Bốc hỏa, mất ngủ, khô hạn… là hàng loạt vấn đề chị em phải đối mặt khi nội tiết tố bị suy giảm, chức năng sinh lý cũng suy giảm có thể ảnh hưởng tới đời sống của rất nhiều chị em.
Stress vì khô hạn
Chị Nguyễn Thị Mỹ Anh – 38 t.uổi, trú tại Hà Nội tâm sự chi thương đươc khen trẻ hơn t.uổi rất nhiều, thân hình quyến rũ, dù công việc bận rộng vẫn giữ được vóc dáng.
Tuy nhiên, đằng sau tư hao ngoại hình, mỗi khi cánh cửa phòng ngủ khép lại chị Mỹ Anh lại thấy sợ hãi. Chị bước vào tình trạng t.iền mãn kinh khoảng hơn 1 năm nay.
Chị đã đi khám, siêu âm buồng trứng bác sĩ cho biết buồng trứng bị suy. Hai, ba tháng “bà dì” mới ghé thăm một lần nhưng mỗi lần cũng rất ít. Chị Mỹ Anh được bác sĩ kê thuốc tăng nội tiết tố nữ. Tuy nhiên, việc điều trị cũng không cải thiện được nhiều, trong khi đó, chồng chị Mỹ Anh lại đang t.uổi hừng hực khí thế.
Mỗi lần ân ái, hai vợ chồng lại như đ.ánh vật. Có lúc anh cũng chán. Khúc dạo đầu cũng mất rất nhiều thời gian. Chuyện đó vẫn không còn thú vị với chị Mỹ Anh mà nó trở nên mệt mỏi, chán nản. Chị luôn có tâm lý phải chiều chồng vì sợ anh sẽ tòm tem bên ngoài. Càng áp lực thì “cô bé” càng phập phù.
Chị Mỹ Anh nghe quảng cáo rất nhiều thuốc nội tiết tố nữ giúp lấy lại thanh xuân. Ngoài thuốc bác sĩ kê, chị không ngại chi t.iền mua đủ các loại thực phẩm chức năng về uống. Hơn 1 năm qua, chị cứ chứng kiến chuyện ấy của mình lão hoá, níu giữ cũng cải thiện rất chậm chạp.
Chị Đồng Thị Hồng, Nam Trung Yên, Hà Nội cũng dở khóc dở cười khi vừa bước vào t.uổi 40 đã mãn kinh sớm. Những cơn bốc hoả xuất hiện hàng đêm. Nếu trước kia, nhu cầu chuyện ấy của chị rất cao thì hiện tại chị chẳng còn thích thú. Chồng chị động vào là chị đẩy ra.
Vì vậy, hơn 2 năm nay vợ chồng chị không ngủ chung. Chị Hồng rất muốn cải thiện nhưng chị vẫn không thể chiu được mỗi lần gần gũi cùng chồng.
Đi tìm bác sĩ để xác định nguyên nhân. Bác sĩ cho biết chị bị suy giảm nội tiết tố mạnh.
Ảnh minh hoạ
Vì sao suy giảm?
Theo bác sĩ Nguyễn Bá Hưng – Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội, nội tiết tố nữ là hormone quyết định giới tính và sắc đẹp của người phụ nữ, có tên gọi là estrogen.
Nội tiết tố nữ estrogen giúp chị em phụ nữ ngực nở, eo thon, hình thành các đường cong mềm mại, giúp mái tóc chắc khỏe, làn da tươi sáng, mịn màng, chống nám sạm, tham gia vào quá trình rụng trứng giúp người phụ nữ làm mẹ. Nội tiết tố nữ còn giúp tăng ham muốn, hưng phấn t.ình d.ục, tiết dịch nhầy, giúp giảm stress, duy trì giấc ngủ ngon, bảo vệ tim mạch.
Có rất nhiều vai trò nhưng nội tiết tố nữ lại không ổn định mà thay đổi. Sau t.uổi 35, trung bình cứ 10 năm thì giảm 15%, sự giảm sút trở nên nghiêm trọng sau t.uổi 40.
Phụ nữ bước vào quá trình suy giảm nội tiết tố thì hoạt động của tuyến s.inh d.ục lúc này cũng giảm hơn. Sự liên kết của các tế bào không được chặt chẽ, các niêm mạc tuyến tinh dục suy giảm đi, nhiều hoạt động suy giảm nên gây nên tình trạng khô hạn ở chị em phụ nữ.
Theo BS Hưng, khi có dấu hiệu này, chị em cũng cần quan tâm tới sức khoẻ của mình để có hướng duy trì tuyến s.inh d.ục của mình được dài lâu.
Hiện nay, chị em quan tâm và chăm sóc sức khoẻ của mình tốt hơn nhưng việc dùng thuốc, các thực phẩm sức khoẻ bồi bổ cần có hiểu biết về thuốc để tránh rủi ro.
Thuốc như con dao hai lưỡi nhất là thuốc nội tiết của nữ có thể tạo ra nguy cơ ung thư, rối loạn đông m.áu.
Thực phẩm chức năng cũng co loai là đông dược, co loai trộn tân dược nên nêu dung vân cần sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa.
Để giảm tình trạng “điện nước phập phù” cho chị em, bác sĩ Hưng cho rằng chị em cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa, xét nghiệm nội tiết tố nữ, tìm hiểu nguyên nhân để có các biện pháp điều trị lâu dài. Đặc biệt, chị em cần nhớ trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm nào liên quan tới nội tiết tố cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Muốn sống lâu và khỏe mạnh thì nhất định không được ngủ trong 3 trường hợp này
Một người sẽ ngủ 1/3 cuộc đời, điều này rất quan trọng để duy trì các chức năng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, chuyên gia y tế khuyên bạn không nên ngủ trong 3 trường hợp này, bằng không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
1. Ngủ khi tức giận
Ảnh minh họa
Khi tức giận sẽ ảnh hưởng đến chức năng phế quản của gan, làm cho khí của gan bị ứ trệ, biểu hiện cho thấy lồng ngực và cơ hoành căng đầy ở cả 2 bên, nghiêm trọng có thể phát triển thành viêm gan, biểu hiện mắt đỏ, sưng và đau, đắng và khô miệng, khó chịu gây cáu kỉnh. Nếu lúc nóng giận mà ngủ thiếp đi sẽ dẫn đến gan không đủ m.áu, gan thừa khí, về lâu dài khiến khí huyết rối loạn, có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ, mất ngủ.
Việc tức giận, lo lắng khi ngủ còn có thể làm tăng hoạt động của tim khiến bạn bứt rứt, khó chịu. Cách tốt nhất để có 1 giấc ngủ ngon lại tránh gây hại cho sức khỏe chính là khoảng 1 tiếng – 1 tiếng rưỡi trước khi ngủ bạn cần tránh cảm xúc lo lắng, tức giận.
2. Ngủ sau khi say rượu
Ảnh minh họa
Một số người nghĩ rằng “uống một lượng nhỏ rượu có thể giúp ngủ ngon”, nhưng việc làm này thực tế lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Mặc dù nồng độ cồn trong cơ thể sau khi giảm dẫn sẽ có tác dụng an thần và gây buồn ngủ, nhưng nó cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhịp điệu bình thường của giấc ngủ, khiến não bộ không thể đi vào giấc ngủ sâu, cơ thể sẽ mệt mỏi vào ngày hôm sau.
Sau khi say rượu, do rượu kích thích tiết ra một lượng lớn insulin, nên cần đề phòng tình trạng hạ đường huyết do rượu, nghiêm trọng hơn nhiều so với hạ đường huyết thông thường. Ngoài ra, sau khi say, phản xạ nuốt và động tác nuốt trở nên chậm hơn, cơ cổ họng được thả lỏng hơn, dễ bị tắc nghẽn đường thở.
Nếu bạn nằm ngửa khi ngủ, chất nôn sẽ khó khạc ra, đọng lại hoặc trào ngược vào khí quản gây ngạt thở, trường hợp nhẹ có thể bị viêm phổi, trường hợp nặng có thể ngạt thở gây thiếu oxy não nặng và đột tử. Khuyến cáo của các chuyên gia, sau khi uống say, hãy ngồi nghỉ ngơi 1 thời gian nhất định sau đó mới đi ngủ hoặc khi ngủ nên nằm nghiêng để tránh nguy hiểm.
3. Ngủ quá nhiều vào ban ngày và thường xuyên thức đêm
Ảnh minh họa
Chăm sóc sức khỏe cần chú ý đến thời gian: “làm việc lúc mặt trời mọc và nghỉ ngơi lúc hoàng hôn”. “Nhịp sinh học” này chủ yếu thể hiện qua chu kỳ giấc ngủ, thời gian ngủ tốt nhất là từ 10 giờ đêm đến 6 giờ sáng. Kinh mạch gan và túi mật hoạt động mạnh nhất từ 23h đến 3h sáng hôm sau, giúp tích trữ mật, bài tiết mật, tiêu hóa. Nếu thức khuya trong thời gian dài, gan và túi mật chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, kéo theo hàng loạt bệnh lý phụ như dễ mệt mỏi, suy giảm miễn dịch, tiêu hóa kém, rối loạn nội tiết,… Ngoài ra còn có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ và các triệu chứng tâm thần như lo lắng và hay quên.
Nghiên cứu y học hiện đại đã phát hiện ra rằng khi ngủ vào ban đêm, các hormone vỏ thượng thận và hormone tăng trưởng sẽ được tiết ra. Hormone vỏ thượng thận được tiết ra trước bình minh và có chức năng thúc đẩy quá trình chuyển hóa carbohydrate của con người, đảm bảo sự phát triển cơ bắp.
Hormone tăng trưởng chỉ được sản xuất sau khi chìm vào giấc ngủ, không chỉ thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của thanh thiếu niên, mà còn làm chậm quá trình lão hóa ở t.uổi trung niên và người cao t.uổi. Vì vậy, dù có ngủ đủ vào ban ngày cũng không thể thay thế được giấc ngủ ban đêm. Vì vậy, ban ngày làm việc, tối về nghỉ ngơi và ngủ một giấc thật ngon mới giúp bảo vệ sức khỏe.
Làm sao để ngủ đúng cách và ngủ ngon hơn?
– Tránh 3 thời điểm ngủ gây nguy hiểm cho sức khỏe như đã nói.
– Cần chọn tư thế ngủ đúng và thoải mái nhất cho cơ thể. Tốt nhất là nên nằm ngửa và tránh nằm sấp.
– Tạo cho mình một không gian ngủ thích hợp, nhiệt độ phòng ngủ nên dao động từ 26 – 28 độ C để dễ vào giấc hơn.
– Không dùng các thiết bị điện tử trước khi ngủ.
– Đi vệ sinh trước khi ngủ để tránh tỉnh giấc giữa chừng.
– Không ăn quá nhiều trước khi ngủ.