Một phân tích mới từ Mỹ cho thấy thuốc ức chế bơm proton (PPI) có ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị của thuốc infliximab điều trị hội chứng ruột kích thích (IBD).
Thuốc ức chế bơm proton (PPI) là các loại thuốc thông dụng để điều trị các tình trạng tăng tiết acid dạ dày. Tuy có hiệu quả điều trị cao nhưng nhóm thuốc này đã được ghi nhận có ảnh hưởng tới một số thuốc dùng đường uống khác và có thể gây giảm hiệu quả điều trị, trong đó có infliximab điều trị hội chứng ruột kích thích (IBD).
Nghiên cứu do TS.BS. Thomas X.Lu cùng cộng sự thực hiện phân tích trên dữ liệu từ 5 thử nghiệm lâm sàng, với tổng số 1036 bệnh án điều trị hội chứng ruột kích thích. Tất cả đều sử dụng infliximab để điều trị, trong đó có 147 trường hợp có dùng thêm PPI và 889 không dùng PPI. Tiêu chí đ.ánh giá chính của nghiên cứu là tỉ lệ bệnh thuyên giảm sau 30 tuần, sau 54 tuần và tỉ lệ nhập viện của bệnh nhân.
Thuốc ức chế bơm proton có nguy cơ làm giảm hiệu quả điều trị thuốc trị hội chứng ruột kích thích.
Kết quả cho thấy, nhóm sử dụng PPI có tỉ lệ bệnh thuyên giảm sau 30 tuầ là 30% so với nhóm không dùng PPI là 49%, sau 54 tuần cho kết quả tương tự. Ngoài ra, nhóm sử dụng PPI cũng có tỉ lệ nhập viện cao hơn (15% so với 8%). Tần suất gặp tác dụng không mong muốn ở hai nhóm là tương đương nhau. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy thuốc PPI có thể đã làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị của thuốc infliximab.
Tuy nhiên các tác giả nghiên cứu cũng cho rằng cần có thêm các nghiên cứu khác sâu hơn trước khi đưa ra khẳng định PPI gây giảm hiệu quả điều trị của infliximab cho IBD.
Thuốc không dùng khi đường tiêu hóa “trục trặc”
Các vấn đề thông thường xảy ra ở đường tiêu hóa như: buồn nôn, nôn; khó nuốt hay đau bụng… Những người hay gặp một trong các tình trạng này cần lưu ý khi dùng một số thuốc sau.
Buồn nôn và nôn kèm theo thay đổi hành vi
Buồn nôn và nôn là triệu chứng rất thường gặp, gây phiền toái cho người bệnh. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân gây nôn như do chuyển động (say tàu xe) và không do chuyển động (bệnh lý). Tuy nhiên, đối với triệu chứng buồn nôn và nôn không do chuyển động cần chú ý.
Một nguyên nhân phổ biến của nôn không liên quan đến chuyển động là viêm dạ dày – ruột do virus, tổn thương dạ dày, thực quản, loét đường ruột, các khối u dạ dày, thực quản… Nhưng khi có triệu chứng buồn nôn, nôn kèm theo những thay đổi về hành vi thì không được dùng các sản phẩm có chứa salicylate như: aspirin, magiê salicylate hay subsalicylate bismuth…
Cảnh báo này được đưa vào để ngăn chặn sự xuất hiện của hội chứng Reye. Hiện nguyên nhân của hội chứng Reye vẫn chưa được biết, nhưng nó gắn liền với việc sử dụng aspirin hoặc salicylat cho t.rẻ e.m bị bệnh thủy đậu hoặc cúm. Các triệu chứng thường bắt đầu với buồn nôn và nôn, tiếp theo là hành vi kích thích, tiêu cực và hiếu chiến. Các triệu chứng khác bao gồm lú lẫn, hôn mê, thay đổi tâm thần, động kinh…
Hiện một hoặc nhiều thành phần trong nhóm này có thể được tìm thấy trong các thuốc giảm đau (trị đau nửa đầu, đau dạ dày, giảm cảm giác khó chịu ở dạ dày…). Vì vậy, cần lưu ý đọc kỹ thành phần của thuốc để tránh dùng.
Đau bụng
Đau bụng cũng là vấn đề rất thường gặp và cũng có rất nhiều nguyên nhân gây đau bụng. Ví dụ như táo bón hoặc không dung nạp lactose hoặc nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm dạ dày – ruột do virus, hội chứng ruột kích thích (IBS), ngộ độc thực phẩm, viêm ruột thừa, tắc ruột, ung thư ruột, thiếu m.áu, sỏi thận, viêm tụy, hoặc loét…
Khi bị đau bụng không tự ý sử dụng thuốc.
Không được dùng cho bệnh nhân có triệu chứng đau bụng các thuốc nhuận tràng và tất cả các thuốc ức chế bơm proton (PPI). Đau bụng là những triệu chứng có thể có của viêm ruột thừa, có thể bị nhầm lẫn với đau bụng liên quan đến táo bón không biến chứng. Sử dụng thuốc nhuận tràng ở bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp tính có thể dẫn đến vỡ ruột thừa.
Bên cạnh đó, các thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin, ibuprofen, naproxen cũng không được dùng cho bệnh nhân có triệu chứng này, mà cụ thể là bệnh nhân bị đau bụng có nguyên nhân bị đau – loét dạ dày. Nếu dùng, bệnh sẽ trầm trọng làm xuất huyết dạ dày… nguy hiểm tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Vì vậy, khi có triệu chứng đau bụng, người bệnh cần đi khám bệnh để tìm nguyên nhân gây đau bụng, tránh tự ý dùng thuốc không đúng sẽ gây hại, thậm chí nghiêm trọng gây nguy hiểm đến tính mạng.
Rối loạn nuốt
Rối loạn nuốt (nuốt khó) thường xảy ra ở người bệnh Parkinson, đột quỵ, chấn thương sọ não, ung thư đầu, cổ, hoặc thực quản… Một số sản phẩm thuốc (thậm chí thuốc không cần kê đơn) có thể mang cảnh báo “chống chỉ định” (không được dùng) cho bệnh nhân có vấn đề trong việc nuốt này vì có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Ví dụ như các thuốc nhuận tràng (citrucel, metamucil) có chứa dầu.
Người bệnh khó nuốt sẽ vô tình hít phải dầu có trong thuốc gây viêm phổi, thâm nhiễm đáy phổi, xơ phổi và có thể dẫn đến ung thư phổi. Hơn nữa, khi khó nuốt, viên thuốc có thể bị mắc lại ở thực quản, trương lên và có thể gây ngạt thở cho người bệnh.
Thuốc naproxen cũng cảnh báo bệnh nhân không sử dụng nếu có khó nuốt. Trong mọi trường hợp uống thuốc nếu thấy bị mắc kẹt trong cổ họng cần phải có sự hỗ trợ của y tế ngay lập tức.
Đối với người bệnh có khó khăn khi nuốt hoặc đau khi nuốt cũng không tự ý sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPI). Khi dùng phải có sự giám sát của bác sĩ, tránh viên thuốc mắc kẹt tại cổ họng gây hại…