Từ lâu, trứng vịt lộn đã được coi là món ăn ngon, thuốc bổ quý. Tuy nhiên, việc ăn nhiều trứng vịt lộn, có thể sẽ khiến cho nguy cơ mắc các bệnh vàng da, cao huyết áp, gan nhiễm mỡ… cao hơn.
Ảnh minh họa
Từ lâu, trứng vịt lộn đã được nhân dân ta và một số nước Châu Á coi là món ăn ngon, thuốc bổ quý. Để tạo nên công dụng này phải có gia vị kèm theo là rau răm tươi và gừng tươi thái chỉ, ăn với trứng vịt lộn vừa luộc xong còn nóng, chấm với chút muối rang cho vừa miệng.
Tuy nhiên việc ăn quá nhiều, trứng vịt lộn sẽ có thể khiến cho “lợi” vô tình biến thành “hại”.
1. Dư thừa hàm lượng cholesterol xấu
Bên cạnh các dưỡng chất như protein, lipid, canxi, photpho,… một quả trứng vịt lộn còn chứa tới 600 mg cholesterol – cao gần gấp 3 lần 1 quả trứng gà.
Điều đó có nghĩa là nếu ăn hàng ngày, nó sẽ dễ gây ra các bệnh như huyết áp cao, tiểu đường, gan nhiễm mỡ… do dư thừa lượng cholesterol. Đặc biệt, người đang mắc các bệnh này dễ bị nặng hơn, tăng nguy cơ đột quỵ.
Với t.rẻ e.m, hàm lượng dinh dưỡng dồi dào trong trứng dễ dẫn đến chứng đầy bụng, khó tiêu. Trẻ dưới 5 t.uổi càng khó tiêu hơn nữa. Việc này dẫn đến trẻ biếng ăn, do lúc nào bụng cũng ở trong trạng thái lưng lửng.
Nhiều chuyên gia dĩnh dưỡng khuyên rằng với người trưởng thành, một tuần cũng chỉ nên ăn 2 quả. Còn với trẻ từ 5 t.uổi trở lên cũng chỉ nên ăn 1/2 quả mỗi lần, mỗi tuần từ 1-2 lần là đủ.
2. Dư thừa vitamin A
Trứng vịt lộn có khá nhiều vitamin A, nên nếu ăn thường xuyên dễ dẫn đến thừa loại vitamin này với các biểu hiện như mệt mỏi, đau đầu, khô da…
Lưu ý, không nên ăn trứng vịt lộn vào buổi tối, dễ gây cảm giác ấm ách, khó ngủ. Do đó, loại trứng này chỉ thích hợp ăn vào buổi sáng.
Khi ăn, bạn nhớ ăn kèm thêm rau răm với gừng. Gừng sẽ giúp kích thích tiêu hóa, còn rau răm thì làm ấm bụng. Tuy nhiên, nếu đang mang thai ở 3 tháng đầu, bạn nên hạn chế ăn rau răm vì có thể gây ra hiện tượng bong, sảy thai.
3. Ảnh hưởng đến sinh lý
Bản thân trứng vịt lộn không làm ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của người ăn nhưng nếu ăn nhiều trứng vịt lộn cũng có nghĩa bạn đã tiêu thụ nhiều rau răm – loại gia vị được cho rằng làm suy yếu khả năng sinh lý của quý ông.
Đông y cho rằng ăn nhiều rau răm sẽ sinh nóng rét, giảm khả năng t.ình d.ục của nam giới.
Nhiều người nghĩ rằng thực phẩm bổ dưỡng càng ăn sẽ càng có lợi cho sức khỏe, thế nhưng, thực sự thì bất cứ cái gì cũng vậy, nếu lạm dụng nó sẽ gây tác dụng ngược.
Dầu ăn thực vật có tác dụng ức chế hấp thụ cholesterol xấu
Dầu ăn và món chiên xào vẫn thường bị gắn “mác” không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, có khá nhiều loại dầu thực vật khác nhau được dùng trong nấu ăn như dầu hướng dương, dầu đậu phộng, dầu ô liu… và chúng đều tốt cho sức khỏe.
Dưới đầy là 9 tác dụng không ngờ của dầu ăn thực vật.
1. Xây dựng cấu trúc cơ thể
Chất béo có vai trò thiết yếu đối với cơ thể, nó đóng vai trò cung cấp năng lượng, đảm bảo các các hoạt động chuyển hóa trong tế bào được diễn ra trơn tru, tham gia vào việc xây dựng cấu trúc của cơ thể: cấu tạo màng tế bào, hỗ trợ sự phát triển của trí não, xương, thị giác, hệ miễn dịch…
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi người trưởng thành nên tiêu thụ khoảng 14g chất béo/ngày.
Dầu thực vật là loại chất béo được chiết xuất từ các loại hạt và quả của cây, được xem là nguồn chất béo lành mạnh vì có sự cân bằng các axit béo và không cholesterol.
2. Cung cấp năng lượng chất lượng
Carbonhydrate, đạm và chất béo là ba nhóm dưỡng chất có vai trò thiết yếu để duy trì sự sống.
Trong khi 1g đường hoặc đạm chỉ cung cấp 4kcal thì chất béo lại có thể mang đến 9kcal. Như vậy, chỉ với 1 lượng nhỏ chất béo chúng ta vẫn có thể được nạp được một lượng lớn năng lượng cho cơ thể.
Có khá nhiều loại dầu thực vật khác nhau được dùng trong nấu ăn như dầu hướng dương, dầu đậu phộng, dầu ô liu… và chúng đều tốt cho sức khỏe. Ảnh LĐO
3. Cung cấp axit béo thiết yếu
Omega 3, omega 6 có trong dầu thực vật là nguồn axit béo mà cơ thể không tự tổng hợp được. Nhóm axit béo này có chức năng duy trì các hoạt động sống của cơ thể. Sự thiếu hụt bất kỳ dưỡng chất nào cũng sẽ gây rối loạn phát triển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
4. Ức chế việc hấp thụ Cholesterol xấu
Có hai loại cholesterol là cholesterol xấu và cholesterol tốt. Đây là một thành phần quan trọng trong cơ thể người. Tuy nhiên, việc hấp thụ quá nhiều cholesterol xấu sẽ gia tăng nguy cơ mắc phải các bệnh do thói quen sinh hoạt như xơ vữa động mạch, cao huyết áp…
Trong dầu thực vật rất giàu hàm lượng chất xơ thực vật, là thành phần có khả năng ức chế hấp thụ cholesterol xấu này.
5. Tăng cường hấp thụ các Vitamin tan trong dầu
Vì Vitamin A, D, E có nhiều trong rau là các Vitamin hòa tan trong dầu, nên khi chúng ta ăn cùng những món ăn sử dụng dầu sẽ giúp tăng cường hiệu quả hấp thụ.
6. Ngăn chặn sự phá hủy Vitamin C
Vitamin C cực kỳ nhạy cảm với nhiệt, tuy nhiên đối với những món ăn sử dụng dầu, thời gian nấu nướng sẽ được rút ngắn, vì vậy sẽ giúp hạn chế sự phá hủy Vitamin C tốt hơn.
7. Hạn chế tiêu hao Vitamin B1
Việc chuyển hóa năng lượng từ nguồn chất béo sẽ giúp tiết kiệm hàm lượng Vitamin B1 cho cơ thể hơn so với từ nguồn Carbonhydrat.
Mặt khác, loại vitamin thiết yếu này cơ thể không tự tổng hợp được, nên phải bổ sung thông qua việc ăn uống. Thế nhưng, Vitamin B1 bị hòa tan trong nước, nên khi chế biến các loại thực phẩm có chứa vitamin này thì chúng ta nên xào thay vì luộc. Điều này sẽ giúp giữ lại lượng Vitamin B1 tốt hơn.
8. Bổ sung Vitamin E tự nhiên
Vitamin E được mệnh danh là “Vitamin trẻ hóa” vì giúp ngăn ngừa quá trình oxy hóa chất béo trong cơ thể và ức chế việc sản xuất các gốc oxy hóa tự do, nguyên nhân chính gây ra lão hóa.
9. Cắt giảm lượng muối hấp thụ
Vì dầu ăn giúp bật dậy hương vị nguyên liệu khi nấu nướng nên dù chỉ dùng ít gia vị hay muối, món ăn đã thơm ngon, đậm đà. Nhờ vậy, chúng ta có thể giảm lượng muối và gia vị hấp thụ vào cơ thể.