Nếu tiếp tục giữ những thói quen xấu này vào buổi sáng bạn có thể gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe.
Đi chân trần xuống sàn
Thói quen đi chân trần trên sàn gỗ, gạch, đá sau khi ngủ dậy hoàn toàn không tốt. Chúng ta đều biết chân được ví như trái tim thứ hai của cơ thể. Theo Đông y tất cả huyệt ở chân đều ảnh hưởng đến các cơ quan khác với vô số đầu dây thần kinh nối liền với não.
Tất cả m.áu lưu thông trong cơ thể đều đi qua mạng mạch m.áu dưới chân. Do đó bảo vệ đôi chân là bảo vệ sức khỏe tổng thể. Nếu khí huyết lưu thông tốt, cơ thể sẽ mạnh khoẻ và tránh được bệnh tật. Buổi sáng nếu đi chân trần xuống sàn lạnh có thể làm ảnh hưởng tới quá trình lưu thông m.áu tới tim, dễ gây đột quỵ.
Uống nước lạnh
Bổ sung nước sau khi thức dậy là việc cần làm nhưng bạn nên uống nước ở nhiệt độ thường hoặc nước ấm. Không nên uống nước lạnh vào buổi sáng vì có thể làm tổn thương đến việc tích tụ dương khí của cơ thể.
Đặc biệt với chị em phụ nữ việc uống nước lạnh vào buổi sáng có thể gây ra tình trạng đau bụng khi hành kinh. Với nam giới thì có thể mắc các bệnh đường ruột, đau nhức khớp xương, suy giảm ham muốn.
Vận động quá mạnh
Buổi sáng chỉ nên vận động nhẹ nhàng, không nên bắt ép cơ thể phải hoạt động mạnh. (Ảnh minh họa)
Nhiều người thường bắt ép cơ thể phải hoạt động mạnh với những bài tập cường độ cao vào buổi sáng. Thế nhưng bạn cần phải biết rằng tập quá độ sẽ gây rối loạn nhịp độ thần kinh tự chủ khiến cả ngày hôm đó cơ thể bị căng thẳng, mệt mỏi. Nếu là người có t.uổi thì còn dễ mắc các triệu chứng nhồi m.áu cơ tim, đột quỵ.
Lập tức lao vào làm việc
Thời điểm vừa thức dậy không nên lập tức làm các công việc căng thẳng. Nguyên nhân là bởi lúc này m.áu chưa được cung cấp đủ tới não nên không những khiến hiệu quả công việc thấp mà còn gây mệt mỏi, căng thẳng trong cả ngày.
Theo các chuyên gia, dù bận rộn đến đâu sau khi ngủ dậy bạn hãy dành 10-15 phút để cơ thể tỉnh táo thật sự rồi mới bắt tay vào công việc.
Uống cà phê quá sớm
Uống cà phê vào sáng sớm, nhất là khi bụng đói là thói quen xấu cần loại bỏ. (Ảnh minh họa)
Nhiều người có thói quen vừa thức dậy đã uống cà phê để tỉnh táo nhưng điều này không được khuyến khích. Nếu bạn uống cà phê vào thời điểm này, mức độ căng thẳng có thể tăng lên vì caffein trong cà phê có thể làm tăng hàm lượng cortisol. Kết quả là bạn sẽ cảm thấy bồn chồn, lo lắng dẫn đến giảm hiệu quả học tập, làm việc. Nếu muốn bạn nên uống cà phê sau 9h30 là tốt nhất.
Tắt chuông báo thức nhiều lần
Theo các chuyên gia, việc tắt chuông báo thức nhiều lần vào buổi sáng khiến bạn cảm thấy mệt mỏi cả ngày và khó ngủ vào ban đêm. Giấc ngủ kém sẽ làm rối loạn các hoạt động của cơ thể, dẫn đến căng thẳng, giảm khả năng miễn dịch và tăng sưng viêm ở khớp. Tốt nhất là sau khi chuông kêu hãy dậy ngay để chào đón một ngày mới.
Tắm nước nóng
Một số người có thói quen tắm nước nóng vào buổi sáng vì cho rằng nó tốt cho sức khỏe và giúp mang lại cảm giác sạch sẽ, sảng khoái. Nhưng thực ra, tắm nước nóng vào sáng sớm sẽ làm giảm nhịp tim, khiến bạn uể oải suốt cả ngày.
Tốt nhất là nên tắm nước nóng vào buổi tối và nghỉ ngơi thư giãn sau khi tắm. Buổi sáng, bạn nên tắm nước mát để cơ thể được đ.ánh thức, sẵn sàng bắt đầu một ngày mới năng động.
Bỏ qua bữa sáng
Thường xuyên bỏ ăn sáng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì, cao huyết áp, tiểu đường và cholesterol cao… Do đó dù bận bịu đến đâu, bạn cũng nên ăn lót dạ một chút trước khi bước vào làm việc.
3 loại gia vị khiến nam thanh nữ tú sau 30 t.uổi dễ mắc trọng bệnh
Sau 30 t.uổi, bất kể nam nữ không muốn bị ung thư dạ dày ăn càng ít càng tốt 3 loại gia vị nấu ăn hàng ngày đặc biệt này.
Nước mắm
(Ảnh minh họa)
Nước mắm là nguyên liệu quen thuộc trong mỗi mâm cơm gia đình. Về phương thức sản xuất, nước mắm chủ yếu được làm từ cá trích, cá cơm, cá nục và rất nhiều muối và nước lã vào trong lu sành, thùng gỗ sau đó mang đi phơi nắng. Điều chúng ta ít biết, chất nitrit chứa trong mắm là chất gây ung thư, nếu tiêu thụ thường xuyên có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa đường tiêu hóa và thậm chí là ung thư dạ dày.
Nước mắm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra các bệnh mạn tính nếu ăn trong thời gian dài loại có chứa hóa chất độc hại. Người bình thường mỗi ngày dùng 5-10ml mắm/ngày; người bệnh huyết áp, tiểu đường, suy thận, gout ăn 1-2 ml mắm/ngày.
Hạt nêm
(Ảnh minh họa)
Hạt nêm là một loại gia vị được hàng nghìn hộ gia đình sử dụng. Thành phần chính của hạt nêm là một lượng lớn muối, natri glutamat, nucleotide và các loại gia vị khác.
Trong hạt nêm có chứa nhiều nguyên liệu như: bột ngọt (chất điều vị 621) và hai chất điều vị 627, 631. Tuy nhiên, Chất điều vị 627 và 631 (guanylate/G và inosinate/I) có vị umami (vị ngon, vị ngọt thịt) yếu so với bột ngọt. Lạm dụng loại gia vị này có thể gây những tác dụng phụ khó lường.
Để đảm bảo bữa ăn có đủ chất các mẹ cần thêm vào các nguồn thực phẩm phong phú, nên dùng hạn chế các gia vị như hạt nêm, bột ngọt quá liều và thường xuyên. Nếu ăn thường xuyên sẽ tăng gánh nặng cho dạ dày, đặc biệt, đường chứa không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tiết axit dịch vị mà còn phá hủy niêm mạc dạ dày dễ gây ung thư dạ dày.
Mắm tôm
Ăn mắm tôm quá nhiều sẽ dễ khiến mắc các bệnh đường ruột. (Ảnh minh họa)
Đối với mắm tôm, khi ở dạng nguyên chất rất mặn và đặc, khó có vi khuẩn nào sống được ở môi trường đó. Nhưng khi đã được pha thêm nước chẳng hạn, nó sẽ chuyển thành môi trường khác và tạo điều kiện rất thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và dễ dàng.
Ngoài ra, nếu quá trình sản xuất không đảm bảo chất lượng, sản phẩm không có nguồn gốc dễ bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh đường ruột, Ecoli, vi khuẩn salmonella gây thương hàn hoặc các vi khuẩn có bào tử sống yếm khí nếu quá trình vệ sinh không sạch sẽ. Đặc biệt nếu không biết bảo quản mắm tôm cũng khiến mắm tôm rất dễ bị hỏng, ăn vào dễ dẫn tới các bệnh đường ruột.