- Hôn mê sâu và duỗi cứng mất não.
Điều trị
Bệnh nhân cần nằm nghỉ tại giường, theo dõi sát tri giác, mạch, huyết áp, đường thở, lập đường truyền tĩnh mạch, bổ sung dịch. Ngoài ra có thể sử dụng các thuốc giảm đau, giảm kích thích, chống co giật, chống co thắt mạch và duy trì huyết áp ổn định.
Đối với trường hợp cần phẫu thuật thì dựa vào vị trí, kích thước, số lượng túi phình, tình trạng lâm sàng bệnh nhân, kinh nghiệm từng trung tâm và khả năng gây mê hồi sức mà các bác sĩ sẽ lựa chọn phẫu thuật kẹp cổ túi phình hay can thiệp nội mạch.
Phình mạch não là một bệnh nguy hiểm, phát triển thầm lặng, có thể g.iết c.hết bệnh nhân bất cứ lúc nào khi phình mạch vỡ. Tuy nhiên, nhờ khoa học kỹ thuật hiện đại, ngày nay, chúng ta có thể phát hiện và loại trừ phình mạch trước khi vỡ gây ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe.
Chính vì vậy, việc khám sức khỏe định kỳ là vô cùng cần thiết. Những đối tượng có nguy cơ cao cần phải chụp kiểm tra như: những người trong gia đình có bệnh nhân phình mạch; gan thận đa nang; những người có các yếu tố nguy cơ: t.uổi cao, hút thuốc, uống nhiều rượu, vữa xơ mạch m.áu, nghiện m.a t.úy, có t.iền sử hay đau đầu… Nếu có điều kiện, nên sàng lọc thông qua kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Hút t.huốc l.á làm tăng nguy cơ phình động mạch ở phụ nữ
Một nghiên cứu mới đây cảnh báo, hút thuốc làm tăng đáng kể nguy cơ phình động mạch não có khả năng gây t.ử v.ong ở phụ nữ.
Ảnh minh họa
Phình động mạch não là hiên tương phồng lồi mạch m.áu trong não. Chứng phình động mạch não có thể gây rò rỉ hoặc vỡ gây xuất huyết vào não, có thể gây t.ử v.ong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Nghiên cứu bao gồm 545 phụ nữ, từ 30 đến 60 t.uổi, quét não tại năm bệnh tại Hoa Kỳ và Canada trong giai đoạn 2016-2018. Các bản quét não cho thấy 152 phụ nữ bị phình động mạch não đã bị vỡ.
So với những người không hút thuốc, nguy cơ phình mạch cao gấp 4 lần ở những phụ nữ hút thuốc và cao hơn bảy lần ở những người hút thuốc và bị tăng huyết áp.
Đau đầu dai dẳng là lý do phổ biến nhất để quét não, xảy ra ở 62,5% những người bị phình động mạch, so với 44% những người không bị phình mạch, các tác giả nghiên cứu cho biết. Hầu hết các chứng phình động mạch nằm ở động mạch cảnh, đây là mạch m.áu chính dẫn đến não.
Phụ nữ bị phình động mạch não là những người hút thuốc nặng hơn so với những người có quét não bình thường (trung bình 20 so với 12 điếu thuốc mỗi ngày) và đã hút thuốc lâu hơn (trung bình 29 năm so với 20 năm). Một phần ba phụ nữ bị phình động mạch não đã phẫu thuật hoặc thực hiện các thủ thuật xâm lấn khác, trong khi hai phần ba được theo dõi, giám sát.
Theo TS. Christopher Ogilvy, Trường Y Harvard ở Boston, cho biết: Cần cân nhắc để sàng lọc chứng phình động mạch não (chưa bị vỡ) ở phụ nữ từ 30 đến 60 t.uổi hút t.huốc l.á.
Khoảng 6,5 triệu người ở Hoa Kỳ được cho là bị phình động mạc não chưa vỡ. Các yếu tố nguy cơ được biết đến bao gồm chứng phình động mạch trước đó; lịch sử gia đình; nhiều u nang trên thận (bệnh thận đa nang) và rối loạn mô liên kết. Các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy, chứng phình động mạch phổ biến hơn ở phụ nữ và ở những người hút thuốc.