Tiềm năng của probiotics trong điều trị COVID-19

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Anh về vai trò của probiotics trong việc duy trì một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh nhằm làm giảm tác động của nhiễm virus.

Probiotics được biết đến là một chế phẩm sinh học bao gồm các vi sinh vật sống không gây bệnh mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau. Chúng bao gồm các khuẩn Lactobacillus và Bifidobacterium, thường có trong thực phẩm lên men, thực phẩm được chế biến theo kiểu truyền thống. Những vi khuẩn này khôi phục sự cân bằng của vi sinh vật trong đường ruột và có thể t.iêu d.iệt virus trong n.hiễm t.rùng đường hô hấp, cũng như ức chế sự liên kết của virus với thụ thể tế bào chủ.

Bệnh nhân mắc COVID-19 cũng có các triệu chứng liên quan đến loạn khuẩn đường ruột, dẫn đến sự gia tăng vi khuẩn gây bệnh trong ruột. Cùng với lượng virus tăng cao quá mức trong niêm mạc sẽ phá vỡ chức năng rào cản của biểu mô ruột, gây bệnh mạn tính. Probiotics có khả năng điều chỉnh chứng loạn khuẩn đồng thời giảm tải lượng virus và các viêm nhiễm.

Theo các nhà nghiên cứu: Probiotic có thể cản trở quá trình hấp phụ bằng cách liên kết trực tiếp với vius và ức chế sự xâm nhập vào tế bào biểu mô. Sự liên kết của probiotic với bề mặt biểu mô có thể gây ra cản trở và ngăn chặn sự gắn kết của virus với thụ thể của tế bào chủ. Probiotic cũng giải phóng các chất kháng khuẩn (như vi khuẩn, chất hoạt động bề mặt, axit lactic, hydro peroxit, oxit nitric, axit hữu cơ) và chất nhầy ruột từ các tế bào niêm mạc, giúp ức chế hiệu quả sự sinh sôi của virus.

Tiềm năng của probiotics trong điều trị COVID-19

Probiotic hỗ trợ điều trị COVID-19.

Theo các nhà nghiên cứu, việc bổ sung probiotics trong điều trị cho bệnh nhân COVID-19 có thể mang lại những lợi ích: Giảm nguy cơ n.hiễm t.rùng đường hô hấp bằng cách liên kết với virus hoặc với chính bề mặt biểu mô.

Điều này ngăn cản sự gắn kết của virus vào các thụ thể của tế bào biểu mô; giúp cải thiện chức năng của hàng rào biểu mô ruột và điều chỉnh chứng loạn khuẩn, cùng với việc giải phóng nhiều peptid và các phân tử khác có thể ngăn chặn sự nhân lên của virus; giúp điều chỉnh các cytokine liên quan đến các ca bệnh nặng và nguy kịch, và cân bằng các phản ứng Th1/Th2. Cùng với các tác động khác đối với các phản ứng miễn dịch, giúp đẩy mạnh kích hoạt miễn dịch tế bào và các phản ứng kháng thể đặc hiệu chống lại virus.

Hoạt động chống oxy hóa mạnh mẽ của probiotic dẫn đến việc trung hòa các gốc tự do, làm giảm tổn thương cơ quan. Phát hiện mới về lợi ích của probiotic giúp mở ra một hướng đi mới trong hỗ trợ điều trị COVID-19.

Ăn uống mất vệ sinh có thế khiến bạn đối mặt với loại virus nguy hiểm này

Viêm gan A là một bệnh lý gan mật rất nhiều người mắc nhưng lại ít được biết đến hơn so với bệnh viêm gan virus B, C.

Viêm gan A có lây không?

Viêm gan virus A được y học nhận định là tình trạng lá gan bị viêm do virus HAV tấn công và gây nên. Người mắc viêm gan A có thể đang sinh hoạt bình thường, cuộc sống rất khỏe mạnh, ăn uống ngon miệng nhưng bỗng dưng lại thấy mệt mỏi, vàng da, tiêu chảy, đau bụng… là những dấu hiệu điển hình của bệnh gan nói chung và bệnh viêm gan A nói riêng.

Tiềm năng của probiotics trong điều trị COVID-19

Bên cạnh đó, người nhiễm virus viêm gan A còn có những triệu chứng khác dễ nhận thấy như buồn nôn và nôn, đau tức hạ sườn phải, đi phân lỏng có màu bạc xỉn….

Theo các chuyên gia, viêm gan A hoàn toàn có thể lây nhiễm và bùng phát thành một bệnh dịch trên diện rộng. Tuy nhiên, khác với căn bệnh viêm gan virus B và C, bệnh viêm gan A rất hiếm khi lây truyền qua đường m.áu mà chủ yếu là lây truyền qua đường ăn uống, tiêu hóa. Những con đường lây truyền cụ thể là:

– Uống nước không đảm bảo vệ sinh, ăn phải thực phẩm bẩn, có chứa virus viêm gan A.

– Sử dụng chung các đồ dùng cá nhân (như nước uống, khăn mặt, bàn chải…), ăn hoặc uống chung các loại đồ ăn thức uống với những người mắc bệnh viêm gan A.

– Viêm gan A cũng có thể lây qua đường t.ình d.ục, cụ thể là tiếp xúc với h.ậu m.ôn của người mắc bệnh.

Cách phòng ngừa lây nhiễm viêm gan A

Những người nhiễm virus viêm gan A thường không có dấu hiệu rõ rệt, không biết mình mắc bệnh nên rất dễ lây truyền cho người khác. Một người đã nhiễm virus viêm gan A không rửa tay sau khi đi vệ sinh mà bắt tay hoặc bốc thức ăn cho người khác cũng sẽ khiến bệnh lây lan nhanh. Hoặc nếu sống trong môi trường ô nhiễm, ăn uống các loại thức ăn tươi sống có chứa virus viêm gan A thì cũng dễ bị lây nhiễm căn bệnh này.

Tiềm năng của probiotics trong điều trị COVID-19

Nên ăn chín uống sôi, tránh các đồ ăn tái sống, ăn uống đảm bảo vệ sinh sạch sẽ

Do vậy, dựa vào các con đường lây truyền trên, để phòng chống nhiễm bệnh, cần phải đặc biệt lưu ý đến vệ sinh trong ăn uống. Nên ăn chín uống sôi, tránh các đồ ăn tái sống, ăn uống đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, hạn chế tối đa tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Bên cạnh đó, cần có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều rau xanh, hạn chế rượu bia, t.huốc l.á, có chế độ sinh hoạt phù hợp, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, ngủ đủ 8 tiếng, tập thể dục thể thao tăng cường sức khỏe. Điều này không những phòng tránh được bệnh viêm gan A mà còn giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, tránh xa bệnh tật.

Cuối cùng, bạn nên đi tiêm phòng vắc xin viêm gan A tại các cơ sở y tế uy tín, đây là cách phòng tránh viêm gan A tốt nhất và hiệu quả nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *