Những ‘đại kỵ’ khi ăn mì tôm không phải ai cũng biết

Bạn có biết rằng, mì tôm có rất nhiều carbohydrate nhưng ít chất xơ, vitamin khoáng chất, khi ăn vào cơ bản sẽ không có lợi ích gì. Nếu thường xuyên ăn mì tôm bạn sẽ phải đối mặt với những tác hại sau.

Những ‘đại kỵ’ khi ăn mì tôm không phải ai cũng biết

Ảnh minh họa: Internet

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thành phần chủ yếu của mì tôm là carbohydrate, trong khi đó cơ thể con người muốn khỏe mạnh cần có 6 chất là: protein, mỡ, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và nước. Nếu thiếu hụt một trong 6 dưỡng chất trên cơ thể rất dễ mệt mỏi, tình trạng kéo dài sẽ dễ sinh trọng bệnh.

Vì thế, việc ăn mì nhiều, quá thường xuyên mà bỏ qua các thực phẩm khác, sẽ khiến cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng. Điều này vô tình sẽ khiến cơ thể bị tích bệnh.

Trong một thí nghiệm đặc biệt của tiến sỹ Braden Kuo, công tác tại Bệnh viện cộng đồng Massachusetts (Mỹ) cho biết, việc tiêu thụ mỳ ăn liền trên 3 lần mỗi tuần có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường và tim mạch. Ngoài ra, nó còn là một đối thủ “khó xơi” đối với hệ tiêu hóa bởi sau nhiều giờ vào cơ thể vì những sợi mì này không dễ gì phân giải.

Nóng trong người

Nhiều người ”nghiện” ăn mì ăn liền vì độ giòn và dai, tuy nhiên nguyên nhân là do chúng được chiên dầu ở nhiệt độ cao.

Bởi vậy khi ăn mì xong cảm giác đầu tiên chính là nóng phừng phừng, cồn cào ruột gan, khô miệng, háo nước. Thường xuyên ăn sẽ dẫn tới tình trạng nóng trong người, nhiệt miệng, nổi mụn.

Nguy cơ mắc bệnh về huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ

Trong mì tôm có chất béo có tên shotrerning. Chất béo này chiếm 15-20% trong một bát mì.

Thêm nữa, chúng chủ yếu tồn tại là dạng axit béo no (axit béo bão hòa) là loại chất béo khó tiêu hóa.

Thêm nữa, mì tôm còn có chất béo dạng trans (Trans fat). Bởi thế, khi nạp vào cơ thể, các chất béo này sẽ làm tăng mức cholesterol xấu trong m.áu, dẫn đến tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột qụy.

Đau dạ dày, đầy hơi

Chính vì mì tôm là một món ăn chiên qua dầu nên khi ăn bạn sẽ cảm thấy bị đầy hơi. Chưa kể đến việc mì tôm còn chứa khá nhiều hương liệu và chất phụ gia khác.

Các phụ gia này không những khiến vị giác của bạn giảm sút mà còn có thể tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa chung. Ăn nhiều sẽ gây rối loạn chức năng dạ dày, đau dạ dày…

Tăng cân không kiểm soát

Mì tôm đã chiên qua dầu nên không cung cấp đủ lượng calo cần thiết cho cơ thể hoạt động và làm việc. Khi ăn mì, bạn sẽ phải ăn thêm những thứ khác bổ sung.

Do vậy, bạn vô tình đã nạp quá nhiều carbohydrate và chất béo vào cơ thể. Điều này khiến bạn tăng nguy cơ béo phì, tăng cân không kiểm soát được và mắc các bệnh liên quan tới béo phì.

Gia tăng quá trình lão hóa

Chất mỡ trong mì tôm thông thường đều thêm chất chống ô xy hóa, nhưng nó chỉ làm chậm tốc độ ô xy hóa, kéo dài thời gian biến mùi của mì tôm. Thời gian dài dung nạp quá nhiều chất chống ô xy hóa sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ nội tiết và thúc đẩy lão hóa.

Hại thận, gây sỏi thận

Một thành phần có mặt trong mỗi gói mì ăn liền mà không phải ai cũng dễ dàng nhận ra chính là muối. Mì ăn liền thường được ướp rất nhiều muối, với lượng muối cao như vậy, khi ăn, bạn đã vô tình làm hại thận, thậm chí dùng nhiều có thể gây sỏi thận.

Ngoài ra, ăn mì tôm cũng chứa đầy phosphate, một chất giúp cải thiện mùi vị thức ăn. Tuy giúp bạn ngon miệng nhưng chất này lại khiến chúng ta dễ bị loãng xương, mất xương, răng cũng yếu dần đi nếu dùng nhiều.

Gây ung thư

Đã có nhiều nghiên cứu đ.ánh giá sự độc hại của lạm dụng mì ăn liền, với các thành phần phụ gia như màu thực phẩm, muối, chất béo bão hòa… ăn mì tôm trong thời gian dài dễ gây táo bón, phân lưu lại thời gian dài trong đại tràng, cũng là một yếu tố dẫn đến ung thư, nguy cơ nhất là ung thư trực tràng.

Thiếu hụt dinh dưỡng

Theo những nghiên cứu dinh dưỡng, thành phần chủ yếu của mì ăn liền là bột mì và chất béo, nước sốt. Chúng không chứa đủ 7 chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể người.

Do vậy, ăn liền suốt thời gian dài có thể dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng. Bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng chóng mặt, mệt mỏi, tim đ.ập nhanh…

Những người không nên ăn mì tôm

Người bệnh béo phì, mắc bệnh tim mạch

Mì ăn liền được chiên bằng dầu, dầu chiên mì là dầu shortering không tốt cho sức khỏe, lượng chất béo bão hòa (khó tan) trong mì khá nhiều, nó làm tăng nguy cơ béo phì và bệnh tim mạch nếu đi vào mạch m.áu, làm xơ vữa động mạch.

Mì cũng là thực phẩm mất cân bằng về dinh dưỡng, thành phần chủ yếu là tinh bột, sẽ chuyển hóa thành chất béo và năng lượng dư thừa trong cơ thể hoàn toàn không có lợi cho người béo phì, tim mạch.

Người mắc bệnh dạ dày

Lượng gia vị mạnh trong mì khiến người thường xuyên ăn mì vị giác giảm sút. Và nếu mắc thêm bệnh dạ dày, thì mì lại càng có hại, nó tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa.

Mì là thực phẩm rất khó tiêu. Khoảng 2 giờ sau khi ăn, mì vẫn còn ở tình trạng nguyên sợi trong dạ dày. Nó không chỉ cản trở việc chuyển hóa và hấp thụ dinh dưỡng, mà còn giữ những chất độc hại có trong mì tồn tại lâu trong hệ tiêu hóa làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trẻ nhỏ

Mì hấp dẫn mọi người từ mùi hương, và với nhiều gia vị, nó cũng rất kích thích vị giác của trẻ nhỏ, khiến trẻ rất thích và có khi ghiền ăn mì. Nhưng, có nhiều lý do để không nên cho trẻ nhỏ ăn mì:

Kém dinh dưỡng: Nó sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cao của trẻ, chỉ bổ sung cách dư thừa phần năng lượng (năng lượng rỗng).

Khó tiêu hóa: Quá trình tiêu hóa mì quá dài trong dạ dày khiến cho cơ thể bé đầy hơi, chán ăn, ăn ít, giảm hấp thụ dinh dưỡng.

Quá nhiều chất gây hại: Mì chiên có độ oxy hóa cao, dầu trong gói mì cũng được xử lý chiên và bị oxy hóa. Oxy hóa là tác nhân gây các bệnh tiểu đường, tim mạch, ung thư. Chưa kể mì còn chứa nhiều muối, bột ngọt, các gia vị và phụ gia khác,… Chúng sẽ “quá tải” với cơ thể trẻ.

Thiếu dinh dưỡng, thừa năng lượng rỗng cùng nhiều nguy cơ nên mì cũng không tốt cho trẻ nhỏ

Người mắc bệnh thận

Trong mì ăn liền thường được ướp rất nhiều muối, với lượng muối cao như vậy, khi ăn vô tình làm hại thận và không tốt cho người mắc bệnh thận.

Cách ăn mì ăn liền để không ảnh hưởng đến sức khỏe:

Khi ăn mì ăn liền, người dân cần nấu cùng với thịt, rau xanh để tăng chất xơ, chất khoáng và vitamin đồng thời, làm cân bằng chất béo, giúp cho cơ thể ít hấp thụ chất béo bão hòa. Nên vứt bỏ gói mỡ hành ở trong mì, vì mỡ này rất bất lợi cho cơ thể.

Ngoài ra, gói muối trong mì cũng hơi nhiều, nên cũng chỉ nên dùng một nửa, không nên ăn mặn quá.

Nếu không muốn hỏng dạ dày, nên ăn rau cùng mì tôm

Ăn nhiều mì tôm không hề tốt nhưng nếu biết cách ăn, đó lại trở thành món ăn khó quên nhất.

Những ‘đại kỵ’ khi ăn mì tôm không phải ai cũng biết

Bận rộn, không có thời gian cắm cơm, rất nhiều người trong chúng ta thực hiện món ăn 3 phút thần thánh – mì ăn liền (mì tôm).

Không phủ nhận, ăn nhiều mì tôm không tốt, nếu bạn ăn mỳ tươi sau thời gian này đã được tiêu hóa, nhưng với mỳ tôm vẫn còn nguyên sợi trong dạ dày. Điều đó chứng tỏ món ăn thông dụng này rất nguy hiểm với cơ thể.

Trong một thí nghiệm đặc biệt của tiến sỹ Braden Kuo, công tác tại bệnh viện cộng đồng Massachsetts (Mỹ) cho biết, việc tiêu thụ mỳ tôm trên 3 lần mỗi tuần có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường và tim mạch. Nó còn được cho là một đối thủ “khó xơi” đối với hệ tiêu hóa bởi sau nhiều giờ vào cơ thể, những sợi mì này không dễ gì phân giải.

Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được ảnh hưởng khi chế biến đúng cách.

Những ‘đại kỵ’ khi ăn mì tôm không phải ai cũng biết

Không sử dụng gói dầu gia vị

Bởi mì tôm được làm theo cách chiên nên bước đầu tiên chúng ta cần làm là trần qua nước sôi để trôi bớt lớp mỡ ban đầu.

Và dĩ nhiên hãy vứt bỏ luôn gói dầu giàu chất béo không tốt cho cơ thể này.

Thêm rau xanh

Việc bổ sung nhiều rau xanh vào món mỳ ăn liền sẽ làm giảm tối đa lượng chất béo thừa.

Việc thêm rau vào bữa ăn sẽ làm cho lượng lớn các chất béo được cuốn theo rau ra ngoài cơ thể. Từ đó sẽ hạn chế được thấp nhất những tác hại chính mà vắt mỳ gây ra.

Ngoài ra, để bữa ăn có thêm dinh dưỡng, mỗi vắt mỳ nên bổ sung từ 25-30gr chất đạm như thịt bò, thịt lợn hoặc tôm…

Tuyệt đối không ăn “mỳ úp”

Thay vì tiết kiệm thời gian bằng cách cho vắt mỳ vào tô, đổ nước nóng, đậy nắp đợi chín, bác sĩ Lâm khuyên nên đun sôi, đổ ra để ráo; tiếp tục nấu nước lần 2 và cho mỳ đã chín sơ vào chế biến. Bằng cách này, lượng chất béo và một số chất dinh dưỡng không tốt đã bị biến đổi trong vắt mì sẽ giảm được phần nào. Đối với rau và thịt, cần nấu chín trước khi thêm vào mỳ.

Ăn mì tôm quá thường xuyên

Cái gì nhiều cũng không tốt. Ăn mì tôm thường xuyên, đặc biệt là ăn thay bữa chính có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng, gây nóng trong, nổi mụn.

Bạn không nên ăn mì tôm quá 2 lần/tuần và nên ăn kèm rau xanh, thịt, trứng để cân bằng dinh dưỡng. Uống nhiều nước, ăn thêm trái cây để thanh nhiệt cho cơ thể, hạn chế nóng trong, nổi mụn.

Bên cạnh đó, việc chú trọng tới hàm lượng muối trên nhãn của mì tôm cũng là điều vô cùng quan trọng. Nhờ đó, người dùng có thể dễ dàng kiểm soát lượng gia vị. Việc chấm hay bổ sung gia vị mặn khác khi ăn mì tôm là hành động không được khuyến khích.

Nghiên cứu thực hiện trên hơn 10.700 người ở Hàn Quốc cho thấy ăn nhiều mì ăn liền có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đặc biệt là phụ nữ.

Phụ nữ ăn nhiều mì ăn liền cũng dễ bị hội chứng chuyển hóa hơn. Đây là tình trạng mà cùng lúc cơ thể xuất hiện nhiều yếu tố có nguy cơ gây bệnh như béo phì, huyết áp cao, cholesterol cao, đường huyết bất ổn. Tất cả đều làm tăng nguy cơ bị tim mạch, đột quỵ và tiểu đường.

Hàm lượng natri cao trong mì ăn liền không có lợi cho sức khỏe là điều đã biết từ lâu. Nhưng thủ phạm chính gây hại lại là mì. Trong một nghiên cứu khác của đại học Harvard (Mỹ), các nhà khoa học đã phát hiện những kết quả đáng lo ngại sau khi kiểm tra quá trình tiêu hóa mì ăn liền.

Chất bảo quản hay còn gọi là TBHQ (t-butylated hydroxy quinone), là chất chống ô xy hóa hòa tan trong dầu mỡ. Chúng giúp kéo dài t.uổi thọ thực phẩm và làm khó tiêu hơn bình thường. Không ít loại thực phẩm hiện nay có dùng chất bảo quản – trong đó có mì tôm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *