Đậu nành từ lâu đã được biết đến là loại thực phẩm giàu protein có nguồn gốc thực vật, chất béo, carbohydrate, chất xơ và còn vô số các vitamin, chất khoáng có lợi cho sức khỏe.
Nhưng trong loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng này vẫn có những tác hại gây ảnh hưởng trực tiếp đến người dùng.
1. Ức chế chức năng tuyến giáp
Trong đậu nành chứa hàm lượng cao chất isoflavone gây ức chế khả năng sản xuất hormone tuyến giáp của cơ thể – công cụ điều tiết chuyển hóa tốc độ và nhiệt độ cơ thể.
Vì thế, sử dụng đậu nành trong một thời gian lâu sẽ dẫn đến suy giáp, một số biểu hiện như: Tăng cân nhanh mặc dù ăn không ngon miệng, mệt mỏi, nhịp tim giảm, huyết áp thấp và một số các biểu hiện khác.
2. Gây đầy hơi, tiêu chảy
Đậu nành chứa một lượng chất xơ hòa tan và không hòa tan. Trong đó, các loại chất sợi không hòa tan chủ yếu là alpha-galactoside, có thể gây ra chứng đầy hơi và tiêu chảy ở những người nhạy cảm.
Ảnh minh hoạ. Đồ hoạ: Nhật Thịnh
3. Hạn chế hấp thụ canxi trong cơ thể
Các axit phytic có trong đậu nành đã làm hạn chế sự hấp thụ canxi và một số chất khác như sắt, kẽm từ đó gây ra thiếu hụt chất khoáng và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương.
Một số cách sử dụng đậu nành để đạt hiệu quả tốt nhất:
– Nên đun sôi sữa đậu nành ở nhiệt độ cao để loại bỏ một số hoạt chất không có lợi cho sức khỏe.
– Không đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt, bởi vi khuẩn sẽ dễ dàng sinh trưởng và phát triển trong môi trường ấm để lâu.
– Không nên uống quá nhiều trong cùng một lúc nếu không sẽ gây ra tình trạng đau bụng, đi ngoài do các chất dinh dưỡng không được hấp thụ hết. Không nên uống quá 500 ml/ngày.
Cơm có tác dụng chống béo phì
Trong gạo có lượng tinh bột vừa phải, đường rất ít, nhiều chất khoáng, chất xơ, hợp chất thực vật… nên có tác dụng chống béo phì. Người có nhu cầu giảm béo không nên nhịn cơm.
Cơm là lương thực quen thuộc trong mỗi mâm cơm của người Việt.
Đồ ăn ngăn béo phì
Béo phì có thể được ngăn chặn bằng việc ăn thêm cơm gạo, theo một nghiên cứu được trình bày gần đây tại Hội nghị châu Âu về béo phì được tổ chức tại Glasgow.
Các chuyên gia nhận thấy, những người theo chế độ ăn Nhật Bản hay kiểu châu Á có ít khả năng mắc bệnh béo phì hơn những người sống ở các quốc gia có mức tiêu thụ gạo thấp. Họ đã xem xét mức tiêu thụ gạo tính theo số gram/ngày/người và lượng calo tiêu thụ ở 136 quốc gia. Họ cũng xem xét dữ liệu về chỉ số khối cơ thể (BMI).
Theo những phát hiện trong nghiên cứu, người Anh chỉ tiêu thụ 19g gạo/ngày, thấp hơn hàng chục quốc gia khác, trong đó có Canada, Tây Ban Nha và Mỹ. Nhóm nghiên cứu tính toán rằng, việc gia tăng tiêu thụ gạo ngay cả ở mức khiêm tốn là 50g/ngày/người cũng có thể làm giảm 1% tỷ lệ béo phì trên toàn cầu (từ 650 triệu người trưởng thành xuống 643,5 triệu).
Giáo sư Tomoko Imai thuộc Đại học n.ữ s.inh Doshisha, Kyoto, Nhật Bản, người đứng đầu nghiên cứu này, cho rằng những mối liên hệ quan sát được cho thấy các quốc gia ăn cơm như một loại lương thực chính có tỷ lệ béo phì thấp.
Do đó, chế độ ăn theo kiểu Nhật Bản hay kiểu châu Á dựa trên cơm gạo có thể giúp ngăn ngừa béo phì. Khi xét tới sự gia tăng tình trạng béo phì trên toàn thế giới, việc ăn nhiều cơm gạo hơn cần được khuyến khích nhằm chống lại béo phì ngay cả ở các nước phương Tây.
PGS.TS Nguyễn Văn Hoan, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lúa, Học viện Nông nghiệp cho biết, việc gạo có ít chất béo là một trong những lý do giải thích tại sao gạo có thể ngăn chặn béo phì. Có thể chất xơ, chất dinh dưỡng và các hợp chất thực vật có trong ngũ cốc nguyên hạt có thể gia tăng cảm giác no và ngăn không cho người ta ăn quá nhiều.
Nghiên cứu này phù hợp với những điều người ta đã biết về gạo. Các nước công nghiệp họ ăn ít cơm, chủ yếu là thức ăn nhanh, bơ sữa… nên tỉ lệ béo phì cao. Những nước sử dụng lương thực chính là gạo, các loại hạt nông sản thô… số lượng người béo phì sẽ thấp hơn. Điều này có nghĩa, cơm có thể là một loại thức ăn ngăn chặn béo phì.
Cách ăn cơm giảm cân
Hiện rất nhiều người có suy nghĩ giảm hoặc không ăn cơm, chỉ ăn thức ăn để tránh bị béo, tăng cân. Theo đó vào mỗi bữa ăn, cơm bị loại ra khẩu phần, thay vì đó là rau, thịt cá và các món ăn khác tương tự, cung cấp năng lượng đủ để hoạt động.
Tuy nhiên theo PGS.TS Nguyễn Văn Hoan, đó là quan niệm sai lầm. Giảm ăn cơm không giảm được béo, chỉ ăn thức ăn thậm chí còn làm cho tình trạng tăng cân béo phì trầm trọng hơn. Lý do là năng lượng trong cơm rất ít.
Khi ăn, tinh bột sẽ biến thành đường và tạo ra năng lượng, nhưng năng lượng này không đáng kể nếu bạn chỉ ăn một vài bát cơm. Do đó, nếu chỉ ăn cơm sẽ không đủ chất, người ta buộc phải ăn cùng các loại thức ăn khác phong phú để cung cấp lipit, protein, vitamin, chất xơ khác…
Chị em muốn giảm cân, hãy cứ duy trì chế độ ăn cơm bình thường. Hạn chế ăn các loại đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, kem, sữa, bơ, thức ăn nhanh, không ăn vặt… thì chắc chắn sẽ kiểm soát được cân nặng.
“Đường từ gluco trong cơm không thể sản sinh ra lipit nên dù bạn có ăn bao nhiêu cũng không thể béo được. Đó là lý do vì sao ngày xưa, kinh tế khó khăn, mỗi người ăn đến 4 – 5 bát cơm mà không bị béo phì.
Ngày nay đời sống nâng cao hơn, nhiều loại thức ăn ngon, hấp dẫn hơn nên cơm chỉ là thực phẩm thứ yếu, ít cám dỗ. Nhiều chị em cho rằng, cơm có tinh bột và đường gây béo là không đúng. Muốn giảm cân, hãy cứ ăn cơm và giảm bớt ăn các đồ ăn có nhiều chất béo”, PGS.TS Nguyễn Văn Hoan chia sẻ.
Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Văn Hoan cũng cảnh báo ăn cơm ở đây là cơm trắng, không phải là cơm rang hay các món ăn biến tấu khác từ gạo. Bởi ví dụ như cơm rang hay bánh rán, phần mỡ, thịt… chứa khá nhiều lipit nên dễ gây béo. Tốt hơn cả là ăn gạo còn vỏ cám, vừa nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Nấu cơm ngon đúng cách
Nấu cơm tưởng là công việc đơn giản nhất của người nội trợ, dường như ai cũng có thể làm được việc này, nhưng nấu cơm như thế nào để không làm mất đi các chất dinh dưỡng có trong hạt gạo lại là chuyện không phải ai cũng biết.
Vo gạo quá kỹ, chọn gạo quá trắng, nấu cơm bằng nước lạnh, để gạo quá lâu rồi mới nấu, lượng nước quá nhiều hoặc quá ít… là những sai lầm thường gặp nhất của người nội trợ. Để nấu được một nồi cơm ngon, đảm bảo chất dinh dưỡng, không phải là việc đơn giản mà phải hiểu được đặc tính, nguyên lý của hạt gạo.
PGS.TS Nguyễn Văn Hoan cho biết, vo gạo quá kỹ là thói quen phổ biến nhất của người nội trợ. Vo gạo kỹ làm mất đi nguồn vitamin nhóm B đặc biệt quan trọng đối với cơ thể. Vitamin nhóm B bao gồm các loại:
Vitamin B1, vitamin B2, niacin, folate, vitamin B6, B12, biotin và pantothenie axit… giúp tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng, trao đổi chất, hỗ trợ sự phát triển của tế bào, cân bằng hệ thống thần kinh.
Một thói quen nữa là đa phần mọi người nấu cơm bằng nước lạnh, việc này sẽ khiến cho hạt gạo bị trương nở, các chất dinh dưỡng theo đó mà tan ra trong nước. Trong khi đó, nếu nấu bằng nước sôi, lớp ngoài của hạt gạo co lại, tạo lớp màng bảo vệ hạt gạo không bị nứt, vỡ. Ngoài ra, gạo càng trắng, càng ít dưỡng chất và càng nhiều chất đường bột. Đó là chưa kể đến việc nhiều cơ sở sản xuất gạo hiện nay dùng hóa chất để làm hạt gạo trắng, bóng hơn.
Các loại gạo khác nhau có độ ẩm, khả năng hấp thụ nước khác nhau. Trên bao bì các loại gạo chính hãng của các công ty lớn đều có hướng dẫn sử dụng, lượng gạo bao nhiêu, lượng nước bao nhiêu.
Khi đưa ra con số này là người ta đã tính toán ở mức chuẩn nhất để cơm đạt yêu cầu dẻo thơm nhất. Còn với các loại gạo không có hướng dẫn sử dụng, nhất thiết phải “nấu thử” để cân bằng lượng nước và lượng gạo. Khi đã có một công thức gạo – nước chuẩn thì từ lần sau cứ thế áp dụng. Điều này đảm bảo cho nồi cơm luôn đạt độ dẻo thơm cần thiết.
Nên chọn nồi cơm điện ngắt nhanh sau khi cạn nước, sau đó bật tiếp một lần nữa để cơm chín, muốn có cháy, bật thêm một lần nữa. Tốt nhất là vo gạo xong, để một lúc gạo ngấm nước rồi cho nước sôi vào nồi nấu.
Ngày nay công nghệ phát triển, có những loại gạo vừa cho vào nồi nước sôi đã chín ngay, nhưng đa phần là các loại gạo nhanh chín như gạo Nàng Xuân, Sóc Trăng… Cơm đạt độ dẻo và ngon nhất là 15 – 20 phút sau khi nấu.